Powered by Techcity

Khó hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính trước tháng 10

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết đến thời điểm này, Bộ đã tiếp nhận hồ sơ của 43/54 tỉnh thuộc diện sắp xếp, đã hoàn thành thẩm định 32 hồ sơ và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3 hồ sơ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Những tồn tại trong sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2023, tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 cùng những vướng mắc, bất cập đã được các đại biểu Quốc hội nêu ra trong phần chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chiều 21/8.

Giải quyết dứt điểm cán bộ, công chức dôi dư đến hết năm 2025

Theo đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn), Báo cáo của Chính phủ có nêu, sau 4 năm vẫn còn 58/706 cán bộ, công chức cấp huyện; 1.405/9.694 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư chưa được sắp xếp, giải quyết chế độ. Ngoài ra, có 5/6 đơn vị hành chính, chiếm 83,33% đô thị cấp huyện hình thành sau sắp xếp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị; 43/152 đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đều có nguyên nhân phụ thuộc vào nguồn lực và khả năng cân đối ngân sách của các địa phương.

Trong khi đó, đa số các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, gặp khó khăn về nguồn kinh phí để thực hiện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp căn cơ để tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại trên.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021, đến thời điểm này, theo tổng hợp của Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức cấp huyện còn dôi dư 58 người trên tổng số 706 người; còn cấp xã dôi dư 1.405/9.614 người. Giai đoạn vừa qua, số cán bộ, công chức dôi dư phải thực hiện sắp xếp là trên 18.000 người, đến nay đã giải quyết khá cơ bản. Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến hết năm 2025 phải giải quyết xong số này.

Bộ Nội vụ đánh giá cao nhiều địa phương thời gian qua đã rất nỗ lực sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư; trong đó điển hình là Quảng Ninh, Thanh Hóa. Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương do số lượng sắp xếp lớn nên còn có những mặt khó khăn.

Để giải quyết tồn đọng giai đoạn 2019-2021 và chuẩn bị cho giai đoạn 2023-2030, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, ban hành nhiều nghị định quan trọng. Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; trong đó dành riêng một khoản cho sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Ngoài ra, với cấp xã còn có Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cũng là điều kiện thuận lợi để sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã dôi dư. Vì vậy số còn lại không nhiều.

“Chúng tôi mong muốn các địa phương quan tâm, tập trung trên cơ sở chính sách đã có. Hiện có 46/54 địa phương trong diện sắp xếp đã có nghị quyết của Hội đồng Nhân dân để hỗ trợ thêm ngoài Nghị định 29 của Chính phủ là rất tốt,” Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Về trách nhiệm, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, trước hết là trách nhiệm của các địa phương trong rà soát, xem xét công khai, dân chủ, công bằng để tiếp tục vận dụng các chính sách hiện có của Trung ương và địa phương để giải quyết dứt điểm cán bộ, công chức dôi dư đến hết năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đồng tình với ý kiến của đại biểu về điều chỉnh quy hoạch đô thị và phân loại đô thị hình thành sau sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, Bộ trưởng khẳng định “đây là một tồn đọng.” “Đây là một nhiệm vụ rất lớn, giai đoạn qua có một số khó khăn, chưa kịp điều chỉnh. Bởi vì thời điểm đó thực hiện theo Luật Quy hoạch, phải xây dựng quy hoạch tỉnh, sau đó mới rà soát các quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn… Chính vì vậy có những địa phương chậm trễ. Tuy nhiên cũng có địa phương làm rất tốt,” Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương căn cứ vào các quy định đã có, nỗ lực hơn để hoàn tất toàn bộ các nhiệm vụ của giai đoạn trước và chuẩn bị cho cả giai đoạn sau.

Khó hoàn thành trước tháng 10

Cũng liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính, trích dẫn báo cáo của Chính phủ cho thấy, giai đoạn 2023-2025, cả nước thực hiện sắp xếp 49 đơn vị cấp huyện và 1.247 đơn vị hành chính cấp xã của 53 địa phương, việc sáp nhập phải hoàn thành trước tháng 10/2024, tuy nhiên, đến nay mới có 3 địa phương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và 3 địa phương đang trình thẩm tra, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) đặt câu hỏi việc thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong thời gian qua có bị chậm tiến độ không? Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào và các giải pháp trong thời gian tới?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, giai đoạn 2023-2025, số lượng đơn vị hành chính sắp xếp rất lớn nhưng tiến độ hiện nay còn rất chậm. Đến thời điểm này, Bộ đã tiếp nhận hồ sơ của 43/54 tỉnh thuộc diện sắp xếp, đã hoàn thành thẩm định 32 hồ sơ và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3 hồ sơ. “Tiến độ này nhìn thấy trước mắt rất là khó hoàn thành trước tháng 10,” Bộ trưởng Nội vụ nói.

Theo bà, “trách nhiệm này trước hết có trách nhiệm Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm của các địa phương.”

Ngay từ khi có Nghị quyết 35, Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, địa phương cũng lập ban chỉ đạo. Thủ tướng cũng tổ chức hội nghị rất sớm để triển khai nhưng nhìn chung khi triển khai khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu của Nghị quyết 35 chặt chẽ hơn, phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch khác. Khi thực hiện việc sắp xếp này, nhiều địa phương cũng kết hợp luôn việc mở rộng không gian đô thị cấp huyện hoặc cấp xã, hoặc thành lập đơn vị hành chính đô thị.

Tuy nhiên, các đơn vị hiện nay còn vướng rất nhiều do chưa xây dựng được kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch; chưa thực hiện hoàn thành các quy hoạch nên các hồ sơ còn vướng mắc cơ bản xoay quanh vấn đề quy hoạch và phân loại đô thị.Dẫn chứng có địa phương làm rất tốt như Nam Định, mở rộng không gian rất lớn, sắp xếp 77 đơn vị hành chính cấp xã còn lại 51 đơn vị, Bộ trưởng đặt câu hỏi “tại sao họ làm được?”

Bà cho rằng, nếu địa phương nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao, tập trung quyết liệt cho việc này thì chúng ta sẽ thực hiện được. Trong thời gian còn lại, người đứng đầu ngành Nội vụ mong các địa phương cố gắng, nỗ lực.

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch đô thị, phân loại đơn vị hành chính đô thị thì sẽ tháo gỡ được một phần, nhưng các địa phương cũng cần phải cố gắng, tập trung cao cùng với Bộ Nội vụ thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thông tin, Chủ tịch Quốc hội đã có chỉ đạo, Thường vụ Quốc hội cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ và đã có chương trình nếu Chính phủ trình Thường vụ, kể cả họp đêm, họp ngày, thứ Bảy, Chủ nhật, sẵn sàng dành 1-2 ngày để làm chuyên về vấn đề này. Trong chiều mai, Thường vụ có chương trình xử lý hồ sơ 3 tỉnh Chính phủ mới trình và đồng thời sẽ ra nghị quyết để tháo gỡ một số khó khăn.

“Tinh thần Chính phủ và Thường vụ phối hợp hết sức chặt chẽ để chỉ đạo các địa phương làm khẩn trương, rất mong các vị đại biểu ủng hộ và tăng cường giám sát, đôn đốc địa phương để thực hiện đúng nghị quyết Quốc hội là phấn đấu cơ bản xong trong tháng 9,” Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập ngay các tỉnh, thành phố

Trao đổi với PV, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội là không đúng. Hiện chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố ngay. Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên. Liên quan đến vấn đề này, chiều 27/11, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ...

Lấy người dân làm trung tâm trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hôm nay, 1/1/2024, theo Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025, Quảng Ninh chính thức có thêm TP Đông Triều và giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã. Như vậy, từ ngày hôm nay, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 5 thành phố; 171 đơn vị hành chính cấp xã,...

Quan tâm bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính tránh lãng phí

Ngày 23/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp...

UBTV Quốc hội kết luận về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thành các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trình Ủy ban xem xét, quyết định trong năm 2024. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 (tại Phiên họp thứ 33,...

Làm tốt công tác truyền thông, tạo đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là chủ thể chịu tác động trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính. Chiều 28/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. 50 huyện và 1.243 xã sẽ...

Cùng tác giả

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

‘Tái sinh’ của ca sĩ Tùng Dương lọt nhiều bảng xếp hạng, xuất hiện loạt cover

Tùng Dương cho phép nhiều ca sĩ cover lại ca khúc Tái sinh với mong muốn tạo ra giá trị và sự tươi mới cho tác phẩm. Thời gian qua, ca khúc Tái sinh của nam ca sĩ Tùng Dương đã gây "bão" trên mạng xã hội, được đông đảo khán giả yêu thích. Ca khúc này là sáng tác của Tăng Duy Tân, được Tùng Dương phát hành trong album Multiverse - Vũ trụ âm nhạc. Với giai điệu sâu...

Cùng chuyên mục

Phát huy mạnh mẽ vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh. Qua 5 năm thi hành Luật PCTN, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến quan trọng, mạnh mẽ. Theo đó, tình trạng tham nhũng được kiềm...

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Hiệu quả đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị

Với tinh thần chủ động, khẩn trương và quyết liệt, không chờ đợi, Quảng Ninh đã sớm có quyết sách về đổi mới, sắp xếp mô hình, tổ chức bộ máy cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị cấp tỉnh, cấp huyện. Đến nay, mô hình đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trường Đào tạo cán...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất