Powered by Techcity

Kiểm soát chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường

Lạm phát năm 2023 đã được kiểm soát, đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra, là một dấu ấn trong chuỗi thành công của công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ trong nhiều năm trở lại đây. Ðiều này càng trở nên đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt nhiều thách thức khi lạm phát tăng cao.

Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa tại siêu thị Winmart ở quận Sơn Trà, thành phố Ðà Nẵng. (Ảnh TUỆ NGHI)

Năm 2023, tình hình giá cả khá ổn định, không có các cú sốc về giá. Ðáng lưu ý, hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi, nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, hàng hóa, dịch vụ trong nước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, một số mặt hàng đặc thù dịp Tết đã tăng giá.

Giá một số loại hàng hóa tăng nhẹ

Dạo quanh thị trường hoa cây cảnh tại Hà Nội những ngày này, chị Phan Thị Bích Hà (quận Hoàn Kiếm) cho biết, trong mấy ngày còn nắng đẹp, giá cây cảnh và hoa chậu tuy đã giảm nhưng vẫn tăng tới hơn 20% so với năm trước. Các tiểu thương chợ hoa Hoàng Hoa Thám cho biết, năm nay hoa đẹp, quất đẹp với quả to, sáng đều, cây khỏe, nhưng giá buộc phải tăng hơn bởi giá nguyên liệu đầu vào đã tăng từ trong năm.

Tuy nhiên, số lượng hàng hóa năm nay đã tiết chế hơn khi người sản xuất và người bán đều e ngại sức mua thấp do khó khăn về kinh tế. Thị trường chợ truyền thống và online đều không có tình trạng nhập hàng quá nhiều, hình thức bán hàng nhận cọc trước trả hàng sau khá phổ biến. Tại các siêu thị, sức mua vẫn chưa có gì nổi bật và sự e ngại về mức tiêu thụ hàng hóa dịp Tết đã dần hiện rõ.

Trên thị trường năm nay đã xuất hiện nhiều mặt hàng độc và lạ, giá lại tương đối dễ chịu, như: mặt hàng cúc mâm xôi Hàn Quốc, các loại quả trưng Tết đẹp như bưởi Diễn, bưởi đỏ, vú sữa tím.

Những điểm tích cực đó hiện nay được xem như là yếu tố quan trọng góp phần kiểm soát lạm phát vĩ mô. Ðồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt việc điều chỉnh tăng giá với mức độ, thời điểm hợp lý đối với một số mặt hàng Nhà nước định giá đang bị hoãn, chậm tăng giá theo lộ trình, như giá vé máy bay nội địa, giá dịch vụ khám, chữa bệnh, học phí và giá điện, cũng góp phần ổn định giá cả dịp Tết.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2023, các yếu tố tác động đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là: giá các nhóm dịch vụ giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng, giải trí và du lịch, các mặt hàng thực phẩm, gạo và điện, dịch vụ y tế. Trong số các mặt hàng này, có nhóm mặt hàng tăng theo quy luật vào dịp lễ, Tết, như: thực phẩm, giải trí và du lịch; có nhóm mặt hàng tăng theo diễn biến giá thế giới, như: vật liệu xây dựng, gạo và nhóm mặt hàng do Nhà nước quản lý như: điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… đã được điều chỉnh theo lộ trình.

Các yếu tố chính làm giảm CPI, bao gồm: giá nhiên liệu là xăng dầu và gas, là các mặt hàng có biến động phức tạp theo giá thế giới. Tính đến ngày 29/12/2023, liên Bộ Công thương-Tài chính đã có 37 lần điều hành giá xăng dầu, trong đó, mặt hàng xăng mới có 5 lần và dầu chỉ có 4 lần chi sử dụng Quỹ bình ổn giá.

Kiểm soát tốt diễn biến giá

Bên cạnh yếu tố làm tăng/giảm CPI nêu trên, công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ là một nhân tố quan trọng giúp kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Công tác này luôn được thực hiện chủ động, linh hoạt, quyết liệt, góp phần bình ổn giá, hạn chế tác động tiêu cực của mặt bằng giá đến phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Ngay từ đầu năm, việc chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tác động, xây dựng kịch bản điều hành giá và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương là yếu tố then chốt giúp kiểm soát lạm phát năm 2023 ở mức thấp, tạo cơ sở cho việc triển khai đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

Bộ Tài chính cho biết, công tác phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành thông qua cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá thời gian qua rất quan trọng, đóng góp vào thành công của công tác quản lý, điều hành giá nói riêng và tổng thể công tác điều hành kinh tế vĩ mô nói chung.

Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp các bộ, ngành theo dõi sát nhằm nhận định các tác động từ tình hình dịch bệnh và diễn biến kinh tế, chính trị thế giới tác động đến thị trường trong nước; qua đó phân tích, đánh giá các yếu tố có thể tác động lên mặt bằng giá để xây dựng và cập nhật các kịch bản điều hành giá chi tiết theo từng quý và cả năm. Việc xây dựng kịch bản điều hành giá sát với thực tiễn là một trong các cơ sở quan trọng cho việc định hướng, triển khai chính sách tài khóa phù hợp, phối hợp cùng với các chính sách tiền tệ, thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô khác một cách hiệu quả hướng đến mục tiêu phục hồi tăng trưởng.

Ðể chủ động ứng phó với nhiều yếu tố bất lợi trong năm 2024, việc kế thừa kinh nghiệm trong những năm qua cần được phát huy hơn nữa, trong đó, tiếp tục thực hiện tốt cơ chế phối hợp, làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá ban hành những chủ trương, định hướng lớn về quản lý, điều hành giá trong từng thời kỳ.

Việc dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá trong ngắn, trung và dài hạn cần được xác định là các nội dung ưu tiên trọng tâm để xử lý kịp thời các chính sách về giá, cũng như các biện pháp bình ổn giá. Bên cạnh đó, cần chủ động tổ chức triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu nhằm góp phần khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp, người dân theo đúng kịch bản điều hành giá đặt ra từ đầu năm.

Năm 2024, nhiệm vụ, thách thức cho các cơ quan quản lý nhà nước là bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát và linh hoạt trong điều hành giá để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, biến động địa chính trị gia tăng, xu hướng bảo hộ lan rộng. Trong đó, Bộ Tài chính cần chú trọng theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới để có những giải pháp ứng phó phù hợp; giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nhất là thời điểm có biến động giá như lễ, Tết, điều chỉnh chính sách tiền lương…; điều hành chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng ‘bùng nổ’ cuối năm

Các kênh phân phối bán lẻ lớn đã liên tiếp mở các cửa hàng mới trên khắp cả nước, tung nhiều khuyến mãi để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Doanh nghiệp tăng cường mở mới cửa hàng Giữa tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam (MM Mega Market Việt Nam) tổ chức động thổ Dự án Trung tâm Thương mại MM Mega Market Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu, Thành phố...

Tăng tốc đón khách quốc tế dịp cuối năm

Đẩy mạnh xúc tiến, thúc đẩy du lịch đường biển, mở rộng thị trường... là cách mà du lịch Quảng Ninh tiến hành để tăng tốc, hoàn thành mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024. Theo báo cáo của Sở Du lịch, trong tháng 10, Quảng Ninh đón khoảng trên 1,1 triệu lượt khách, nâng tổng lượng khách 10 tháng năm 2024 đạt gần 16,8 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế ước đạt trên 3...

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng tăng 8,5%, du lịch đóng góp tích cực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 14,2%... Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước thường tăng vào những tháng cuối năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch...

Siết chặt kiểm soát thị trường cuối năm

Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp và gia tăng. Để bình ổn thị trường hàng hóa, các lực lượng chức năng đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh thương mại. Trong tháng 10/2024, Hải quan Quảng...

Đảm bảo ổn định hoạt động xuất nhập khẩu tại Hoành Mô

Thêm thời gian thông quan, tăng cường điều tiết phương tiện, lực lượng tại các cửa khẩu được Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu) quan tâm thực hiện, qua đó góp phần ổn định và đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) thông suốt. Bám sát chỉ đạo của Cục Hải quan tỉnh, UBND huyện Bình Liêu, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô tăng cường phối kết hợp với các ban, ngành...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng... Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...

Tổng thống Rumen Radev: Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev khẳng định Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, đối tác quan trọng hàng đầu của Bulgaria tại Đông Nam Á. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Tại cuộc hội kiến, Thủ...

Mong muốn Ericson hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ 5G, 6G

Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại cuộc tiếp, lãnh đạo Ericsson giới thiệu về năng lực của tập đoàn; trao đổi về phương thức hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đưa ra một số khuyến nghị về công nghệ số. Hoan nghênh Chủ tịch...

Tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ Việt Nam–Bulgaria trong thời gian tới

Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Trong không khí chân tình, tin cậy và cởi mở, hai bên đã trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Tại hội đàm, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt...

Tổng Bí thư: Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Bulgaria là cửa ngõ quan trọng để phát triển quan hệ với EU, đồng thời bày tỏ Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á. Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Rumen Radev...

Cùng chuyên mục

Có thể đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu để tránh đầu cơ như một số nước. Thông tin này được nêu tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Hiện tại, chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Thu nhập...

Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế. Tại tờ trình Chính phủ liên quan việc xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, Bộ Tài chính cho rằng các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Theo đó, cơ...

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lần thứ XI

Ngày 25/11, tại thành phố Mông Tự, Vân Nam (Trung Quốc) diễn ra Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ XI. Dự chương trình hội nghị về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành. Hợp tác hành lang kinh tế giữa...

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Biểu thuế hiện hành chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết. Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm từ 7 bậc xuống mức phù hợp. Trong Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh...

Nhà băng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng

Nếu không có yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ không được gửi tin nhắn, email có chứa đường link truy cập website tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 50 quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025. Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho...

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Hàng không đua bổ sung máy bay trước cao điểm Tết

Các hãng bay trong nước liên tục thuê thêm tàu bay để tăng nguồn lực khai thác, chuẩn bị cho dịp cao điểm Tết sắp tới. Cách đây hai ngày, Vietravel Airlines nhận tàu bay thân hẹp thuộc Avion Express - nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay trụ sở tại Litva. Đây là tàu bay hãng này thuê ướt (gồm máy bay và phi hành đoàn) để phục vụ dịp cao điểm cuối năm nay và Tết...

Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công

Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra. Luật...

Sắp ‘bơm’ gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng. "Thúc" tăng trưởng tín dụng cuối năm Ông Nguyễn Khắc Duy - Phó giám đốc Công ty Chơn Chính, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo - cho biết, lượng đơn hàng năm nay của doanh nghiệp tăng...

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc để cán mốc 10 tỷ USD

Theo các doanh nghiệp thủy sản, các mùa lễ hội cuối năm đang được kỳ vọng tạo cú hích trong xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2024. Tháng 10 vừa qua, kim ngạch theo tháng của ngành thủy sản đạt mức 1 tỷ USD. Sau hơn 2 năm chúng ta mới lại có con số này. Theo các doanh nghiệp, thị trường ấm dần lên, đơn hàng tăng trở lại, đặc biệt là mùa lễ hội cuối năm......

Tin nổi bật

Tin mới nhất