Powered by Techcity

Không vì mục tiêu làm cao tốc mà gây khó khăn cho người dân

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, trong quá trình làm đường cao tốc, bộ đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công cố gắng tối đa tránh ảnh hưởng đến người dân, công trình.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Trung bình làm 1km cao tốc thì 2-3km đường dân sinh hư hỏng

Sáng 7/11, tiếp tục phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) tranh luận với Bộ trưởng Giao thông vận tải về việc xây dựng đường cao tốc bắc-nam. Đại biểu cho rằng, quá trình thi công các dự án thành phần đường cao tốc bắc-nam khiến một số tuyến đê bị băm nát, sụt lún, nhà cửa rạn nứt, đường giao thông nội đồng bị chia cắt, người dân đi làm ruộng phải băng cắt qua đường giao thông vì hầm chui dân sinh cách xa.

Đại biểu dẫn phản ánh cứ trung bình làm 1km cao tốc thì 2-3km đường dân sinh hư hỏng, hàng chục ha đất sản xuất bị ảnh hưởng… Thí dụ như dự án thành phần cao tốc bắc-nam Mai Sơn-quốc lộ 45 đoạn qua Thanh Hóa, đại biểu cho biết, dự án này dài 49,2km nhưng sau 3 năm thi công đã làm hư hỏng 92,7km đường dân sinh, ảnh hưởng đến người dân rất lớn. Địa phương đã phản ánh và đề nghị nhưng các nhà thầu không xử lý được.

“Theo tôi được biết lý do là trong tổng mức đầu tư không bố trí kinh phí để khắc phục hoàn trả cho người dân. Đề nghị Bộ trưởng quan tâm chia sẻ, không vì mục tiêu làm cao tốc hay vì thiếu kinh phí mà gây khó khăn cho người dân”, đại biểu Vũ Xuân Hùng nói.

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng Giao thông vận tải cho biết, khi triển khai các dự án đường cao tốc và dự án kết cấu hạ tầng giao thông, môi trường môi sinh bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự phiên họp tại Hội trường Ba Đình. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công cố gắng tối đa tránh ảnh hưởng đến người dân, công trình của người dân. Dù vậy, Bộ trưởng cho biết để khắc phục hoàn toàn thì không thể được.

Ngoài các biện pháp đã thực hiện, tư lệnh ngành giao thông thông tin đã có thư gửi các địa phương để người dân cảm thông, đặc biệt việc vận chuyển nguyên vật liệu đi qua nhà dân.

“Về kinh phí thì chúng ta không thiếu để khắc phục, hoàn trả đường dân sinh, cũng như có chi phí đền bù cho người dân khi nhà cửa bị ảnh hưởng. Hiện với tuyến Mai Sơn-quốc lộ 45, các tuyến đường dân sinh đã hoàn chỉnh. Khi xác định đâu là hầm chui dân sinh, chúng tôi cũng đã thống nhất với người dân và chính quyền”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.

Bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) dẫn thông tin dự báo, sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, các dự án thành phần BOT sẽ bị san tải lưu lượng. Điều này ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của các nhà đầu tư. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết có bao nhiêu dự án BOT bị ảnh hưởng và giải pháp bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, có một số dự án BOT dọc quốc lộ 1 bị ảnh hưởng. Bộ đã chủ động đánh giá nhận diện ngay từ khi triển khai giai đoạn 2 của cao tốc bắc-nam phía đông.

Qua theo dõi, khi khánh thành 2 dự án cao tốc quốc lộ 45-Nghi Sơn và Phan Thiết-Dầu Giây-Vĩnh Hảo, có dự án BOT ở Đồng Nai sụt giảm 86% doanh thu, một dự án ở Phan Thiết 77%.

“Điều này dễ hiểu vì khi có cao tốc mới, đi nhanh, thuận tiện, không ùn tắc mà lại không mất phí thì đương nhiên phải dồn ra đó. Đây là vấn đề bộ đã nhận diện, đang trình Chính phủ và sắp tới trình Quốc hội ban hành các chính sách về thu phí trên đường cao tốc nhà nước đầu tư, qua đó bảo đảm lưu lượng hài hòa giữa các tuyến đường và hiệu quả cho các dự án BOT”, Bộ trưởng cho biết.

Dự kiến thời gian tới có 14 dự án BOT bị ảnh hưởng và phân lưu. Do vậy, Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục theo dõi sát sao, đánh giá mức độ sụt giảm doanh thu và hợp đồng BOT ký kết để có kiến nghị đề xuất sửa đổi.

Tranh luận với Bộ trưởng Giao thông vận tải về vấn đề dự án BOT còn bất cập, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) bày tỏ băn khoăn khi Bộ trưởng nói sẽ cắt giảm lợi nhuận của chủ đầu tư và đàm phán để giảm vốn ngân hàng.

Đại biểu cho rằng đây là các cuộc đàm phán không công bằng, bởi ngân hàng kinh doanh bằng vốn, còn doanh nghiệp đầu tư thì bỏ tiền đồng, thu tiền hào, làm như vậy có ảnh hưởng đến niềm tin của họ hay không? “Khi chim sẻ đã hoang mang thì đại bàng cũng lo lắng. Tôi đề nghị Bộ trưởng hết sức cân nhắc”, đại biểu Huân chia sẻ.

Đại biểu cho rằng nên dùng ngân sách của ngành giao thông, cơ cấu để hỗ trợ cho các dự án phải dừng kinh doanh sớm, nếu ngân sách không đủ, làm một lần không được thì có lộ trình làm trong nhiều lần.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Trả lời đại biểu Huân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, với 8 dự án BOT còn bất cập, Bộ Giao thông vận tải đang làm việc rất sát sao với nhà đầu tư và các ngân hàng trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

“Vấn đề giảm lợi nhuận đầu tư hay giảm lãi ngân hàng là cần thiết, mức độ giảm thế nào thì còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán nên không nói được là giảm hết lợi nhuận hay giảm hết lãi ngân hàng”, Bộ trưởng nói.

Trong 8 dự án này, Bộ Giao thông vận tải đề xuất 5 dự án mua lại và 3 dự án hỗ trợ với mức hỗ trợ dưới 50%.

Đẩy mạnh nhượng quyền, đấu giá quyền thu phí để thu hút đầu tư PPP

Giơ biển tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Phạm Thúy Chinh (Hà Giang) thể hiện quan điểm khác về thu hút đầu tư tư nhân trong dự án phương thức đối tác công tư (PPP).

Chia sẻ với Bộ trưởng về khó khăn, bất cập trong chủ trương này song nữ đại biểu không đồng tình với quan điểm Bộ trưởng nói rằng chỉ cần nâng tỷ lệ vốn Nhà nước sẽ đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân. Theo đại biểu, làm như vậy dễ trở thành hình thái khác của đầu tư công.

“Quan trọng là Nhà nước bảo đảm nghĩa vụ của mình, cam kết mua lại dự án trong trường hợp có lỗi của Nhà nước, chia sẻ khi giảm doanh thu. Chỉ khi Nhà nước cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình mới đủ sức thu hút”, đại biểu nhấn mạnh.

Nữ đại biểu cũng lưu ý cần tránh việc không bao quát tới toàn bộ vòng đời dự án, tránh coi đầu tư PPP như đầu tư công.

Quang cảnh phiên chất vấn của Quốc hội, sáng 7/11. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thừa nhận việc chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia dự án PPP. Theo Bộ trưởng, có nhiều lý do của thực trạng này, song Bộ trưởng Giao thông vận tải cũng nhắc đến thực tế cả nước chỉ có 5,2 triệu phương tiện ô-tô nhưng phân bổ không đồng đều, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50%, vì thế việc thu hút đầu tư PPP khó khăn hơn.

Bộ trưởng cho biết, giai đoạn từ 2016 có hơn 70 dự án PPP nhưng đến nay, có nhiều dự án vướng mắc chưa thể tháo gỡ, ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp. Có dự án BOT đến thời điểm được tăng phí nhưng chưa được tăng vì ảnh hưởng KPI, còn doanh nghiệp phải hy sinh; có dự án chưa hoàn vốn.

“Đằng sau doanh nghiệp là ngân hàng. Khi ngân hàng thấy có rủi ro thì khó khuyến khích họ tham gia dự án PPP. Ngân hàng không tham gia thì doanh nghiệp khó có vốn đầu tư”, Bộ trưởng giải thích.

Đồng tình với đại biểu Thúy Chinh cho rằng việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP không phải yếu tố quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, một số quốc gia cũng không khống chế tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án.

Bộ trưởng nhấn mạnh, vấn đề quan trọng là phải chủ động thay đổi tư duy khi mời gọi đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, cùng với đẩy mạnh nhượng quyền thu phí và đấu giá quyền thu phí để doanh nghiệp tham gia.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải

Cuối phiên làm việc của Quốc hội chiều 27/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình tờ trình đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Thông cáo báo chí số 27, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 27/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...

Phí đi cao tốc do nhà nước đầu tư cao nhất 5.200 đồng/km

Tài xế ôtô chạy trên cao tốc do nhà nước đầu tư sẽ phải trả phí, thấp nhất 900 đồng, cao nhất 5.200 đồng mỗi km, theo Nghị định 130/2024. Nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Đường bộ, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024 quy định thu phí phương tiện lưu thông trên cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác. 5 nhóm xe phải...

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường. Còn đó những nỗi lo… Mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam. Đây là tin vui cho các địa phương đang là “thủ phủ” trái dừa Việt Nam nói riêng và ngành rau...

Đường gom cao tốc tại Vân Đồn vẫn gặp khó do vướng mặt bằng

Là một trong những công trình quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng giao thông Khu kinh tế Vân Đồn, tuy nhiên công tác tổ chức dự án Xây dựng đường gom hai bên đường cao tốc, đoạn từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến nút giao Bình Dân (huyện Vân Đồn) vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc về mặt bằng. Dự án có chiều dài toàn tuyến hơn 8km, chiều rộng nền...

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến đường tỉnh 338

Sau những khó khăn, vướng mắc và nhiều lần phải gia hạn tiến độ, hiện dự án Đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1) đang tái khởi động, quyết tâm hoàn thành trong năm nay. Với mục tiêu từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt, tạo động lực phát triển khu vực phía Tây của tỉnh, khai thác và phát huy tiềm năng...

Cùng tác giả

Rau quả Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã và đang đứng trước cơ hội trở thành mặt hàng đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu khi hàng loạt trái cây tiếp tục được mở cửa thị trường. Trái cây Việt sắp đón tin vui Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dự kiến vào năm 2025, trái chanh dây Việt Nam sẽ chính thức được cấp phép xuất khẩu sang thị...

Đảng bộ TP Uông Bí triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 26/12, Đảng bộ TP Uông Bí tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự, chỉ đạo tại hội nghị. Với tinh thần đoàn kết, đổi mới, chủ động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt, năm 2024, Đảng bộ TP Uông Bí đã đạt và vượt 16/17 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra...

Cẩm Phả – Vân Đồn – Cô Tô: Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước về thuế, phí

Thông tin từ Chi cục Thuế Khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô, tính đến hết ngày 25/12, công tác thu ngân sách Chi cục thực hiện tại 3 địa phương đạt gần 1.202 tỷ đồng. Trong đó, các chỉ tiêu thu các khoản thuế, phí đều đã hoàn thành vượt số thu Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh phát động thi đua trong những ngày cuối năm. Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11

Ngày 26/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11 về tình hình, kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì. Năm 2024, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh hoạt động đảm bảo đúng quy chế làm...

Năm 2025, lĩnh vực thủy sản phấn đấu tăng trưởng từ 6 đến 8%

Ngày 26/12, tại huyện Tiên Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất một số loài thủy sản chủ lực năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch bệnh cũng như ảnh hưởng của cơn bão số 3. Song với quyết tâm, nỗ lực vượt khó, toàn ngành, đặc biệt là lĩnh...

Cùng chuyên mục

Đảng bộ TP Uông Bí triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 26/12, Đảng bộ TP Uông Bí tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự, chỉ đạo tại hội nghị. Với tinh thần đoàn kết, đổi mới, chủ động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt, năm 2024, Đảng bộ TP Uông Bí đã đạt và vượt 16/17 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11

Ngày 26/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11 về tình hình, kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì. Năm 2024, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh hoạt động đảm bảo đúng quy chế làm...

Hải Hà: Khánh thành 2 trụ sở Ban Chỉ huy Quân sự xã

Ngày 26/12, huyện Hải Hà đã tổ chức khánh thành 2 trụ sở Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Quảng Hà và xã Đường Hoa. Trụ sở Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Quảng Hà được cải tạo, hoàn thiện trên diện tích 116,3m2, gồm 06 phòng làm việc, cơ bản đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị làm việc theo yêu cầu, tổng mức đầu tư trên 220 triệu đồng, đã hoàn thành và...

Chủ tịch nước Lương Cường: Trong thành tựu chung của đất nước, Quân đội có những đóng góp rất quan trọng

Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Quân chính toàn quân, sáng 26/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong thành tựu chung của đất nước, Quân đội có những đóng góp rất quan trọng; hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả...

Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Thủ tướng đề nghị Hội nghị Công an toàn quốc tập trung thảo luận, đề ra chiến lược, giải pháp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng Công an Nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Ngày 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự tổng kết công tác xây dựng Đảng, chính quyền tại Cẩm Phả

Sáng 26/12, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2024 của TP Cẩm Phả. Năm 2024, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy Cẩm Phả luôn đoàn kết, bản lĩnh, nhận diện sát, trúng, đúng tình hình; quyết liệt, quyết đoán trước những vấn đề khó khăn, thách thức để...

Quán triệt, triển khai thi hành các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Sáng 26/12, tại TP Hạ Long, UBND tỉnh triển khai quán triệt, triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (VK,VLN và CCHT) và Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 ngày 29/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Tham dự có đại diện các sở, ngành và được truyền trực...

Thông báo lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh Nguyễn Tiến Văn), sinh ngày 20/8/1922; quê quán: Xã...

Lan tỏa tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái

Thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào đoàn kết giúp nhau giảm nghèo được các địa phương, đơn vị ở Quảng Ninh tích cực triển khai phù hợp với tình hình nhiệm vụ mỗi địa phương, đơn vị. Nhiều phong trào thi đua được triển khai đã tác động tích cực đến các mặt trong đời sống xã hội, góp phần giữ gìn và tăng cường đoàn...

Giải quyết KNTC dứt điểm từ cơ sở, không để phát sinh “điểm nóng”

Bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) năm 2024 của các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường; thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và giải quyết thấu đáo từng vụ việc, tạo được sự đồng thuận, thống...

Tin nổi bật

Tin mới nhất