Powered by Techcity

Không để xảy ra biến động hàng hóa tiêu dùng

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong đó, ngành Nông nghiệp cũng chịu nhiều tổn thất từ trồng trọt đến chăn nuôi, thuỷ sản…, khiến nguồn cung hàng hoá tiêu dùng, thực phẩm sau bão bị ảnh hưởng. Nhưng với sự vào cuộc tích cực của các lực lượng chức năng liên quan, công tác quản lý thị trường đã cơ bản được đảm bảo, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão.

Ngay sau bão, trước nguy cơ hàng hoá tiêu dùng bị đẩy giá lên cao, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 95/CĐ-TTg về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Trong đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường nhất mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu, đảm bảo không để xảy ra tình trạng găm hàng, nâng giá bất hợp lý, không đúng quy định, xử lý nghiêm các vi phạm; bám sát diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để chủ động theo thẩm quyền có giải pháp thiết thực, kịp thời, hiệu quả. 

Các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản được kiểm soát về chất lượng, giá cả sau bão số 3.
Các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản được kiểm soát về chất lượng, giá cả sau bão số 3.

Ngành Nông nghiệp đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ và khôi phục sản xuất nông nghiệp. Bằng mọi biện pháp tiêu úng, chống ngập nhanh nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; kịp thời cứu diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây cảnh… còn đang bị ngập úng; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp cụ thể bảo vệ sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thực tế; chủ trì rà soát, tổng hợp nhu cầu, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời xuất cấp, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, các loại vật tư, sinh phẩm phục vụ trồng trọt, chăn nuôi để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất ngay sau bão, lũ.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phía Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ, ngập cần theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa triển khai các biện pháp sử dụng ngay hàng hóa dự trữ và các nguồn huy động xã hội hóa để hỗ trợ, bảo đảm cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ công tác khắc phục sau bão cho các vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ; vận động, giám sát, yêu cầu các đơn vị kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng vật liệu xây dựng, vật tư sửa chữa, mặt hàng sách giáo khoa, thuốc chữa bệnh, máy phát điện, dụng cụ tích điện, tích nước… thực hiện cam kết bình ổn giá hàng hóa. Song song với đó, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh thương mại, đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn có phương án cung cấp hàng hóa, tăng cường công tác kết nối, tìm kiếm thêm các nguồn hàng từ các địa phương khác để hoạt động cung ứng không bị gián đoạn.

Với Quảng Ninh, bão số 3 đã gây những thiệt hại nặng nề. Trong đó với ngành Thuỷ sản có trên 1.000 ô lồng, bè nuôi hải sản bị mất, cuốn trôi; với ngành Nông nghiệp, diện tích trồng trọt toàn tỉnh bị thiệt hại nặng sau bão đến nay có hơn 7.000 ha, trong đó diện tích có nguy cơ mất trắng trên 6.600 ha; thiệt hại đối với chăn nuôi toàn tỉnh là trên 388.000 gia súc, gia cầm bị chết, trong đó nhiều nhất lần lượt là TX Đông Triều, TX Quảng Yên, TP Hạ Long, TP Uông Bí và huyện Tiên Yên. 

Trước những thiệt hại to lớn đối với ngành Nông nghiệp, nguy cơ các tiểu thương lợi dụng để tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng cao, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu ngành Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm, giữ ổn định thị trường. Trong đó, các đội quản lý thị trường trên toàn tỉnh đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh tại các siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở kinh doanh thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân; đồng thời yêu cầu các cơ sở kinh doanh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật, không lợi dụng thiên tai, bão lũ để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; hàng hoá kinh doanh phải rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, nhãn hàng hoá… theo đúng quy định của pháp luật.

Nhờ tăng cường quản lý thị trường, nên sau bão cơ bản hàng hoá, lương thực, thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu vẫn đảm bảo đủ nguồn cung để phục vụ nhu cầu của người dân với giá cả được kiểm soát, chỉ có một số mặt hàng có xu hướng tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế như: Rau xanh tăng từ 20- 25%; máy phát điện, đèn và quạt tích điện tăng từ 15-20%.

Để thị trường giá cả tiếp tục được đảm bảo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện ngành Công Thương và Quản lý thị trường tỉnh tiếp tục tích cực chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để điều tiết thị trường. Đồng thời phối hợp điều hành giá, kiểm tra, ngăn chặn hành vi găm hàng, đầu cơ, thao túng giá, xử lý nghiêm những vi phạm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quản lý thị trường kiểm tra 9.902 vụ dịp Tết Ất Tỵ

Trong tháng cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Ất Tỵ 2025, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 9.902 vụ. Kiểm tra 9.902 vụ, xử lý 8.560 vụ việc vi phạm Trong Hội nghị tổng kết Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Tổng cục...

Mỗi lượng vàng tăng hơn một triệu đồng

Giá vàng nhẫn chiều nay tăng hơn một triệu đồng mỗi lượng, có nơi vượt 91 triệu đồng. Chiều 10/2, các tiệm kim hoàn đồng loạt tăng mạnh giá mua bán vàng, trong bối cảnh kim loại quý trên thị trường quốc tế lập đỉnh mới. Với nhẫn trơn, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng 1,1 triệu đồng ở chiều mua, 800.000 đồng chiều bán, lên lần lượt 87,9 triệu và 90,6 triệu đồng. Giá nhẫn trơn...

Giá heo hơi lên 72.000 đồng một kg

Giá heo hơi tiếp tục tăng mạnh, hiện lên 72.000 đồng một kg - mức cao nhất kể từ năm 2023. Tại miền Bắc, giá dao động 68.000-71.000 đồng một kg, với Hà Nội và Bắc Giang đạt mức cao nhất. Miền Trung và Tây Nguyên ghi nhận mức tăng nhiều nhất là ở Bình Thuận, Lâm Đồng, lên 71.000 đồng. Trong khi đó, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế 69.000-70.000 đồng một...

Siết chặt quản lý thị trường mùa lễ hội

Dịp lễ hội xuân, các điểm di tích, danh thắng, du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút đông đảo du khách về tham quan, trẩy hội, lễ đền chùa. Để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tạo ấn tượng đẹp cho người dân, du khách. Khu di tích lịch...

Giá vàng nhẫn lên sát đỉnh 89 triệu đồng

Mỗi lượng vàng nhẫn tăng hơn nửa triệu đồng ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và ở gần vùng đỉnh 89 triệu đồng. Sáng 3/2, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn 87 - 88,7 triệu đồng một lượng, cao hơn 700.000 đồng so với trước Tết. Còn tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, nhẫn trơn lên 87,6 - 89 triệu đồng một lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận...

Cùng tác giả

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, cùng với các địa phương, các sở, ngành trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện tổng kiểm kê, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ đặt ra. Sở GD&ĐT hiện...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất