Powered by Techcity

Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

Là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng đồng bằng sông Hồng – vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000km2 mặt biển, trên 1.000km2 hải đảo… nhiều năm qua, đi cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, Quảng Ninh luôn triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường (BVMT) biển.

Ngăn chất thải từ bờ

Quảng Ninh có 9/13 địa phương tiếp giáp với biển, bởi vậy Quảng Ninh đã đầu tư mạnh các hệ thống xử lý, ngăn ngừa chất thải từ bờ.

Các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh tích cực đổi mới công nghệ khai thác, triển khai nhiều giải pháp BVMT, hạn chế xả thải vào nguồn nước chảy ra biển. Cụ thể, tại các nhà máy tuyển than đã xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung; đầu tư hệ thống ép bùn, lắng lọc và sử dụng tuần hoàn nước, cơ bản không thải ra môi trường. Các đơn vị khai thác than đều có công trình thu gom nước chảy tràn bề mặt đưa về khu vực xử lý…

Hệ thống xử lý nước thải trong KCN Cảng biển Hải Hà. Ảnh: Hữu Việt
Hệ thống xử lý nước thải trong KCN Cảng biển Hải Hà. Ảnh: Hữu Việt

Cả 6/6 khu công nghiệp có các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và 4/5 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. 100% các khu đô thị mới trên địa bàn có hệ thống xử lý tập trung đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường. Riêng trên địa bàn TP Hạ Long có một số khu đô thị mới, nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử lý cục bộ sau đó đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. Hiện Quảng Ninh đang tiếp tục triển khai thực hiện các dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại Hạ Long, Móng Cái.

Tỉnh đã ban hành danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh năm 2021, định hướng đến năm 2025, trong đó tiếp tục xúc tiến đầu tư dự án thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu vực đô thị tập trung tại Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên, Uông Bí…

Tại khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long, việc giám sát các nguồn thải được tăng cường. Tỉnh đã hoàn thiện lắp đặt thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso của Nhật Bản, thu gom xử lý toàn bộ nước thải phát sinh do khách du lịch và nhân viên quản lý tại đảo Titop, nước thải đạt tiêu chuẩn loại A (QCVN 14:2008) trước khi thải ra Vịnh Hạ Long…

Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long huy động cán bộ, nhân viên tham gia thu gom phao xốp trên vịnh Bái Tử Long. Ảnh: Phạm Tăng
Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long huy động cán bộ, nhân viên tham gia thu gom phao xốp trên vịnh Bái Tử Long. Ảnh: Phạm Tăng

Các đơn vị, doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống thu gom chất thải tại cảng bến neo đậu, như: Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cảng tàu Hòn Gai, Cảng Cô Tô, các điểm tham quan du lịch trên Vịnh Hạ Long…

Hạn chế ô nhiễm từ các hoạt động trên biển

Không chỉ ngăn ngừa chất thải từ bờ gây ô nhiễm môi trường biển, Quảng Ninh còn tăng cường giải pháp hạn chế ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đánh bắt, nuôi trồng, vận tải… trên biển.

Tỉnh đã hoàn thành xây dựng, lồng ghép các phương án BVMT, đa dạng sinh học vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác quản lý, BVMT Vịnh Hạ Long tiếp tục được quan tâm, tăng cường. Từ năm 2018 đến nay, các cơ quan chức năng đã xử lý 3 vụ phá rừng ngập mặn trái pháp luật với 4.050m2, tổng số tiền phạt là 45 triệu đồng; 6 vụ vi phạm môi trường trên biển, xử phạt 170 triệu đồng; đình chỉ có thời hạn 9 tàu du lịch do vi phạm môi trường, giao thông… cưỡng chế di chuyển 22 bè mảng ra khỏi Vịnh Hạ Long…

Nhân viên tàu Công ty CP Du thuyền Đông Dương kiểm tra thiết bị phân ly lọc nước trên tàu. Ảnh: Hoàng Quỳnh
Nhân viên tàu Công ty CP Du thuyền Đông Dương kiểm tra thiết bị phân ly lọc nước trên tàu. Ảnh: Hoàng Quỳnh

Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3739/QĐ-UBND ngày 5/9/2019 “về việc phê duyệt đề cương xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh”; triển khai thực hiện Bộ tiêu chí nhân sinh thái Cánh buồm xanh… Qua đó, các địa phương tích cực giám sát các tàu du lịch và các đơn vị kinh doanh dịch vụ trong việc không sử dụng và bán sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần cho khách du lịch; yêu cầu các tàu du lịch có các giải pháp BVMT như thu gom nước thải, rác thải sinh hoạt từ tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long…

Đến hết tháng 6/2023, tỷ lệ chuyển đổi từ phao xốp sang phao nhựa theo quy chuẩn đối với cơ sở nuôi biển được quy hoạch trên địa bàn đạt 94,02%. Đã có 236 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch, 15 doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kayak, đò chèo tay và 51 doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản ký cam kết không sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng một lần trong các hoạt động dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long. 100% tàu du lịch lắp đặt thiết bị phân ly dầu – nước.

Tại các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long đã tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại các luồng, tuyến, khu vực dịch vụ, chân đảo, bãi cát. Tổng khối lượng rác được thu gom, vận chuyển về bờ đi xử lý từ năm 2018 đến nay khoảng 2.800 tấn.

Chai đựng nước uống bằng thuỷ tinh được các điểm dịch vụ, tàu du lịch sử dụng để hạn chế rác thải nhựa trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: Ngọc Mai
Chai đựng nước uống bằng thuỷ tinh được các điểm dịch vụ, tàu du lịch sử dụng để hạn chế rác thải nhựa trên vịnh Hạ Long. Ảnh: Ngọc Mai

Quảng Ninh còn duy trì công tác giám sát chất lượng môi trường biển; tăng cường quản lý hoạt động các trạm quan trắc môi trường tự động để giám sát các nguồn phát thải, kịp thời cảnh báo hiện tượng ô nhiễm môi trường biển tại các địa phương, doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 trạm giám sát chất lượng môi trường nước biển ven bờ, 5 trạm giám sát chất lượng nước mặt, 76 trạm giám sát nước thải và 1 trạm khí tượng thủy văn.

Mặt khác, tỉnh còn tích cực bảo vệ rừng ngập mặt, đa dạng sinh học biển. Quảng Ninh đã thành lập Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long; thực hiện điều tra, quy hoạch, lập hồ sơ đề nghị công nhận khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR) cho khu đất ngập nước Đồng Rui (huyện Tiên Yên); thực hiện xong việc Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Cô Tô, đảo Trần và 16 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản bảo vệ các loài thủy sản đặc sản (sá sùng, ngán, rươi…). Từ năm 2017-2022, toàn tỉnh trồng mới và trồng bổ sung được 560ha rừng ngập mặn, trở thành địa phương có diện tích trồng rừng ngập mặn lớn nhất khu vực phía Bắc.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cùng các giải pháp đồng bộ, thiết thực; môi trường biển ở Quảng Ninh ngày càng được bảo vệ hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng môi trường chung của tỉnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Làm sạch môi trường biển

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh đã gây hậu quả hết sức nặng nề, trong đó đã tàn phá tan hoang cảnh quan, môi trường với lượng lớn rác từ phao, xốp, bè mảng trôi nổi, tàu thuyền đắm trên biển... Để xử lý triệt để lượng rác thải, những ngày qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nỗ lực thu gom để sớm lấy lại cảnh quan tươi đẹp.  Hưởng ứng chiến dịch...

Huyện Vân Đồn ra quân làm sạch môi trường biển

Để tăng cường đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện trong dịp nghỉ lễ, sáng 30/8, huyện Vân Đồn tiếp tục ra quân làm sạch môi trường biển. Các phòng ban, cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện đã huy động tối đa lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thuỷ sản tham gia...

Chung tay cải thiện môi trường biển để phát triển bền vững

Thời gian qua, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp bảo về môi trường biển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản biển, nhờ đó, ngư trường Quảng Ninh, đặc biệt là khu vực ven bờ dần xuất hiện trở lại những đàn cá tôm, ở một số các vùng cửa biển có thể đón những đàn cá heo, cá voi, rùa biển quý hiếm...  Khoảng 15 giờ ngày 22/9, trong lúc buông câu tại khu vực Hạ Mai...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Prak Sokhonn

Thủ tướng đề nghị Campuchia quan tâm giải quyết vấn đề địa vị pháp lý để người gốc Việt tại Campuchia ổn định cuộc sống, đóng góp cho sự phát triển của Campuchia và quan hệ hữu nghị hai nước. Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai...

Tổng Bí Thư Tô Lâm tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx, Hoa Kỳ

Chiều 25/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Frederick W.Smith, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx (Hoa Kỳ). Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh ông Frederick W.Smith, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng Bí thư chúc mừng Tập đoàn FedEx đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một...

Thủ tướng Chính phủ tặng hoa chúc mừng Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (1955-2025), ngày 25/2, tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vinh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng từ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Trải qua hơn 44 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã vươn mình trở thành bệnh viện tuyến cuối khu vực Đông...

Thủ tướng đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cần sự đoàn kết, tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, hành động quyết liệt. Chiều 25/2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động.” Thủ tướng Chính phủ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống Timor-Leste

Chiều 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Timor-Leste José Ramos-Horta nhân dịp Tổng thống tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Tổng thống đã nhận lời tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc của Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2. Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam...

Cùng chuyên mục

Tân Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng là Tổng Giám đốc Agribank

Ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhiệm kỳ VII. Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết về việc bầu người đại diện tổ chức làm Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhiệm kỳ VII (2020 - 2025). Ông Phạm Toàn Vượng, Thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV), Tổng Giám đốc Agribank được bầu làm Chủ tịch...

Hơn 11 tỉ USD vào ngành bán dẫn Việt Nam

Trong năm 2024, doanh thu ngành bán dẫn Việt Nam đạt 18,7 tỉ USD, nhưng phần lớn lợi nhuận thuộc về các doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 11,6 tỉ USD và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh. Lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn trải qua quá trình vô cùng phức tạp, bao gồm hơn 1.000 công đoạn, sử dụng khoảng 400 loại hóa chất và 50 loại thiết bị chế...

Quấy rối người tiêu dùng phạt 70 triệu, làm lộ thông tin nhạy cảm phạt tới 80 triệu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, Nghị định số 24 tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể, đối với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, sẽ phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối...

Phát triển bền vững ngành hồ tiêu

So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%. Công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận tiêu chuẩn của thị trường thế giới nói chung hứa hẹn một sự quay lại ngành hàng tỷ đô bền vững hơn của hồ tiêu Việt Nam. Địa phương nỗ lực phát triển hồ tiêu bền vững Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ...

Việt Nam thu hút FDI công nghệ cao, năng lượng

Triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục khả quan. Thông tin trên là nhận định của các hiệp hội, tổ chức quốc tế lớn như HSBC, EuroCham, Standard Chartered... Bên cạnh số lượng thì chất lượng dự án đang cải thiện rõ nét nhờ sự chủ động trong chiến lược lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và năng lượng. Chuỗi...

Phát triển nghề nuôi tôm hùm theo hướng bền vững

Từ năm 2015 đến nay, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, thể tích lồng nuôi và sản lượng; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm hiện còn nhiều thách thức, bất cập về quản lý nguồn giống, thức ăn, quản lý vùng nuôi. Đáng chú ý, các hộ nuôi tôm hùm luôn phải đối mặt với thiên tai, dịch...

Làm thế nào tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp?

Tình trạng liên kết yếu và chưa chặt chẽ thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp trong nước vẫn còn thấp. Tỷ lệ nội địa hoá chưa cao Theo Bộ Công Thương, vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu...

Giá vàng mua vào cao hơn bán ra

Sáng nay (25/2), giá vàng trong nước bật tăng trở lại lên mốc 92 triệu đồng/lượng. Điều đặc biệt là mức tăng giá mua vào cao hơn giá bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu… niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 90 - 92 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 400.000 đồng/lượng mua vào, 300.000 đồng/lượng bán ra...

Mở hồ sơ lãi suất huy động sau chỉ đạo ‘nóng’ của Thủ tướng

Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chưa đột biến và cao nhất 7,2% kỳ hạn 24 tháng. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng, trong 6 tuần (từ 6/1-14/2), bảng lãi suất huy động của 36 ngân hàng ghi nhận 7/36 ngân hàng tăng lãi suất, 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, 2 ngân hàng đồng thời tăng và giảm lãi suất ở một số...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất