Powered by Techcity

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024.

Đơn thư chủ yếu liên quan đến đất đai, xây dựng, bồi thường tái định cư

Theo Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, trong năm 2024, tình hình công dân đến nơi tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội giảm nhưng số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu quốc hội tăng 1.033 đơn so với năm 2023.

Nội dung đơn thư của công dân gửi đến trong lĩnh vực hành chính chủ yếu có liên quan đến các lĩnh vực: về quản lý đất đai, xây dựng; về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về quản lý và vận hành nhà chung cư.

Trong đó, đáng lưu ý là các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính; hoạt động của khu xử lý rác thải, chăn nuôi tập trung gây ô nhiễm môi trường; liên quan đến lĩnh vực lao động-việc làm; đất đai nông, lâm trường ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên… cần được các cơ quan chức năng quan tâm có giải pháp hữu hiệu để hạn chế phát sinh và giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo.

Nội dung đơn thư thuộc lĩnh vực giải quyết của các cơ quan tư pháp chủ yếu là đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật…

Đáng lưu ý là tình hình khiếu kiện hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính nhà nước chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

“Đây là vấn đề cần được các cơ quan quản lý hành chính quan tâm khi thực hiện công vụ, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan Tòa án trong việc giải quyết các vụ án hành chính”, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình nói.

Trong kỳ báo cáo, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp 4.987 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 4.608 vụ việc và có 234 lượt đoàn đông người. Qua tiếp công dân, các cơ quan đã ban hành 1.092 văn bản chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn bằng văn bản đối với 295 đơn; trực tiếp giải thích, thuyết phục, vận động 3.221 lượt công dân chấp hành các bản án, kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Các cơ quan đã nhận được 32.212 đơn thư của công dân gửi đến, tăng 1.033 đơn so với năm 2023. Qua nghiên cứu 9.676 đơn đủ điều kiện xử lý, đã chuyển 4.216 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; ban hành văn bản hướng dẫn, trả lời công dân đối với 1.384 đơn; tiếp tục nghiên cứu 534 đơn và lưu theo dõi 23.960 đơn.

Qua nghiên cứu nội dung đơn thư của công dân và kết quả giải quyết, trả lời của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan đã thực hiện các hoạt động giám sát việc giải quyết đối với 252 vụ việc. Trong đó, có 178 vụ việc đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị tại Báo cáo công tác dân nguyện hằng tháng.

Nhiều vụ việc, nhiều vấn đề bức xúc được cử tri và Nhân dân quan tâm, phản ánh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện thông qua các hoạt động giám sát chuyên đề; tổ chức phiên giải trình để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Theo Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, việc thực hiện công tác dân nguyện luôn được các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu quốc hội quan tâm, chú trọng để tiếp nhận, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thông qua việc xem xét báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội ghi nhận để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nhiều vụ việc phức tạp, đông người đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Qua đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước; thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đối với cử tri và nhân dân.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân

Theo Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình, trong năm 2025, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu để hạn chế việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo đến không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chuyển đơn đối với vụ việc đã được giải quyết hết thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội cũng phải tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Sớm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Quang cảnh phiên họp sáng 26/11.

Đối với những vụ việc chưa được giải quyết hoặc giải quyết nhưng công dân vẫn còn tiếp tục khiếu nại, tố cáo bức xúc, dư luận xã hội quan tâm, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội cần chủ động, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giám sát và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn.

Chú trọng hơn nữa công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đại biểu dân cử và công chức tham mưu, giúp việc về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết 623, trong đó cần quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sớm ban hành quy định về việc giải quyết kiến nghị, phản ánh để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan;

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra công vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ động trong việc nắm tình hình, nhất là ở những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra vụ việc đông người, phức tạp để chủ động đôn đốc, phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm;

Có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp lên các cơ quan Trung ương; tổng kết việc rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài để giải quyết dứt điểm, đồng thời rà soát lại các vụ việc phức tạp mới phát sinh để lập danh sách rà soát trong thời gian tới.

Khẩn trương xem xét, giải quyết các vụ việc đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị nhưng đến nay chưa được giải quyết, trả lời hoặc chưa có thông tin kết quả giải quyết.

Quang cảnh phiên họp sáng 26/11.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết 623 thuộc trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tiếp tục có giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, tiến độ giải quyết các vụ án; bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực được thực thi, góp phần hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài. Có giải pháp khắc phục những nguyên nhân chủ quan, nhất là nguyên nhân liên quan đến trình độ, trách nhiệm của một số cán bộ được phân công làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xem xét đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao với cơ quan của Quốc hội trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư công dân gửi đến; phối hợp chặt chẽ trong việc thông tin để hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, chuyển đơn không rõ căn cứ.

Khẩn trương xem xét, giải quyết các vụ việc đã được các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị nhưng đến nay chưa được giải quyết, trả lời hoặc chưa có thông tin kết quả giải quyết.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024

Trong 2 ngày 8 và 9/11, tại TP Hạ Long, Bộ TN&MT tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ TN&MT; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; lãnh đạo các vụ và văn phòng Bộ TN&MT, văn phòng đăng ký đất đai, sở TN&MT của 32 tỉnh, thành phố khu vực phía...

Tăng cường giải quyết KNTC trong đất đai, GPMB

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình triển khai các dự án không tránh khỏi những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Theo thống kê, có trên 80% đơn thư khiếu nại liên quan...

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, tài nguyên

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương của Quảng Ninh đều chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, tài nguyên, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên trên địa bàn. Cụ thể, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, toàn diện, sâu rộng đối với cán bộ, đảng viên, hội...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc chấp hành pháp luật về đất đai

Chiều 29/8, tại TP Hạ Long, Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Cục THADS tỉnh và Sở TN&MT để giám sát việc chấp hành pháp luật về đất đai. Làm việc với Cục THADS tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã nghe báo cáo về việc tổ chức thi hành án hành chính, thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định liên quan đến đất đai giai đoạn từ năm 2021 đến nay. Cụ...

Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

Là tỉnh có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, những năm qua, Quảng Ninh luôn chú trọng công tác quản lý, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững đất đai, tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nâng cao về chất lượng. Tỉnh đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện đối với 13/13 huyện, thị xã, thành phố....

Cùng tác giả

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Nước châu Âu đầu tiên miễn visa cho Việt Nam

Ngày 8/12/2023, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Belarus Evgeny Shestakov tiến hành ký kết Hiệp định miễn thị thực Việt Nam - Belarus tại thủ đô Hà Nội, áp dụng cho người mang hộ chiếu phổ thông của 2 nước. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/1, thông tin từ Bộ Ngoại giao. Cụ thể, công dân 2 nước sở hữu hộ chiếu phổ thông sẽ được tạm trú miễn...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới 3 nước

Trong chuyến công tác kéo dài 8 ngày kể cả thời gian di chuyển, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có một lịch trình hoạt động dày đặc, phong phú, đa dạng. Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa...

TP Uông Bí kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 – 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025)

Ngày 23/1, TP Uông Bí long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 - 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025) và trao huy hiệu Đảng dịp 3/2. Dự buổi lễ có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Tại buổi lễ các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường vẻ vang 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam....

Tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải học sinh giỏi Quốc gia

Ngày 23/1, đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tuyên dương, trao thưởng học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Cùng dự có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi...

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Thuỵ Sĩ, chiều 22/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành APF

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ, đó là hòa bình, dân chủ và đa dạng văn hóa-ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) khai mạc chiều 22/1 tại thành phố Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức,...

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. Cùng đi với Tổng Bí thư có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Xúc động thắp hương tưởng niệm, Tổng Bí thư Tô Lâm...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Mong WEF hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên

Sáng 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhân dịp dự Hội nghị Thường niên lần thứ 55 của WEF. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Giáo sư K.Schwab đã có buổi giao lưu, phát biểu truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ...

Việt Nam hoan nghênh phán quyết về bồi thường nạn nhân thảm sát Quảng Nam

Việt Nam hoan nghênh phán quyết vừa qua của Tòa phúc thẩm Seoul, một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Ngày 22/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Tòa phúc thẩm tại Seoul (Hàn Quốc) giữ nguyên phán quyết, yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường hơn 30 triệu won...

Tin nổi bật

Tin mới nhất