Powered by Techcity

Kiến nghị nhiều giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội

Tại phiên thảo luận ở Tổ về kinh tế-xã hội sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội trong thời gian tới.

Quang cảnh buổi họp tại tổ, sáng 24/10 của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Điện Biên, Bình Định, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tránh lãng phí nguồn lực tài chính công

Liên quan kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) đánh giá cao những chính sách được áp dụng kịp thời trong thời gian qua đã được cộng đồng doanh nghiệp và người dân đón nhận như những giải pháp tích cực cho việc hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

Một loạt chính sách như cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, nhất là thuế giá trị gia tăng (VAT) được đồng loạt triển khai thực hiện đã góp phần cổ vũ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước đưa nền kinh tế phục hồi và khởi sắc.

Các chính sách này vẫn đang tiếp tục được áp dụng và kéo dài đến hết ngày 31/12/2023 theo Nghị quyết số 101/2023/QH15. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số chính sách chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng như chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn đầu tư phát triển của Chương trình, cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, cho vay phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo báo cáo tính đến ngày 30/9/2023, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình ước đạt 50.739 tỷ đồng, tương đương 28,9% kế hoạch vốn được giao, trong khi thời gian còn lại để thực hiện Chương trình chỉ còn chưa đến 3 tháng.

Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên ) phát biểu tại buổi họp tổ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đối với những chính sách mà việc triển khai chưa hiệu quả, kết quả chưa đạt so với kế hoạch đặt ra, giải ngân chậm trễ, đại biểu cho rằng cần phải có sự phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm từ khâu nắm bắt tình hình; cho đến khâu nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp ra quyết định và thực thi chính sách; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Nếu cần thiết, phải làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị, cá nhân để bảo đảm nguồn lực tài chính công được sử dụng một cách kịp thời, tiết kiệm, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực tài chính công đang rất hạn chế, lại càng eo hẹp hơn do suy giảm kinh tế, suy giảm nguồn thu do đại dịch.

Việc để nguồn vốn không thể giải ngân và cũng chậm đề xuất, kiến nghị với Quốc hội để chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu khác là vấn đề cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc.

Đại biểu cũng đồng tình việc sử dụng 2.920,7 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động để phân bổ cho 5 dự án của ngành y tế, vì đây thực sự là các dự án đầu tư lĩnh vực y tế cấp bách, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến…

Cần giải pháp nhanh, triệt để xử lý nợ xấu

Cơ bản đồng tình với những kết quả nổi bật trong các báo cáo về phát triển kinh tế-xã hội, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nêu vấn đề cần lưu ý là nợ xấu ngân hàng đang cao và sẽ tiếp tục gia tăng, phản ánh sức khỏe nền kinh tế.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội, tính đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 6,16% so với tổng dư nợ tín dụng.

Nếu loại trừ các ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt và thêm Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân, tỷ lệ này là 2,86%. Đáng quan ngại, nếu cập nhật tới ngày 31/8, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tiếp tục tăng lên mức gần 8%, mà nguyên nhân chính là do nợ xấu của ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tăng vọt.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng chỉ rõ con số này sẽ tiếp tục tăng nữa, đặc biệt khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) và Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hạn khoanh, giãn, hoãn. Điều này lý giải một phần tại sao tín dụng ngân hàng 9 tháng đầu năm nay tăng chậm.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam (Thừa Thiên Huế) phát biểu tại buổi họp tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Cũng bày tỏ lo ngại về tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, đại biểu Nguyễn Hải Nam (Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa qua, nhiều doanh nghiệp gặp tình trạng thua lỗ, kéo dài và nguồn vốn rất khó khăn, trong khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khoảng 3,6%, trong những tháng gần đây tăng đột biến.

Ngoài ra, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo như báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là rất chậm. Do vậy, đại biểu cho rằng cần phải có giải pháp nhanh, triệt để và kịp thời vì để nợ xấu càng lâu thì lãi dự thu càng nhiều, tạo gánh nặng cho nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực.

Đánh giá tình hình sát hơn, cụ thể hơn để quyết tâm thực hiện

Phát biểu thảo luận tại Tổ 13, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, qua 9 tháng năm 2023 đã đạt được 10/15 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội. Đại biểu cho rằng, trong số này có những chỉ tiêu rất quan trọng liên quan đến an sinh xã hội đã đạt và vượt, nhận được sự đồng tình của cử tri, nhân dân.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã tháo gỡ được nhiều chính sách nhằm tạo cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ được những bất cập, khó khăn đối với người dân. Nữ đại biểu Đoàn Đắk Lắk lấy thí dụ việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế đã được Chính phủ ban hành nhiều nghị định, quy định, thông tư để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Từ đó giúp các địa phương bảo đảm nguồn thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.

“Điều này phần nào phản ánh việc Chính phủ đã kịp thời nắm tình hình mà cử tri phản ánh”, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt nhấn mạnh.

Đại biểu phân tích thêm, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách khác như việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho người dân, góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy việc làm cho người lao động.

Từ những phân tích trên, đại biểu Thu Nguyệt bày tỏ mong muốn những tháng còn lại của năm 2023, Chính phủ có nghiên cứu, xem xét, dự báo, đánh giá tình hình sát hơn, cụ thể hơn để quyết tâm thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) phát biểu tại buổi họp tổ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) nêu rõ,cử tri và nhân dân cả nước đánh giá rất cao sự đổi mới sáng tạo và những quyết sách kịp thời hiệu quả mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bám sát thực tiễn, lắng nghe ý kiến phản ánh, góp ý của các địa phương, nhân dân, các tổ chức, chuyên gia tư vấn, nhà khoa học, doanh nghiệp, các cử tri để tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực.

Trên cơ sở kết quả của 9 tháng, ước cả năm 2023 phấn đấu có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó nổi bật là có thể hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội.

Bên cạnh kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm…, điểm sáng nền tảng nhất là về đầu tư công khi đã triển khai, hoàn thành một số công trình hạ tầng trọng điểm quan trọng, như các cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn, Mai Sơn-Quốc lộ 45, Cam Lộ-La Sơn, Trung Lương-Mỹ Thuận, Vân Đồn-Móng Cái…, qua đó giúp năng lực vận chuyển được cải thiện, giảm chi phí logistics vốn là trở ngại lớn đã tồn tại trong nhiều năm.

Một điểm sáng quan trọng nữa là về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Chín tháng qua, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Số dự án đầu tư mới tăng mạnh, phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Đại biểu nhấn mạnh đây là động lực rất lớn đóng góp cho tăng trưởng không chỉ năm nay mà cả những năm tiếp theo.

Đáng chú ý, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng có tính lịch sử, tạo thời cơ, vận hội mới, để phát triển đất nước và nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Do đó, đại biểu đề nghị, Chính phủ và Bộ Ngoại giao cần quan tâm và hỗ trợ nâng cao vai trò, nhiệm vụ của đối ngoại địa phương trong giai đoạn phát triển mới, nhất là vị trí tiên phong của đối ngoại địa phương trong tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác; huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị thế, uy tín của các địa phương trong hội nhập quốc tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ quản lý và phát triển kinh tế-xã hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần hết sức cân nhắc, nghiên cứu thận trọng... Chiều 14/10, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Trong phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật...

Kiến nghị bỏ quy định bắt buộc mua bảo hiểm xe máy

Đó là kiến nghị của cử tri TP.HCM trong văn bản gửi Ban dân nguyện của Quốc hội. Cũng về vấn đề này, cử tri Quảng Trị, Lạng Sơn,… đề nghị giảm thủ tục trả bồi thường và kiểm soát việc bán bảo hiểm xe máy tràn lan. Kiến nghị mua bảo hiểm xe máy không nên bắt buộc, chỉ tự nguyện Theo kiến nghị của cử tri TP.HCM, bảo hiểm xe máy vẫn là giấy tờ bắt buộc cần có...

Cẩm Phả: Nỗ lực giải quyết kiến nghị của cử tri

Với sự chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, những năm qua công tác giải quyết kiến nghị cử tri của TP Cẩm Phả luôn được quan tâm, giải quyết kịp thời. Cử tri phường Quang Hanh kiến nghị Dự án khu đô thị Km8 của Tập đoàn Đầu tư Quảng Ninh triển khai mấy năm nay, một số hộ dân thuộc dự án đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa được cấp điện,...

Tranh thủ thời cơ, hoàn thành thắng lợi mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Sáng 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia...; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới… Phát biểu ý kiến...

Tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa việc cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Sáng 22/8, tiếp theo Chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại Nhà Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất