Powered by Techcity

Khó khăn bủa vây ngành thép

Sản xuất thép của Việt Nam kỳ vọng tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại.

Sản xuất thép tại Công ty TNHH Thép Bắc Việt huyện Quế Võ (Bắc Ninh). (Ảnh TRẦN HẢI)

Tuy nhiên, dự báo ngành thép khó đạt mức tăng trưởng cao như kỳ vọng trong năm nay do lượng hàng tồn kho còn khá lớn, tình trạng bảo hộ thương mại gia tăng…

Gia tăng sức ép

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép. VSA dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 của nước ta có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023.

Tiêu thụ thép dự kiến sẽ tăng 6,4% so với năm 2023, đạt 21,6 triệu tấn, tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn do các doanh nghiệp ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng. Ước tính lượng hàng tồn kho năm nay khoảng 8,4 triệu tấn.

Từ lần điều chỉnh tăng giá đầu tiên vào đầu năm 2024 (tăng 200-400 nghìn đồng/tấn, đạt mức 15 triệu đồng/tấn) sau 21 lần điều chỉnh giảm trong năm 2023, đến nay giá thép liên tục giảm và duy trì ở mức 13,4-13,6 triệu đồng/tấn với loại thép thành vằn CB300.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thị trường sắt thép toàn cầu có xu hướng giảm giá rõ nét. Bên cạnh đó, giá thép trong nước giảm còn do các doanh nghiệp thép phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Theo báo cáo của VSA, riêng trong 7 tháng đầu năm 2024, sản xuất thép thô đạt hơn 12,8 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023; tiêu thụ thép thô nội bộ và xuất bán đạt 12,4 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn, tăng 45% so với cùng kỳ 2023.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 8,2 triệu tấn thép thành phẩm các loại với trị giá gần 6 tỷ USD, tăng tới 47,88% về lượng và tăng 25,15% về giá trị so với cùng kỳ 2023, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thép với khoảng 500 nhà máy thép các loại, tổng công suất khoảng 1,2 tỷ tấn thép/năm.

Không chỉ thị trường trong nước, hoạt động xuất khẩu thép của nước ta cũng gặp khó do các doanh nghiệp đang vấp phải các vụ kiện phòng vệ thương mại, với các “hàng rào” kỹ thuật chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ mà các thị trường nhập khẩu dựng lên. Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% số vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép,…

Đáng nói, những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Australia, Ấn Độ,… trong đó Hoa Kỳ là nước điều tra nhiều nhất với Việt Nam. Và gần đây nhất, Ấn Độ công bố sẽ áp thuế từ 12-30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam; EU cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng Việt Nam giai đoạn từ 1/4/2023 đến 31/3/2024,…

Tìm giải pháp tháo gỡ

Theo TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (thuộc VCCI), các biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là chống bán phá giá là công cụ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hoạt động sản xuất nội địa, mà trực tiếp là ngành sản xuất thép trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá hay bán những sản phẩm được trợ cấp bởi Chính phủ của nước xuất khẩu vào Việt Nam.

Song về lâu dài, Nhà nước cần thiết kế một khung khổ pháp lý và tổ chức một bộ máy thực thi công cụ phòng vệ thương mại một cách hợp lý, chặt chẽ, minh bạch, phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để các doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể sử dụng một cách thuận lợi, hiệu quả, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định.

Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân Đa cho rằng, tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép trong nước cùng sự gia tăng thép nhập khẩu từ nước ngoài đang làm cho sự cạnh tranh về giá cả mặt hàng sắt thép thành phẩm nội địa trở nên khốc liệt hơn bao giờ.

Đáng chú ý, từ tháng 1/2026, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng Cơ chế Điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) nhằm đánh thuế các-bon đối với các sản phẩm xuất khẩu đến thị trường này đã tạo ra lực cản không nhỏ đối với tăng trưởng của ngành thép.

Do đó, mong muốn Chính phủ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan có biện pháp ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam tại thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, đẩy nhanh đồng bộ các kênh kích cầu đối với sản phẩm thép như thị trường bất động sản, thị trường xây dựng, chương trình xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội, đẩy mạnh đầu tư công,… nhằm giúp ngành thép có đà phục hồi trong thời gian tới.

Ngoài các vấn đề mang tính thời điểm, theo các chuyên gia, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, do đi sau cho nên ngành thép Việt Nam vẫn còn những hạn chế, điểm nghẽn mang tính dài hạn so với các nước khác. Trong đó, năng lực sản xuất còn hạn chế, nhập khẩu thép còn lớn, sản xuất thép thô mới cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, còn thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao, thép kỹ thuật.

Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu, chi phí cao khiến các sản phẩm thép trong nước khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. Các doanh nghiệp ngành thép mong muốn Chính phủ có sự ứng phó kịp thời, tích cực và hài hòa lợi ích để bảo vệ nền sản xuất thép phát triển bền vững, lành mạnh.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín, chủ động tái cơ cấu, tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến, nhằm giảm giá thành sản phẩm nhằm tạo năng lực cạnh tranh tốt nhất với thép nhập khẩu.

Đồng thời, cần chủ động được nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa thị trường, cơ cấu sản phẩm, nhất là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt với biên lợi nhuận cao, nhanh chóng chuyển đổi sản xuất tiêu thụ xanh theo cam kết của Chính phủ tại COP26.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép

Hiện nay, Trung Quốc đang gia tăng xuất khẩu thép cán nóng HRC giá rẻ vào Việt Nam, làm tăng các mối lo ngại về thừa cung. Ðiều này gây áp lực rất lớn đến thị trường thép, tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh, có nguy cơ khiến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước thua ngay trên sân nhà. Vừa có tín hiệu phục hồi khi thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc sau...

Ngành thép nhu cầu và giá phục hồi, dự báo tăng trưởng lạc quan trong năm 2024

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm đã và đang mở ra bức tranh triển vọng cho ngành thép trong năm 2024. Tháng 1- giá thép tăng trở lại Năm 2024, ngành thép chứng kiến giá tăng ngay trong tháng 1 khi sức tiêu thụ tăng trở lại. Cụ thể, trong tháng 1/2024, giá thép xây dựng nội địa đã có 2 lần điều chỉnh tăng liên tiếp; nối tiếp đà...

Triển vọng phục hồi của ngành thép

Diễn biến khả quan về lượng hàng tiêu thụ tăng trở lại nhờ nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nửa cuối năm 2023 giúp ngành thép được dự báo có thể lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2024 với triển vọng sản xuất thép sẽ tăng khoảng 10%. Đặc biệt, Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua được đánh giá sẽ...

Ngành thép dự báo tăng trưởng 10% trong năm 2024

Theo báo cáo mới đây của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), dự kiến tiêu thụ thép trong năm 2024 tăng 6,4%, đạt gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ở mức tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Nhìn chung, triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 nhờ kỳ vọng nhu cầu thép thế...

Ngành thép chờ ‘tín hiệu’ hồi phục

Với diễn biến khả quan về lượng hàng tiêu thụ tăng trở lại trong tháng cuối năm 2023, nhiều dự báo năm 2024, ngành thép có thể hồi phục khi có các tín hiệu tích cực. Có thể tăng trưởng trong 2024? Theo nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép xây dựng trong tháng 11 và 12/2023 đều tăng so với các tháng trước và đạt mức cao trong 20 tháng qua, tăng trưởng hơn 20%...

Cùng tác giả

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất