Powered by Techcity

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu.

(Ảnh: TRẦN THANH GIANG)

Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị trường trong nước nhằm đạt tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 9%. Nhiệm vụ này đã được hoàn thành trong năm 2024 với kết quả tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm ước đạt hơn 6,39 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023.

4 yếu tố làm tăng sức cầu

Theo bà Đinh Thúy Phương, Vụ trưởng Thống kê thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê, có 4 yếu tố dẫn đến kết quả tích cực nêu trên. Trước hết, đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước; tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành sản xuất, bán lẻ hàng hóa; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ du lịch lữ hành; dịch vụ vận tải, kho bãi…

Việc tiếp tục giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với một số mặt hàng thiết yếu và thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 cũng góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu tiêu dùng. Đáng lưu ý, kim ngạch nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng năm 2024 tăng 20,6% so với năm 2023 cũng phản ánh cầu tiêu dùng trong nước hồi phục tích cực. Ngoài ra, tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường du lịch cũng góp phần quan trọng vào phục hồi cầu tiêu dùng.

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024 ước đạt hơn 17,5 triệu lượt khách, tăng 39,5% so với năm 2023, góp phần tác động lan tỏa đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số ngành kinh tế dịch vụ thị trường trong nước, gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống; vận tải; bán lẻ hàng hóa và dịch vụ du lịch lữ hành.

Tuy nhiên, bà Đinh Thúy Phương lưu ý, tiêu dùng phục hồi tích cực và đạt mục tiêu đề ra nhưng chưa đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng và chưa trở về mức tăng trưởng hai con số như thời kỳ trước đại dịch Covid-19. Đáng lưu ý, trong cấu trúc tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng phục vụ thiết yếu đời sống chiếm tỷ trọng 77%, tăng so với tỷ trọng 75,3% của năm 2019.

Các dịch vụ xã hội khác như lưu trú, ăn uống; du lịch lữ hành, vui chơi, giải trí… đều giảm so với trước đại dịch. Điều này phản ánh người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn và chủ yếu chỉ mua sắm, tiêu dùng ở các nhóm hàng thiết yếu phục vụ đời sống như lương thực, thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục,… Chi tiêu đối với các dịch vụ xã hội đều giảm so với thời kỳ trước dịch.

Tăng thu nhập cho người lao động

Theo các chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, tiêu dùng vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng tiêu dùng nội địa chưa phục hồi mạnh mẽ như kỳ vọng trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2024 tăng trưởng vượt dự báo, thu nhập bình quân tháng của người lao động cũng tăng 8,6% là vấn đề rất đáng lưu ý trong điều hành năm 2025.




Trong ngắn hạn, tiêu dùng vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Thống kê tại một hội thảo gần đây cho biết: Tiêu dùng cuối cùng chiếm khoảng hai phần ba GDP của toàn nền kinh tế, do đó, tiêu dùng cuối cùng vẫn là động lực tăng trưởng rất quan trọng. Chính phủ cần có các giải pháp kích thích động lực tiêu dùng cuối cùng thông qua các giải pháp đem lại thu nhập cho người lao động, bảo đảm tất cả người lao động đều có thu nhập và tăng thu nhập của các hộ gia đình. Đặc biệt, cần có giải pháp hỗ trợ để người lao động sẵn sàng tìm kiếm việc làm, nhất là việc làm ở khu vực chính thức.

Từ con số tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng năm 2024 và xu hướng du lịch nước ngoài của người dân, Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm cho rằng, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần nghiên cứu sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở trong nước bảo đảm về chất lượng và cạnh tranh về giá cả để thu hút tiêu dùng hàng Việt và thúc đẩy du lịch trong nước, đóng góp mạnh mẽ hơn cho tăng trưởng.

Vì tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu và nhập khẩu dịch vụ vô hình trung sẽ làm GDP giảm. Năm 2024, cả nước gần đạt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế và chỉ có khoảng 5,3 triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên cả nước vẫn nhập siêu khoảng 380 triệu USD dịch vụ du lịch do chi tiêu của người Việt du lịch nước ngoài lớn hơn doanh thu từ khách du lịch quốc tế.

Lĩnh vực đóng góp đáng kể vào tổng mức tiêu dùng trong nước và có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới là thương mại điện tử. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023 và chiếm 9% tổng mức hàng hóa tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử khoảng 20% trong 5 năm tiếp theo là cần thiết để thúc đẩy GDP đạt mức tăng trưởng hai con số.

Nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách giảm tới mức thấp nhất tác động tăng giá hàng hóa từ việc tăng lương cơ sở; duy trì ổn định nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân dịp Tết Nguyên đán; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng trong nước, nhất là các chương trình kết nối cung, cầu trên nền tảng số; bên cạnh đó, xúc tiến hoạt động du lịch, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, ưu tiên đối với các địa phương có lợi thế phát triển du lịch.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Thương mại điện tử tăng 18% Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 9 với chủ đề “Lợi nhuận trên đà tăng trưởng, khai thác lợi thế của khu vực Đông Nam...

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bù lại tốc độ 3 năm đầu nhiệm kỳ

Thủ tướng yêu cầu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng để trong năm nay và năm 2025 có mức tăng trưởng cao hơn, bù lại cho 3 năm đầu nhiệm kỳ tăng trưởng chậm vì ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Sáng 7/9, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên thúc đẩy tăng...

Tăng quy mô đội tàu bay thúc đẩy tăng trưởng

Cục hàng không Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm, các hãng hàng không đã tăng thời gian khai thác từ 11h lên trên 13h/ngày/tàu bay và có hãng đã tăng lên tới 24%. Trong khi thị trường hàng không thế giới tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ việc sụt giảm quy mô đội tàu bay do triệu hồi động cơ của nhà sản xuất. Các hãng hàng không Việt Nam cũng đang tìm nhiều phương án...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng...

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số...

Cùng tác giả

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13/1, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu, với 978.532 đại biểu tham dự. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, chỉ...

Đạo diễn ‘Squid Game’ oán trách người Hàn Quốc quá khắc nghiệt

Đạo diễn Hwang Dong Hyuk cho biết thất vọng trước phản ứng khắc nghiệt của người Hàn Quốc với “Squid Game”, trong khi tỏ lòng biết ơn sự ủng hộ nồng nhiệt của quốc tế. Bất chấp tranh cãi về chất lượng, Squid Game 2 vẫn đạt được thành tích ấn tượng về lượng người xem. Bộ phim trò chơi sinh tồn đứng đầu Top 10 toàn cầu và bảng xếp hạng xem nhiều tại 93 quốc gia có Netflix...

Tinh gọn bộ máy: Giữ nguyên tên gọi một số bộ sau hợp nhất

Giữ nguyên tên gọi một số bộ sau hợp nhất, tinh gọn tổ chức bên trong là một số nội dung Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ ngành hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan...

Phát triển KHCN đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu

Khoa học và công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại hội nghị, ông Thái...

Phim Việt kẻ thắng người thua

Phim Việt bước vào năm mới 2025 với những gam màu trái ngược. "Chị dâu" vượt mốc 100 tỷ đồng trong khi các dự án khác như "Kính vạn hoa: Bắt đền con ma" hay "Mưa trên cánh bướm" lại chật vật tại phòng vé. Tuần qua, ê-kíp Chị dâu nhận tin mừng khi phim vượt mốc 100 tỷ đồng, mở ra kỳ vọng về một năm rực rỡ và đầy sôi động cho ngành điện ảnh nước nhà. Đáng tiếc,...

Cùng chuyên mục

Kiểm soát sự ổn định của tỷ giá

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2025 sẽ có những áp lực nhất định đối với xu hướng tỷ giá, chủ yếu đến từ việc sức mạnh của đồng USD vẫn được duy trì ở mức cao và các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia sẽ kiên trì chính sách hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó, việc kiểm soát sự ổn định tỷ giá trong năm của...

Nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Nga-Việt

Trong 10 tháng đầu năm 2024, đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì với mức tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước; cả xuất khẩu và nhập khẩu từ Việt Nam đều tăng trưởng. Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga, Phó Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, ông Vladimir Ilichev, khẳng định mối quan hệ thương mại và...

4 ‘ông lớn’ ngân hàng lãi gần 5 tỉ USD, có nơi lãi chưa từng có trong lịch sử hoạt động

2024 tiếp tục là một năm “ăn nên làm ra” với nhiều ngân hàng lớn khi ghi nhận lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động, bất chấp kinh tế còn nhiều khó khăn. Chưa đến thời hạn phải công bố báo cáo tài chính năm 2024, song nhiều ngân hàng trong nhóm "Big4" đã có ước tính kết quả kinh doanh cả năm ngoái. Lộ diện quán quân lợi nhuận toàn ngành ngân hàng Cụ thể, thông tin từ Ngân hàng...

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp nhất 4 năm

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu giảm xuống 434 USD một tấn, thấp nhất 4 năm, khiến giá lúa trong nước cũng đi xuống, gây khó cho doanh nghiệp, nông dân. Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy từ cuối năm 2024 đến nay, giá gạo 5% tấm liên tục giảm từ 624 USD một tấn xuống còn 434 USD - thấp nhất từ năm 2021. Với giá này, Việt Nam là quốc gia có giá...

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dự kiến cao nhất gần 3.800 đồng một kWh

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là gần 3.786 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT. Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương vẫn giữ đề xuất rút ngắn biểu giá điện bậc thang từ 6 xuống còn 5 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho...

Trung Quốc cảnh báo với sầu riêng, mít Việt

Trung Quốc vừa phát cảnh báo với sầu riêng và mít tươi xuất khẩu Việt Nam do không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Cục Bảo vệ thực vật vừa thông báo đã nhận được cảnh báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến lô hàng trái cây tươi (bao gồm sầu riêng và mít) xuất khẩu từ Việt Nam. Các lô hàng này không đáp ứng yêu cầu...

Sẽ tăng chuyến cho các đường bay có tỉ lệ đặt chỗ trên 90%

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, tính đến ngày 10/1, so với tuần trước (3/1), các hãng hàng không Việt Nam đã bổ sung 522 chuyến bay trong dịp Tết Nguyên đán 2025, tương đương lượng ghế cung ứng tăng khoảng 133.000 ghế trên các đường bay nội địa. Các chuyến bay tập trung vào các chặng từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Trung trong giai đoạn từ 22/1/2025 đến 8/2/2025 như: chặng TP...

Khai trương cửa hàng giới thiệu, tiêu thụ nông sản sạch

Ngày 12/1, tại TP Đông Triều, HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong tổ chức lễ khai trương cửa hàng nông sản sạch và hàng tiêu dùng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh. Cửa hàng đặt tại Chợ Cột, thuộc phường Đức Chính, TP Đông Triều. Đây là đầu mối để hơn 40 doanh nghiệp, công ty, HTX trong và ngoài tỉnh giới thiệu, tiêu thụ gần 300 loại mặt hàng...

Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp

Cùng với phát triển các khu công nghiệp (KCN), thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, khu vực nông thôn và tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán. Để tạo thuận lợi cho các nhà...

Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 12/1, Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức tổng kết đào tạo, sản xuất kinh doanh năm 2024 và hội nghị người lao động năm 2025. Năm 2024, trong bối cảnh có nhiều tác động ảnh hưởng bất lợi đến các lĩnh vực hoạt động nhưng Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam đã nỗ lực triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn để tuyển sinh và đào tạo thợ lò,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất