Powered by Techcity

Khu di tích địa điểm khai thác than đầu tiên

Bất kể nghề gì cũng có những chốn linh thiêng và những ông tổ nghề. Nghề khai thác than cũng vậy. Lịch sử đã chọn lựa địa điểm một ngọn núi thấp ở phường Yên Thọ của TX Đông Triều là nơi hòn than đầu tiên được phát hiện và khai thác. 

Khu Di tích lịch sử địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam được UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Khu Di tích lịch sử địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam được UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Truyền thuyết dân gian kể rằng, vào một ngày nọ có người tiều phu ở An Lãng (Yên Thọ) đi rừng và anh nhìn thấy những hòn đá đen nằm lăn lóc trên sườn núi bèn đem kê làm ông đầu rau (kê bếp) để nấu cơm ngay bên bờ suối. Một lúc sau, những hòn đá bắt lửa, đỏ rực lên và toả nhiệt lượng rất lớn. Dân chúng trong vùng báo cho quan trên biết về những “quái thạch” có khả năng phát sáng. Triều đình Huế đã biết thêm được một nguồn tài nguyên quý giá ở vùng phía Bắc xa xôi và dù việc vận chuyển vất vả, Bộ Hộ khi ấy đã yêu cầu đào lấy mười vạn cân than mang vào kinh thành Huế.

Vị quan trực tiếp liên quan tới việc khai thác than ở Đông Triều là Tôn Thất Bật khi ấy đang làm Tổng đốc Hải Yên, một vùng đất bao gồm tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh hiện nay. Tháng 12 năm 1839, Tôn Thất Bật dâng sớ xin phép triều đình cho khai thác than ở vùng Đông Triều. Sách “Đại Nam thực lục” viết rằng: “Tổng đốc Hải Yên là Tôn Thất Bật dâng sớ xin thuê mướn dân đào lấy than mỏ (núi An Lãnh ở Đông Triều). Trước đây, bộ tư đào lấy 10 vạn cân, đến kì tải đưa nộp về kinh. Vua phê bảo: “Nhân dân hạt ngươi vừa mới hồi lại được yên vui, sao nỡ đem việc không cần kíp làm mệt nhọc người ta, chầm chậm lại cũng chưa muộn gì”. Bật tâu nói: “Dân hạt ấy sau khi xảy ra gặp tai hại riêng, lại luôn bị vụ mùa tổn thất, đời sống có điều khó khăn, chúng đều tình nguyện đi làm thuê trông vào tiền công để nuôi thân”. Vua bèn cho làm.

Đài Hoàng Đế lệnh chỉ được dựng trong khu Di tích điểm khai thác than đầu tiên tại xã Yên Thọ (TX Đông Triều).
Đài Hoàng Đế lệnh chỉ được dựng trong khu di tích Điểm khai thác than đầu tiên tại Yên Thọ (TX Đông Triều).

Nếu coi Tôn Thất Bật là vị “giám đốc” đầu tiên của ngành khai thác than ở Việt Nam thì vua Minh Mạng chính là “lãnh đạo tối cao” đầu tiên của ngành. Từ sau chỉ dụ của vua Minh Mạng, quá trình khai thác than ở Việt Nam chính thức được hình thành. Đối chiếu Âm lịch và Dương lịch thì ngày 6 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 20 (Kỷ Hợi) là ngày 10 tháng 1 năm 1840, vua Minh Mạng ra bức chỉ dụ cho tổng đốc Hải Yên chính thức khai thác than ở vùng núi Yên Lãng. 

Di tích Miếu Mỏ, địa điểm khai thác than đầu tiên hiện nằm trên địa phận núi Yên Lãng, phường Yên Thọ, TX Đông Triều. Đồng thời, cách nơi phát hiện than đá không xa còn có khu đúc tiền, dân trong vùng dựng một ngôi miếu thờ Bà Chúa Kẽm. Trước đây trên bề mặt của khu đúc còn có nhiều mảng xỉ lò và phế liệu, trong quá trình canh tác nông nghiệp và cải tạo đất đai, nhân dân đã thu dọn đi, nhưng hiện nay trong lòng đất của khu vực này hẳn vẫn còn nhiều dấu tích. Điều này chứng tỏ cùng với sự phát hiện ra “đá cháy” kéo theo sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp khác. 

Miếu Mỏ ngày xưa được dựng bằng gạch, trải qua mưa nắng là hư hỏng, lập tức anh em thợ thuyền cùng người thân của họ lại hùa nhau vào sửa chữa. Ngôi miếu ở đây là ngôi miếu tâm linh, với người “ăn cơm dương gian làm việc âm phủ” thì niềm tin lúc nào cũng quan trọng. Nó giúp họ chắc tay búa, rắn tay choòng, ánh mắt tinh nhạy quan sát nguy hiểm bủa vây xung quanh. Về ngày, tháng cụ thể, chính xác lần đầu tiên ngôi miếu được dựng thì hiện chưa xác định được. Nhưng có một điều chắc chắn, ngôi miếu được dựng lên khi việc khai thác than ở khu vực này được mở ra. Miếu còn thờ những người đi rừng, người làm than tứ xứ chết không có người hương khói. Đến năm 2000, các cụ cao tuổi xã Yên Thọ, trong đó có nhiều thợ mỏ về hưu đã đồng tâm đồng lòng xây dựng lại ngôi miếu trên nền miếu cũ.

Di tích miếu mỏ và đền Bà Chúa Kẽm ở TX Đông Triều.
Di tích Miếu Mỏ và đền Bà Chúa Kẽm ở TX Đông Triều sau khi được trùng tu.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập đã triển khai xây dựng dự án trùng tu di tích Miếu Mỏ ở Yên Thọ. Tập đoàn đã cùng với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tìm và khôi phục bức chỉ dụ của vua Minh Mạng ngày 10 tháng 1 năm 1840 và ngành Than đã lấy ngày này làm ngày lịch sử của ngành; xúc tiến việc làm hồ sơ xếp hạng di tích.

Đến năm 2008, UBND tỉnh công nhận “Địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam” tại núi Yên Lãng là di tích cấp tỉnh. Năm 2009, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tiến hành dự án bảo quản, tu bổ khu di tích. Khu di tích Miếu Mỏ rộng 40ha và khu đền Bà Chúa Kẽm rộng 3,5ha, cách nhau hơn 1km trên khu vực đồi cao. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Đến tháng 10/2019 khánh thành công trình Nhà bia tưởng niệm những người thợ mỏ đã hy sinh vì sự nghiệp sản xuất than. 

Bây giờ, vào mỗi dịp lễ, Tết, ngày lễ trọng của ngành Than thì Tập đoàn và các đơn vị lại về đây dâng hương như một nét đẹp truyền thống, tri ân các bậc tiền nhân khai sinh ra ngành than Việt Nam và những người thợ mỏ đã hy sinh vì sự nghiệp sản xuất than, tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng và tinh thần yêu nước, yêu nghề cho cán bộ, đảng viên, người lao động của TKV, tiếp lửa cho các thế hệ thợ mỏ sau này không quên nguồn cội, cha ông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác hát then để phục vụ lễ hội và phát triển du lịch cộng đồng

PGS.TS Nguyễn Thị Yên, nguyên Trưởng Phòng Tín ngưỡng lễ hội, Viện Nghiên cứu văn hóa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam, là nhà khoa học có thâm niên trong nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Kinh... Đồng thời, bà cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa...

Cộng đồng tham gia bảo tồn các giá trị văn hoá

Chủ thể của lễ hội là cộng đồng, cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động, hưởng thụ và bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư ở Quảng Ninh sống quần cư với tinh thần đoàn kết, trọng tình,...

Du lịch di sản tại Quảng Ninh

Theo các chuyên gia thì đối với thế giới, kinh tế di sản là một khái niệm hay là một loại hình kinh tế không phải là quá mới, trong đó du lịch di sản - văn hóa là một biểu hiện cụ thể nhất. Như vậy, với chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ hơn chục năm trước, Quảng Ninh đã sớm phát triển kinh tế di sản. Để ngành du lịch phát...

Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 có quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Đã trở thành thông lệ, hằng năm tỉnh Quảng Ninh đều tổ chức Liên hoan ẩm thực cấp tỉnh. Sự kiện được tổ chức quy mô, bài bản vừa có bản sắc riêng lại hội tụ văn hóa vùng miền đang dần trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Để tìm hiểu Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã có cuộc...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Cùng tác giả

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Chiều 23/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,...

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa tổ chức tổng kết và ra mắt Tạp chí điện tử Âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết vừa kết nạp thêm nhiều hội viên, là những nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Tùng Dương, NSƯT Tân Nhàn,...

Ra mắt phim “Bộ tứ báo thủ”: Hai hoa hậu Kỳ Duyên và Tiểu Vy nhận nhiều lời khen về diễn xuất

Phim Tết “Bộ tứ báo thủ” của đạo diễn Trấn Thành đã có buổi ra mắt khán giả Hà Nội tại Galaxy Mipec Long Biên với đầy đủ dàn diễn viên, đạo diễn. Hai hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Trần Tiểu Vy đã nhận được nhiều lời khen khi lần đầu đảm nhận hai vai diễn dài hơi và có chiều sâu tâm lý. Buổi ra mắt phim có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi...

Ai được lợi nhất khi Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI cạnh tranh?

Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI đều sở hữu lượng fan đông đảo, có ca khúc nổi tiếng và độ nhận diện cao. Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI là hai gương mặt đông fan, nổi bật bước của các show truyền hình đình đám Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi. Sau khi chương trình khép lại, cả hai nam nghệ sĩ đều thăng hạng danh tiếng, có mức cát-xê cao, được mời biểu diễn/tham dự nhiều sự kiện...

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Ẩm thực Quảng Yên – Tinh hoa của biển

Nằm ở vùng đất ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, Quảng Yên từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng không chỉ bởi thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, mà còn nhờ nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị của biển cả. Mỗi món ăn đều mang theo câu chuyện về cuộc sống lao động của người dân vùng cửa biển, về cách họ gắn bó và trân quý tài...

Bom tấn Avatar 3 sẽ không lặp lại những gì từng có

James Cameron còn tiết lộ rằng, phần thứ ba trong loạt phim Avatar mang tên Fire and Ash, sẽ tiếp tục rất dài. Thời lượng dự kiến được cho là vượt quá 3 giờ. Avatar: Fire and Ash (Avatar 3) là bom tấn điện ảnh được trông đợi nhất năm 2025. Khán giả rất tò mò xem đạo diễn James Cameron còn có thể mang tới bất ngờ gì, những trải nghiệm đặc biệt nào, sẽ đưa cuộc phiêu lưu...

Phim “Dark Nuns” của Song Hye Kyo bất ngờ bị kêu gọi tẩy chay

Phim điện ảnh “Dark Nuns” của Song Hye Kyo chưa chính thức ra mắt đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích. Theo Koreaboo, phim điện ảnh Hàn Quốc “Dark Nuns” đã có những suất chiếu đặc biệt đầu tiên dành cho khán giả vào ngày 21.1, trước khi chính thức ra rạp ngày 24.1 tới đây. “Dark Nuns” được kỳ vọng sẽ giúp doanh thu phòng vé khởi sắc, vì đây là phim đánh dấu sự trở lại của...

Phim truyền hình Việt loay hoay tồn tại

Nhiều người dự báo năm 2025, phim truyền hình Việt sẽ tiếp tục gặp khó. Vì vậy từ đầu năm đã có những cuộc trở mình từ các hãng phim để có thể tồn tại, thu hút khán giả và quảng cáo. Khung giờ phim Việt trên VTV3 lúc 20h sẽ có sự thay đổi. Có hai phim phát sóng trong một tuần, chứ không chỉ một như trước. Giờ phim Việt lúc 19h30 trên HTV7 sẽ đẩy mạnh thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất