Powered by Techcity

Kịch bản nào cho kinh tế năm 2024?

Các khó khăn dự báo vẫn còn kéo dài sang năm 2024, doanh nghiệp (DN) đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự khởi sắc. Lúc này là thời điểm chuẩn bị các kịch bản và bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm tới.

Các khó khăn của nền kinh tế được dự báo vẫn còn kéo dài sang năm 2024. Ảnh: Quang Vinh.

3 kịch bản tăng trưởng

Năm 2024, Quốc hội quyết nghị ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước nội dung ổn định kinh tế vĩ mô. Mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 6-6,5%.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Quốc Phương, điều này cho thấy quyết tâm của toàn hệ thống chính trị về việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phục hồi và bù đắp lại những hạn chế, giảm sút trước đây do tác động khách quan của đại dịch cũng như các tác động của kinh tế thế giới trong năm 2023.

2024 vẫn được đánh giá là một năm không mấy dễ dàng với kinh tế Việt Nam và cả thế giới, bởi những khó khăn trong nội tại nền kinh tế của năm 2023 được dự báo kéo dài đến năm 2024. Trong khi đó, tình hình địa chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp và khó lường, tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn được dự báo giảm nhẹ, cùng với đó, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng được dự báo giảm. Trong khi đó, lạm phát vẫn ở mức cao, thậm chí có thể cao hơn năm 2023, do đó việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ khó khăn và đòi hỏi sự linh hoạt hơn.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024 trong đó ở kịch bản cơ sở (dễ xảy ra), GDP tăng 6%, kịch bản cao là 6,5% và kịch bản thấp là 5,5%. Ước tính này tương đối sát với dự báo gần nhất của một số định chế tài chính quốc tế (WB 5,5%; IMF 5,8%; ADB 6%).

Theo nhóm nghiên cứu, các đầu tàu tăng trưởng truyền thống như TPHCM, Hà Nội có tốc độ tăng trưởng chậm dần; xuất hiện một số “đầu tàu” mới (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa) nhưng còn ít và chưa thực sự mạnh mẽ.

Để có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, các chuyên gia khuyến nghị, đề xuất một số giải pháp trọng tâm cho năm 2024. Theo đó, giải pháp đầu tiên vẫn là tập trung ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung nhiều hơn cho các động lực tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Tăng cường hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

Nhận diện thách thức

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, các động lực tăng trưởng, xuất khẩu của Việt Nam chưa bao giờ giảm sâu và kéo dài như bây giờ dù một số ngành đã có khởi sắc. Thời điểm hiện tại, tình hình có cải thiện nhưng tốc độ và quy mô chưa ổn định, không đồng đều và cũng chưa thể bứt phá so với trước. Vì vậy cần nhìn thẳng vào thực tế, nhận diện thách thức và cơ hội.

Ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) cho biết, thực tế, các DN trong hiệp hội vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn, năng lực tài chính, tài sản. Do vậy, việc tiếp vốn cho DN là quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp để phục hồi và đón đầu các cơ hội trong năm 2024. Tuy nhiên, số lượng các DN khó vay vốn tín dụng vẫn còn tương đối nhiều.

Điều này có thể lý giải là do DN đã có sự phục hồi sản xuất và xuất khẩu, nhưng đến nay vẫn chưa có khả năng trả nợ hết các khoản đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn trước đó. Chưa kể lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cơ khí… cần đầu tư lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn dài nên đối với DN lĩnh vực này sẽ vô cùng khó khăn.

“Do vậy, DN cần được hỗ trợ để dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Các cơ quan cũng cần nghiên cứu để hạ các điều kiện tiếp cận vốn, cho vay linh hoạt hơn, đặc biệt là yêu cầu về tài sản thế chấp. Thêm vào đó là các giải pháp kết nối để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiệp hội HANSIBA cũng đã tổ chức nhiều chương trình kết nối DN với phía Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ để cùng hợp tác” – ông Vân nói.

Theo ông Nguyễn Anh Đức – Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cần quy hoạch tổng thể cung cầu nguồn nguyên liệu trên bình diện quốc gia để các nguồn cung trong nước không cạnh tranh lẫn nhau. Cần có sự liên kết của các ngành, các hiệp hội để tạo nên sức bật tổng thể cho nền kinh tế hơn là cạnh tranh cục bộ trong từng ngành. Ví dụ, du lịch hợp lực với thương mại để phát triển. Đặc biệt cần cấu trúc lại để DN quản trị rủi ro, tránh rơi vào khủng hoảng.

PGS.TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, cần tập trung vào tăng trưởng cho dù hiện nay nhấn mạnh vào đầu tư công vì đà giải ngân đang tốt. Thị trường nội địa đang suy yếu nên cần chính sách kích cầu để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Quan trọng là thị trường nội địa cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực DN nội địa, còn khu vực FDI chủ yếu đáp ứng cho thị trường nước ngoài.

Do đó, giải quyết thị trường nội địa cần hỗ trợ cho DN Việt Nam, đây là điểm tất yếu, nếu xử lý được, cùng với đầu tư công sẽ củng cố nền tảng kinh tế Việt Nam vững chắc hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm

Ngay từ đầu năm nay, tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH và chủ đề công tác năm 2024. Thực hiện nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng đan xen nhiều thách thức. Đặc biệt, Quảng Ninh là địa bàn trọng điểm chịu...

Làm giàu từ kinh tế trang trại

Khai thác lợi thế về diện tích đất, nhiều hộ dân đã mạnh dạn triển khai các mô hình kinh tế trang trại, đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình, đồng thời, góp phần tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.  Với diện tích mặt nước lên đến 18ha tại thôn 3, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái, ông Phạm Văn Đỗ đã phát triển mô hình nuôi tôm thương phẩm. Những năm gần...

Huyện Hải Hà: Giữ vững đà tăng trưởng ổn định

Thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, huyện Hải Hà đã triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm, trong đó tiếp tục thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, tạo động lực cho sự phát triển bền vững. Đến nay, KT-XH của địa phương tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng ổn định. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, tình hình KT-XH của huyện Hải Hà tiếp tục đạt được những kết...

Dấu ấn một nhiệm kỳ

Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tại Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh lần thứ III năm 2019, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia thực hiện của nhân dân, vùng đồng bào DTTS của tỉnh đã có chuyển biến rõ nét trên nhiều...

Đòn bẩy phát triển vùng DTTS huyện Tiên Yên

Tiên Yên là huyện miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 52% dân số. Từ địa phương có xuất phát điểm thấp, bằng sự quan tâm sâu sát của tỉnh, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và những giải pháp sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Tiên Yên đã trở thành một trong hai huyện đầu tiên cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Lộ diện ngân hàng lãi ‘khủng’ từ bán bảo hiểm

Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu tăng từ phí dịch vụ bảo hiểm. Đơn cử như KienlongBank trong quý III vừa qua thu từ bảo hiểm gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Techcombank và Manulife Việt Nam có 8 năm hợp...

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (26/11), giá vàng trong nước quay đầu giảm 400.000 - 800.000 đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 86 triệu đồng, vàng nhẫn mức 85 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 - 86,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất