Powered by Techcity

Kiên định với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

Năm 2023, tình hình trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức. Với sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt, chủ động, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ninh đã kịp thời vượt qua trở ngại, thách thức, tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đạt được kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhận Cúp và Chứng nhận dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Ảnh: Song Hà
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhận Cúp và Chứng nhận dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Ảnh: Song Hà

Đột phá để bứt phá

Năm 2023, Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thử thách. Tỉnh phải triển khai khối lượng công việc rất lớn trong điều kiện tiếp tục tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế trước đây theo các kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán và chưa kiện toàn đủ lãnh đạo chủ chốt của UBND tỉnh; vừa phải tập trung, quyết liệt bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, thực tiễn địa phương, tiếp tục cụ thể hóa sáng tạo, đồng bộ Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.

Sớm nhận diện những khó khăn, đồng thời kế thừa và phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong những năm qua, với quyết tâm thực hiện cao nhất mục tiêu đề ra, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tham mưu nhiều giải pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy các lĩnh vực thế mạnh của địa phương; ban hành nhiều quy định, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các vấn đề tồn tại nhiều năm. Tỉnh cũng đã chỉ đạo các cơ quan, địa phương vừa làm tốt nhiệm vụ thường xuyên, vừa xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh và các nhiệm vụ tồn đọng, bảo đảm thích ứng với bối cảnh mới.

Công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh. (Trong ảnh: Tập đoàn Foxconn sản xuất màn hình tivi tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên). Ảnh: Đỗ Phương)
Công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh. (Trong ảnh: Tập đoàn Foxconn sản xuất màn hình tivi tại KCN Đông Mai (TX Quảng Yên). Ảnh: Đỗ Phương)

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế phù hợp với bối cảnh mới, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đầu tư công và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, đúng hướng, nắm bắt được xu thế, tận dụng được vị trí địa chiến lược, lợi thế vượt trội, đi trước một bước của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại chủ yếu bằng nguồn lực xã hội hóa dựa trên nguyên tắc “Đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược của Đại hội XV đưa kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, hoàn thành và vượt 12/12 chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2023; giữ đà phát triển kinh tế 2 con số liên tục trong 9 năm liên tiếp (2015-2023).

GRDP năm 2023 tăng 11,03%, gấp đôi bình quân chung cả nước, đứng thứ nhất các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 3 cả nước. Quy mô nền kinh tế đạt trên 310.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2020. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 55.600 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Tạo đột phá trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3,1 tỷ USD; gấp 3,1 lần kế hoạch năm, đứng đầu cả nước.

Tỉnh tiếp tục tạo đột phá về chất lượng cải cách hành chính, phát triển cân đối giữa các vùng miền, nâng cao mức sống và chất lượng sống nhân dân; tạo chuyển biến lớn trong phát triển văn hóa – xã hội, con người, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, hoàn thành nhiều mục tiêu của cả giai đoạn 2020-2025. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt trên 9.500 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020; tạo ra hơn 21.000 việc làm tăng thêm.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành phê duyệt kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh. Tỉnh tiếp tục giữ vững vị trí là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Đông đảo nhân dân xã Đại Dực chào đón Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Ảnh: Thu Chung
Đông đảo nhân dân xã Đại Dực chào đón Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Ảnh: Thu Chung

Động lực 2024

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. Tỉnh đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức dự báo có thể nhiều hơn, nhất là yếu tố đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP bền vững trên 10% đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 khi quy mô nền kinh tế hết năm 2023 đã ở mức cao.

Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tiếp tục giữ vững 2 con số, đạt trên 10%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 55.600 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI ít nhất 3 tỷ USD; phát triển mới ít nhất 2.000 doanh nghiệp. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 73%. Giữ vững vị trí nhóm đứng đầu cả nước về các Chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI.

Cùng với đó, tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 87%; tạo ra ít nhất 30.000 việc làm tăng thêm. Toàn tỉnh có trên 91% trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có trên 21% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2); đạt 57,2 giường bệnh/1 vạn dân; 15 bác sĩ/1 vạn dân; tỷ lệ tham gia BHYT đạt trên 95,5% dân số. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo và giảm 50% hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 98,3%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh đạt trên 99,9%…

Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh liên tục bám sát để phân tích, dự báo tình hình và từ đó chủ động đưa ra những kịch bản ứng phó phù hợp, tránh bị động, bất ngờ. Ngay từ cuối năm 2023, trên cơ sở thực hiện nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ đạo, điều hành, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế, chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị. Kịch bản tăng trưởng kinh tế được xây dựng cụ thể đến từng quý, đồng thời xác định rõ các nhân tố tăng trưởng, các nhóm nhiệm vụ trọng tâm thực hiện.

Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2024, các cấp, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị trong toàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, với quyết tâm chính trị cao nhất, tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và chủ đề công tác năm.

Tin tưởng rằng, với những quyết sách kịp thời, cùng sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, nhân dân trong toàn tỉnh, chúng ta sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo đà cho năm 2025, góp phần bảo đảm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ; hướng tới xây dựng Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.




Phạm Tuấn Đạt, Chủ tịch Uông bí

Chủ tịch UBND TP Uông Bí Phạm Tuấn Đạt:

Giữ vững sự đoàn kết, chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ

Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Đánh giá đúng tầm quan trọng, dự báo khách quan tình hình, thấy rõ thuận lợi và khó khăn, kế thừa kết quả và kinh nghiệm của năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố xác định chủ đề công tác năm 2024 là: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh; triển khai quy hoạch, thúc đẩy đầu tư” và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Theo đó, thành phố phấn đấu đạt và vượt 17/17 chỉ tiêu về xây dựng Đảng, kinh tế, xã hội, môi trường, chú trọng các chỉ tiêu như: tổng sản phẩm bình quân đầu người đến cuối năm 2024 đạt 11.000 USD/người/năm; xoá hộ nghèo, phấn đấu xoá hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025; giải quyết việc làm đạt 3.600 lượt lao động trở lên; tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 99,3% trở lên; tỷ lệ dân cư khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh duy trì đạt 100%…




Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cái Chiên (huyện Hải Hà) Nguyễn Văn Đông

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cái Chiên (huyện Hải Hà) Nguyễn Văn Đông:

Phát huy tiềm năng, thế mạnh từ biển đảo để nâng cao đời sống nhân dân

Những năm gần đây, nhất là kể từ khi có điện lưới, xã đảo Cái Chiên đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “dịch vụ, du lịch – nông, lâm, ngư nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng”. Nắm bắt cơ hội, đã có trên 50 hộ dân đầu tư, xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, homestay để phục vụ du khách. Vào mùa du lịch hè, các phòng nghỉ đều kín khách đã mang lại thu nhập cho người dân.

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, người dân cũng thay đổi tư duy, mạnh dạn ứng dụng KHCN và đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển các trang trại nuôi gia cầm; khu nuôi trồng thuỷ sản với quy mô tập trung để cung cấp thực phẩm cho khách du lịch đến với đảo. Nhờ đó đời sống người dân ngày một ấm no, trên địa bàn xã hiện không còn hộ nghèo và cận nghèo. Cơ sở hạ tầng ở trên đảo như đường giao thông, trạm y tế, trường học cũng được Nhà nước đầu tư khang trang, thuận tiện. Vì vậy người dân ngày càng gắn bó với đảo hơn.

Năm 2024, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động phát huy nội lực của người dân để phát triển KT-XH vững chắc trên địa bàn.




Bà Phương Thị So - Bí thư Chi bộ, Trưởng khu Chang Nà, Thị trấn Bình Liêu

Bí thư Chi bộ, Trưởng khu Chang Nà, thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu) Phương Thị So:

Quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân

Thời gian qua huyện Bình Liêu đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, có cơ chế, chính sách, dành nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Điển hình như xây trường học, xóa nhà tạm, nhà dột nát, đường giao thông, cống hộp vượt lũ… góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền ngược.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, các giá trị văn hóa ngày càng được giữ gìn, phát huy. Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, cùng chung sức xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển.




Bà Phạm Thuý Phượng (khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long)

Bà Phạm Thuý Phượng (khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long):

Chung tay xây dựng môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Bản thân tôi và người dân trong khu phố đều duy trì thường xuyên hoạt động dọn dẹp vệ sinh vào cuối tuần, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, qua đó không chỉ giúp đường phố, vỉa hè sạch sẽ, mà còn tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong nhân dân.

Đặc biệt là trong phong trào “Biến rác thành tiền” do hội phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai đã lan toả đến từng gia đình, không chỉ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, mà điều ý nghĩa hơn khi số tiền thu được từ phong trào đều dùng cho các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng. Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa những thông điệp bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng quê hương ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Bình Liêu quyết tâm bứt phá trong phát triển kinh tế

Năm 2024, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện Bình Liêu đã hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng. Bước vào năm cuối nhiệm kỳ, với nhiều cơ hội đan xen khó khăn, thách thức, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện quyết tâm đoàn kết, đồng lòng, thực hiện chủ đề công tác năm 2025 của tỉnh: “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm...

Định vị thương hiệu riêng cho du lịch Uông Bí

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của tỉnh giai đoạn 2016-2020 đã xác định “Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên” là trung tâm du lịch văn hoá tâm linh, nằm trong 4 trọng tâm phát triển của ngành Du lịch. Từ định hướng đó, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, khai thác tối đa thế mạnh từ nguồn tài nguyên sẵn có, gắn với lợi thế riêng của mình, nhằm tạo sức...

Ngành Du lịch nỗ lực đóng góp lớn tăng trưởng kinh tế

Du lịch được tỉnh Quảng Ninh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của tỉnh. Với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 14% trong năm 2025, ngành Du lịch xác định trọng tâm năm nay là tăng mức chi tiêu bình quân của khách du lịch. Bên cạnh phát huy các thế mạnh sẵn có, du lịch Quảng Ninh tập trung khai thác các dư địa phát triển,...

Cùng tác giả

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Cuộc chiến phòng vé của phim Việt đầu năm 2025

Đầu năm nay, ngay từ những ngày Tết, khán giả đã chứng kiến một cuộc đua khốc liệt của các bộ phim Việt tại phòng vé. Đây là điều mà chỉ cách đây khoảng trên dưới 10 năm, phim Việt chưa từng mơ đến trong cuộc cạnh tranh luôn không cân sức với những bộ phim bom tấn nhập khẩu, đặc biệt là mùa phim Tết. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, cuộc đua không khoan...

Á hậu Hồng Đăng bị biến thái quấy rối trên đường

Hồng Đăng kể khi đang trên đường tới phòng tập, cô bị quấy rối, sau đó cô nhờ người dân trích camera để tìm kiếm thủ phạm. Ngày 23/2, trên trang cá nhân, Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng chia sẻ thông tin cô bị quấy rối trên đường. Theo lời kể của Hồng Đăng, sự việc xảy ra lúc 17h ngày 22/2, sau khi cô xong việc, đi bộ đến phòng tập cách nơi á hậu ở khoảng 5 phút....

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Cùng chuyên mục

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất