Powered by Techcity

Không để các quy trình cứng nhắc làm chậm trễ sự phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, mục tiêu của việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và các luật liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và khơi thông các nguồn lực phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Xuất phát từ thực tiễn để thúc đẩy phát triển

Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Phát biểu ý kiến tại Tổ 13, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh rằng, sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ lần này sẽ tạo ra cơ chế phân cấp mạnh mẽ, giúp Chính phủ chủ động hơn trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn và khơi thông các nguồn lực để phát triển.

Ông khẳng định rằng, những vấn đề đã rõ, đã chín và được thực tiễn chứng minh cần phải giải quyết ngay, không vì các quy trình cứng nhắc mà làm chậm sự phát triển của đất nước. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của cấp có thẩm quyền mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần nhắc đến.

“Thực tiễn là thước đo. Những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh thì phải giải quyết ngay, không vì những quy trình, thủ tục cứng nhắc mà làm chậm quá trình phát triển của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 13. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ rằng trong quá trình sửa đổi, cần phải tiếp tục rà soát và bảo đảm các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ phù hợp với Hiến pháp và các văn bản pháp lý hiện hành, đồng thời bảo đảm sự đồng bộ và khớp nối giữa các quy định pháp lý để bảo đảm hiệu quả trong triển khai.

Về sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mục tiêu là phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương theo phương châm “địa phương biết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý rằng, mặc dù nhiều địa phương đã chủ động và sáng tạo trong việc triển khai các nghị định, thông tư và luật pháp, nhưng vẫn có một số nơi chưa thực sự vào cuộc một cách mạnh mẽ, thậm chí còn có tình trạng phàn nàn, than khó khi đối diện với khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đề cập đến việc tăng cường giám sát các luật, nghị định, thông tư sau khi được ban hành. Theo đó, Quốc hội sẽ tăng cường giám sát để bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp của các văn bản pháp lý với Hiến pháp và các quy định pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân các cấp cũng sẽ phát huy chức năng giám sát của mình, quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách phát triển địa phương, qua đó bảo đảm sự đồng bộ và hiệu quả trong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tinh gọn nhưng phải mạnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tổ. (Ảnh: DUY LINH)

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặc biệt nhấn mạnh, việc cải cách, sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước là một cuộc cách mạng lớn, có ý nghĩa sâu rộng. Mục tiêu là xây dựng một bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả nhưng vẫn bảo đảm tính linh hoạt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển đất nước.

Ông cho rằng, việc sắp xếp bộ máy nhà nước phải không chỉ bảo đảm tính hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, mà còn cần phải tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.

“Tinh gọn nhưng phải mạnh”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu tổ chức và nhân sự của bộ máy nhà nước, đặc biệt là việc lựa chọn và sử dụng những con người tài năng, có năng lực để phục vụ đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng thông tin rằng, việc sửa đổi và sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước lần này sẽ liên quan đến hơn 300 luật và hơn 5.000 văn bản liên quan các Nghị định, Thông tư phải sửa.

Công cuộc sắp xếp này sẽ đi vào thực tế từ ngày 1/3/2025, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công tác xây dựng bộ máy nhà nước. Các bộ ngành sẽ được tinh gọn, cơ cấu nhân sự tại các cấp ủy sẽ được sắp xếp lại để chuẩn bị cho các kỳ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc và các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tới.

“Cuộc cách mạng về tinh giản bộ máy mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được hưởng ứng rất tốt ở trong nhân dân, trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên về hưu. Chúng ta sắp xếp bộ máy tinh gọn, nhưng tinh gọn phải mạnh. Muốn như vậy phải có con người, lần này sắp xếp con người tinh hoa, người tài để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Việt Nam mong muốn hợp tác cùng với Hoa Kỳ trong khắc phục hậu quả chiến tranh

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn, con người cũng như môi trường khu vực các dự án. Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng các khoản viện trợ ra nước ngoài, trong đó có các dự...

Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động và biểu trưng tuyên truyền chào mừng đại hội Đảng

Sở Văn hoá - Thể thao vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và sáng tác biểu trưng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI. Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm ra...

Khơi thông nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cao

Trong vai trò là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ quyết tâm chính trị là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc cùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt hai con số trong các thập kỷ tới. Mục tiêu tăng trưởng 14% là...

“Lời hẹn 10 năm” của Trung Quân và Bùi Anh Tuấn

Trung Quân lên tiếng trước tin đồn "lôi kéo" Bùi Anh Tuấn trở lại sân khấu. Tối 12-2, khán giả bất ngờ trước sự xuất hiện của cặp đôi Trung Quân và Bùi Anh Tuấn ở đường đua nhạc Valentine năm nay. Ca khúc I DO là lời hứa hẹn 10 năm của 2 giọng ca này, vẫn với sắc màu pop ballad ngọt ngào. Ca khúc trở nên ấn tượng vì cả hai giọng ca Trung Quân và Bùi...

Xuất khẩu nông sản sang EU: Tránh rủi ro không đáng có

EU là thị trường trọng điểm của nông sản Việt, nghiên cứu kỹ quy định của thị trường, tránh rủi ro không đáng có là vấn đề được các chuyên gia khuyến nghị. EU thị trường trọng điểm của nông sản Việt Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 1/2024 đạt 5,08 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024. Giá trị...

Cùng chuyên mục

Việt Nam mong muốn hợp tác cùng với Hoa Kỳ trong khắc phục hậu quả chiến tranh

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn, con người cũng như môi trường khu vực các dự án. Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng các khoản viện trợ ra nước ngoài, trong đó có các dự...

Khơi thông nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cao

Trong vai trò là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ quyết tâm chính trị là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc cùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt hai con số trong các thập kỷ tới. Mục tiêu tăng trưởng 14% là...

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khả năng lãnh đạo, tầm nhìn dài hạn, khả năng thích ứng, ưu tiên chiến lược và sự đổi mới của chính quyền, Chính phủ là những tiêu chí để đánh giá hiệu năng và kết quả của bộ máy. Phát biểu tại phiên họp tổ về 03 nội dung: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị...

Đại biểu Quốc hội: Giao việc, không trao quyền sẽ dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm

Nhiều đại biểu đồng tình việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết "nút thắt" thể chế, đảm bảo rõ người, rõ việc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Ngày 13/2, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ trong đó có nội dung về Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bên cạnh những ý kiến đóng góp cụ thể...

Lễ giao, nhận quân năm 2025: Nhanh gọn, chặt chẽ, bảo đảm an toàn

Hoà trong khí thế năm mới 2025, sáng 13/2, hơn 2.190 thanh niên ưu tú của Vùng mỏ khoác lên mình quân phục, tự hào thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, sự tình nguyện, xung phong của các thanh niên, Lễ giao nhận quân năm 2025 trong toàn tỉnh diễn ra sáng 13/2 nhanh gọn, trang...

Hơn 2.190 thanh niên Quảng Ninh lên đường bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay, 13/2, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2025, tiễn hơn 2.190 thanh niên ưu tú của Vùng mỏ lên đường thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. */ TP Đông Triều: Hòa chung cùng không khí toàn tỉnh, trong sáng 13/2, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc TP Đông Triều long trọng tổ chức Lễ...

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ...

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Việc phân quyền, phân cấp phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo cũng như kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên. Sửa đổi cơ bản và hợp lý các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hoá đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Samsung Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm Na Ki Hong, thảo luận về chiến lược đầu tư và phát triển của Samsung tại Việt Nam. Chiều 12/2, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm là ông Na Ki Hong, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn ông Choi Joo Ho đã đóng...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 12/2/2025, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG - Từ 7 giờ 30 phút: Quốc hội họp phiên trù bị Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu; nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất