Powered by Techcity

Không ngừng gia tăng lợi thế để thu hút đầu tư

Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 1,5 tỷ USD, vượt 25% kế hoạch và thu hút vốn đầu tư trong nước ngoài ngân sách đạt trên 51.000 tỷ đồng, vượt 18,6% kế hoạch. Qua hơn nửa chặng đường nỗ lực thực hiện, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những tháng còn lại của năm 2023, tỉnh đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để có thể thực hiện thành công mục tiêu thu hút đầu tư đã đề ra.

Các KCN trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện đồng bộ về hạ tầng, sẵn sàng đón nhà đầu tư thứ cấp. Trong ảnh: KCN Đông Mai (TX Quảng Yên)

Những con số “biết nói”

Tính đến hết tháng 8, tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh đạt 853 triệu USD, bằng 85,5% kế hoạch năm 2023. Các cơ quan đăng ký đầu tư của tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án FDI, cao gấp đôi cùng kỳ năm 2022, với tổng vốn đăng ký đạt 727,24 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 2 dự án với số vốn tăng thêm là 26,41 triệu USD; cấp 2 thông báo về việc nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp với giá trị vốn góp đạt gần 1 triệu USD. Qua đó, đưa Quảng Ninh đứng thứ 9 trong cả nước, đứng thứ 4 trong Vùng đồng bằng sông Hồng về tổng vốn thu hút đầu tư từ đầu năm đến nay.

Trong các dự án thu hút mới và điều chỉnh tăng vốn, số dự án thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, có hàm lượng KHKT cao chiếm đa số, đúng theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Đáng chú ý, có 3 dự án quy mô lớn với vốn đầu tư trên 100 triệu USD, gồm: Dự án Công ty TNHH Autoliv Việt Nam (Thụy Điển) tại KCN Sông Khoai có vốn đầu tư 154 triệu USD, sản xuất các sản phẩm an toàn cho ô tô và xe có động cơ khác để xuất khẩu; dự án sản xuất sản phẩm khóa chốt và dập định hình BolTun Việt Nam (Đài Loan) có vốn đầu tư 165 triệu USD; dự án Nhà máy FECV và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh có tổng vốn đầu tư hơn 246 triệu USD.

Với kết quả này, tổng vốn FDI trên địa bàn tỉnh hiện đã đạt hơn 11,5 tỷ USD, gồm 164 dự án FDI đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có 104 dự án thực hiện tại địa bàn các KCN, KKT với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 5,34 tỷ USD; 60 dự án thực hiện ngoài KCN, KKT với tổng vốn đầu tư đạt gần 6,23 tỷ USD. Quảng Ninh đứng thứ 11 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên).

Bên cạnh thu hút FDI, dấu ấn đậm nét của Quảng Ninh trong năm 2023 phải kể đến việc tỉnh đã về đích ngoạn mục mục tiêu thu hút đầu tư trong nước ngoài ngân sách sớm gần nửa năm. Đến hết tháng 8, tổng số vốn thu hút đầu tư trong nước ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh đã đạt hơn 45.304 tỷ đồng, bằng 105,4% so với mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 6/3/2023 của UBND tỉnh về thực hiện chủ đề công tác năm 2023 “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”. Trong đó có 13 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 40.484 tỷ đồng; 5 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng trên 4.820 tỷ đồng, tỷ lệ gấp 2,5 lần so cùng kỳ năm 2022.

Chủ động xây dựng các giải pháp thu hút đầu tư 

Để đạt được những con số ấn tượng trên, ngay từ đầu năm, Quảng Ninh đã tích cực, chủ động xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, hoạch định chiến lược trong công tác thu hút đầu tư. Bám sát chỉ đạo của Trung ương, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, ngay từ đầu năm, các sở, ngành chức năng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các kế hoạch, kịch bản, nhiệm vụ và giải pháp trong công tác xúc tiến và thu hút đầu tư năm 2023, phân công rõ nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và địa phương trong việc hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Định kỳ hằng tháng, UBND tỉnh đều tổ chức họp kiểm điểm tiến độ thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, nghe báo cáo nhanh của các sở, ngành, địa phương liên quan; kịp thời nhìn nhận những vấn đề khó khăn, vướng mắc để tìm phương án giải quyết, tháo gỡ.

Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Quảng Ninh.

Cùng với đó, tỉnh cũng xác định quy hoạch tốt mới có dự án tốt, nhà đầu tư tốt, trên cơ sở kế thừa các quy hoạch chiến lược được xây dựng qua nhiều giai đoạn, Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh và được Chính phủ phê duyệt. Đây được coi là quy hoạch “gốc”, làm khung định hướng nền tảng phát triển tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới.

Toàn bộ các nội dung về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, tầm nhìn, khâu đột phá của tỉnh, cũng như các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng, giải pháp của các ngành, lĩnh vực từ kinh tế – xã hội đến hạ tầng, tổ chức không gian, bảo vệ môi trường, sử dụng đất… đã được xây dựng và làm rõ sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý phát triển, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, hấp dẫn. Qua đó, tạo điều kiện huy động đa dạng nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia, nhằm tạo động lực cho việc xây dựng và phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

Từ các quy hoạch, kế hoạch được xây dựng bài bản, với chiến lược, tầm nhìn mang tính kế thừa dài hạn, môi trường đầu tư của Quảng Ninh đã ngày càng trở nên hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư quan tâm, triển khai đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những dự án lớn đầu tư vào các KCN, KKT.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành kiểm tra công tác GPMB tuyến đường trục Đông Tây nằm trong KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên).

Ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý KKT tỉnh, cho biết: Trên cơ sở các quy hoạch chiến lược của tỉnh và kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác thu hút đầu tư, từ đầu năm đến nay Ban Quản lý KKT tỉnh đã tích cực đón tiếp, làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu đầu tư tại Quảng Ninh; thường xuyên trao đổi, nắm bắt, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Đặc biệt, xác định phải thực hiện tốt các quy hoạch chiến lược, quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất… Ban Quản lý KKT tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành chức năng tham mưu nhiều giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, hấp dẫn cho tỉnh, như: Chấp thuận hướng tuyến đường dây 110kV cấp điện cho Trạm biến áp 110kV KCN Bắc Tiền Phong (TX Quảng Yên); phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên); đôn đốc đẩy nhanh tiến độ Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (QL18C) từ KKT Cửa khẩu Móng Cái đến KKT Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (giai đoạn 2)…

Mở rộng khai thác đối tác tiềm năng

Song song với việc kiến thiết môi trường đầu tư hấp dẫn, an toàn, UBND tỉnh cũng như các sở, ban, ngành và địa phương đều tích cực, chủ động, đa dạng hóa hoạt động xúc tiến đầu tư, triển khai các giải pháp thu hút doanh nghiệp. Trong đó trọng tâm là việc thường xuyên tổ chức các buổi làm việc, tiếp xúc doanh nghiệp; kịp thời lắng nghe, tìm biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư hạ tầng các KCN, các nhà đầu tư chiến lược đã và đang đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh.

Hiện tỉnh cũng đang gấp rút hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và các dự án đầu tư thứ cấp vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Với bộ tiêu chí, tỉnh sẽ thể hiện rõ quan điểm trong việc ưu tiên, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có uy tín, tiềm lực và kinh nghiệm; thu hút trọng tâm vào các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, thân thiện môi trường, đóng góp lớn cho ngân sách… nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo đúng định hướng và đạt chỉ tiêu.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy trao giấy chứng nhận ĐKĐT đối với dự án Nhà máy FECV và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh có tổng vốn gần 250 triệu USD.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã đón tiếp và làm việc với hơn 80 lượt đoàn, trong đó có hơn 60 lượt đoàn đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh, gấp đôi so với cùng kỳ. Trong đó có nhiều đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư có tên tuổi như: Tập đoàn Fetrichor Capital – Malaysia, Công ty TNHH Maersk Việt Nam – Đan Mạch, Công ty TNHH Mitsubishi Corporation Việt Nam… Cùng các đoàn, tổ chức uy tín như: Đoàn Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt; đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore; Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN… Đặc biệt, bên cạnh các đối tác truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… tỉnh đã và đang kết nối ngày một tốt hơn với những đối tác tiềm năng mới như Thụy Điển, New Zealand, Qatar, Vương quốc Bỉ…

Thể hiện sự chủ động trong tìm kiếm, gặp gỡ và tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng, bên cạnh việc tiếp đón đoàn, tổ chức các hội nghị, hội thảo tầm cỡ để xúc tiến đầu tư tại chỗ, tỉnh còn tích cực tham gia vào các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong nước.

Tại các chương trình tham gia, đoàn Quảng Ninh đều có những phần trình bày, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh và trực tiếp trao đổi, tiếp xúc với các đại biểu tham dự, các nhà đầu tư tiềm năng để kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh. Một số tập đoàn, nhà đầu tư lớn như Sunwah, TAL, S.A.I Leisure (Hồng Kông); Mastern Investment Management (Hàn Quốc); Mubala Engergy, Adnoc, Masdar, Amea, AD ports group (UAE)… đã bày tỏ sự quan tâm và có thể sẽ tìm hiểu, xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh trong tương lai gần.

Đoàn công tác của Ban Hỗ trợ và Xúc tiến đầu tư Quảng Ninh làm việc với lãnh đạo Công ty Samsung Electronics Việt Nam trong chương trình xúc tiến đầu tư chủ động tại Hải Phòng, Bắc Ninh (tháng 8/2023).

Nhờ sự chủ động, tích cực trong xúc tiến đầu tư, bên cạnh việc tiếp tục thu hút FDI từ các nhà đầu tư thuộc thị trường truyền thống, lần đầu tiên Quảng Ninh đã đón nhận dòng vốn của nhà đầu tư đến từ Thụy Điển, góp phần làm đa dạng đối tác đầu tư của tỉnh. Trong 8 tháng năm 2023, đã có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ triển khai đầu tư các dự án tại Quảng Ninh. Đến thời điểm hiện tại, đã có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ. Trước tình hình có xu hướng chững lại của tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh các văn bản chỉ đạo đã có, ngày 8/10/2024, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Công điện số 104/CĐ-TTg về việc đôn đốc đẩy mạnh vốn đầu tư...

Tiếp tục đầu tư cho hạ tầng giao thông

Xác định giao thông luôn phải đi trước, đón đầu, những năm qua, ngoài đẩy mạnh phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, Quảng Ninh cũng tập trung đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Những dự án, công trình giao thông hoàn thành đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương thuộc vùng dự án. Quảng Ninh không chỉ chú trọng đầu...

Gỡ vướng trong triển khai quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

Sau gần 20 năm thi hành và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Điện lực năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, không giải quyết hết các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách là cần sớm sửa đổi,...

Thu hút dòng vốn FDI từ Trung Quốc

Gần đây, dòng vốn FDI Trung Quốc liên tục đổ vào Việt Nam với rất nhiều dự án đầu tư mới, trong đó có Quảng Ninh. Để đón bắt cơ hội, khai thác tối đa tiềm lực này, tỉnh đã tạo các điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai, GPMB, nhân lực… để thu hút các dự án mới từ thị trường tỷ dân Trung Quốc.  Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp...

Nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư

Qua 9 tháng năm 2024, với nhiều giải pháp tích cực trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xúc tiến đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).  Lợi thế nổi trội thu hút đầu tư Xác định việc tạo ra lợi thế để thu hút đầu tư trước...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Lộ diện ngân hàng lãi ‘khủng’ từ bán bảo hiểm

Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu tăng từ phí dịch vụ bảo hiểm. Đơn cử như KienlongBank trong quý III vừa qua thu từ bảo hiểm gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Techcombank và Manulife Việt Nam có 8 năm hợp...

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (26/11), giá vàng trong nước quay đầu giảm 400.000 - 800.000 đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 86 triệu đồng, vàng nhẫn mức 85 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 - 86,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất