Powered by Techcity

Khẳng định vai trò của Việt Nam trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Trong thời đại mới, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ trong nước và quốc tế, trong đó nổi bật là hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Lãnh đạo các ban, ngành của Bộ Quốc phòng tiễn các sỹ quan Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei và Nam Sudan. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khẳng định vai trò là lực lượng chính trị, quân sự nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời đại mới, quân đội tiếp tục thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ trong nước và quốc tế, trong đó nổi bật là hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Quá trình chuẩn bị chủ động, tích cực và toàn diện

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Sự ra đời và phát triển của Đội Tuyên truyền Giải phóng quân, sau này là Quân đội Nhân dân Việt Nam, gắn liền với lịch sử hào hùng của nước Việt Nam hiện đại, kế thừa truyền thống hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm, với sức mạnh bắt nguồn từ tinh thần đại đoàn kết và ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Trong 8 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự tin yêu của nhân dân Việt Nam và ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, giành nhiều chiến công lừng lẫy, nổi bật là cùng cả nước tiến hành thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước…

Những chiến thắng này không chỉ mang lại tự do, thống nhất cho dân tộc mà còn khẳng định vai trò và những đóng góp của Việt Nam cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Trong thời đại hội nhập quốc tế, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng thông qua các hoạt động quốc tế, nổi bật là gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Lãnh đạo các ban, ngành của Bộ Quốc phòng tiễn các sĩ quan Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei và Nam Sudan. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Trong quá khứ, để bảo vệ nền độc lập, tự do, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến với nhiều đau thương mất mát.

Hơn ai hết, Nhân dân Việt Nam hiểu rõ giá trị của hòa bình và luôn trân quý, yêu chuộng hòa bình. Việt Nam cũng rất ủng hộ đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Do đó, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với những mục tiêu của Liên hợp quốc và bày tỏ mong muốn được góp sức vào công việc chung.

Từ sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn “… thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.”

Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc và từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu tham gia đóng góp kinh phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình.

Trong những năm sau đó, từ 2005-2012, Đảng, Chính phủ, Bộ Ngoại giao… đã ban hành, phê duyệt chủ trương và tổ chức nhiều chuyến nghiên cứu, khảo sát thực tế đến một số phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; tham quan, học hỏi mô hình, kinh nghiệm của một số quốc gia đối tác để chuẩn bị lực lượng tham gia hoạt động này.

Ngày 23/11/2012, Bộ Chính trị thông qua “Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.”

Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó đề ra định hướng: “Chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương,” “trong đó có việc tham gia các hoạt động ở mức cao hơn, như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…”

Ngày 27/5/2014, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (nay là Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam). Và chưa đầy một tháng sau, tháng 6/2014, hai sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên đã lên đường làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan, đánh dấu sự tham gia chính thức của Việt Nam vào hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.

Cán bộ, nhân viên nữ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 cùng các đồng nghiệp nam trên máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster III của Không quân hoàng gia Australia lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Có thể nói, Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, tích cực, chủ động, khẩn trương, kỹ lưỡng, đồng bộ và toàn diện trên tất cả các mặt từ chủ trương, chính sách, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ chế pháp lý đến xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, huấn luyện, mua sắm trang bị, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật… Đây là những nội dung phức tạp, quan trọng, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, ban, ngành, tổ chức trong và ngoài quân đội cả trong nước và quốc tế.

Dấu ấn nổi bật trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế

Năm 2024 đánh dấu tròn 10 năm Việt Nam tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Trong 10 năm, dù còn gặp rất nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan, nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam đã được thực hiện hiệu quả.

10 năm qua, Việt Nam đã cử trên 800 lượt chiến sỹ mũ nồi xanh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam lên đường đi làm nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại các Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Cục Hoạt động Hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc, cũng như tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Âu tại Cộng hòa Trung Phi.

Trong số đó, có 5 thê đội của Bệnh viện dã chiến cấp 2 triển khai tại Phái bộ Nam Sudan, 2 thê đội của Đội Công binh triển khai tại khu vực Abyei và 114 lượt sỹ quan triển khai theo hình thức cá nhân.

Số lượng cán bộ, sỹ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của Liên hợp quốc. Những con số đó đã nói lên chặng đường dài đầy nỗ lực của Việt Nam trong suốt thập kỷ qua khi tham gia vào một hoạt động mang đầy ý nghĩa nhân văn, cao cả – gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã giúp đỡ chính quyền và người dân địa phương làm đường; giúp các nhà trường xây dựng, cải tạo lớp học; tổ chức dạy học tình nguyện; khoan giếng nước tặng khu dân cư địa phương và các trường học; tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân…

Các bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam ở Nam Sudan đã chăm sóc sức khỏe, điều trị với chất lượng cao cho nhiều lượt bệnh nhân là nhân viên Liên hợp quốc và người dân địa phương; áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân phù hợp với điều kiện dã chiến thực tế tại địa bàn; tiến hành thành công các ca phẫu thuật phức tạp, vận chuyển cấp cứu đường không nhiều ca bệnh nguy hiểm…

Với những đóng góp tích cực đó, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và Đội Công binh số 1 (Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam) đã vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đội Công binh số 1. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 (Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam) và Đại tá Mạc Đức Trọng, Đội trưởng Đội Công binh số 1 được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đây là sự ghi nhận, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành tặng cho các tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Kết nối hòa bình – lan tỏa giá trị nhân văn

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không”: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Song hành với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam còn tham gia nhiều cơ chế hợp tác quốc phòng song phương và đa phương, góp phần củng cố lòng tin chiến lược, đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Việc Việt Nam đã tham gia tích cực và hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc không chỉ là một biểu tượng cao đẹp về tinh thần nhân đạo mà còn là một phương thức hiệu quả để Việt Nam khẳng định vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Sự tham gia này cũng góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và đa phương hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam.

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, các đơn vị và cá nhân Việt Nam luôn thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo, kỷ luật cao, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt, các đội công binh và bệnh viện dã chiến không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn tạo dựng niềm tin và sự gắn bó với người dân bản địa.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức trọng thể ngày 9/12/2024 ở thành phố New York (Mỹ), Phó Tổng Thư ký Atul Khare chúc mừng những thành tựu vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam đã đạt được trong 80 năm qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Phó Tổng Thư ký Atul Khare cũng khẳng định gìn giữ hòa bình là một trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam và nhấn mạnh những đóng góp nổi bật của các đơn vị và cá nhân làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Việt Nam, nhất là các bệnh viện dã chiến cấp 2 và các đội công binh tại một số Phái bộ ở địa bàn châu Phi.

Nhân dịp này, đại diện Lãnh đạo Liên hợp quốc cũng đã bày tỏ sự tri ân đối với các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như cho hòa bình, an ninh quốc tế, trong đó có Trung tá-liệt sỹ Đỗ Anh hy sinh khi đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi.

Nhìn lại chặng đường 80 năm và những đóng góp trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, có thể thấy Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ là lực lượng vũ trang của dân tộc mà còn là đại diện đối ngoại quốc gia.

Những chiến sỹ “mũ nồi xanh” đã và đang góp phần lan tỏa giá trị nhân văn cao đẹp của người Việt Nam trong một thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức.

Với nền tảng đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục là lực lượng chủ động, tích cực, góp phần duy trì hòa bình thế giới, qua đó khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khẳng định vai trò Nghị viện Pháp ngữ trong giải quyết thách thức toàn cầu

Theo Chủ tịch Quốc hội, với chức năng và vai trò từ vị thế của cơ quan lập pháp, các nghị viện, cá nhân các nghị sỹ đóng vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy và giám sát thực hiện các mục tiêu này. Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu khai mạc sáng 21/1 tại thành phố Cần Thơ. Sự...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng Liên hợp quốc triển khai các giải pháp toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ, đóng góp, cùng Liên hợp quốc triển khai các giải pháp toàn cầu, toàn diện, toàn dân cho các thách thức hiện nay. Chiều 10/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú và các Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam nhân...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và ASEAN-Liên hợp quốc

Thủ tướng kỳ vọng EAS phát huy hơn nữa vai trò và giá trị chiến lược là diễn đàn hàng đầu đối thoại về các vấn đề chiến lược ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và phát triển tại khu vực. Ngày 11/10 - ngày làm việc cuối cùng trong chương trình Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp...

Việt Nam coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong quản trị toàn cầu

Sáng 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng thành công tốt đẹp của Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai vừa được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ; đánh giá cao vai trò...

Cùng tác giả

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Cuộc chiến phòng vé của phim Việt đầu năm 2025

Đầu năm nay, ngay từ những ngày Tết, khán giả đã chứng kiến một cuộc đua khốc liệt của các bộ phim Việt tại phòng vé. Đây là điều mà chỉ cách đây khoảng trên dưới 10 năm, phim Việt chưa từng mơ đến trong cuộc cạnh tranh luôn không cân sức với những bộ phim bom tấn nhập khẩu, đặc biệt là mùa phim Tết. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, cuộc đua không khoan...

Á hậu Hồng Đăng bị biến thái quấy rối trên đường

Hồng Đăng kể khi đang trên đường tới phòng tập, cô bị quấy rối, sau đó cô nhờ người dân trích camera để tìm kiếm thủ phạm. Ngày 23/2, trên trang cá nhân, Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng chia sẻ thông tin cô bị quấy rối trên đường. Theo lời kể của Hồng Đăng, sự việc xảy ra lúc 17h ngày 22/2, sau khi cô xong việc, đi bộ đến phòng tập cách nơi á hậu ở khoảng 5 phút....

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Cùng chuyên mục

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia hội đàm với Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2025) và 36 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2025), Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc) do đồng chí Cảnh đốc cấp 1, Long Trạch Lương, Phó Trạm trưởng làm Trưởng đoàn sang chúc mừng và hội đàm với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, BĐBP Quảng Ninh (Việt Nam). Trung tá Vũ Văn Năm, Phó...

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch CPP Hun Sen bày tỏ vui mừng, đánh giá cao hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực. Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp...

Nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung ở cấp độ địa phương

Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp năm 2025 diễn ra từ ngày 19 đến 21/2 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tiếp tục được đánh giá là cơ chế hợp tác hiệu quả, tiêu biểu cấp địa phương của 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Sau 2 ngày làm việc hiệu quả, với tinh thần hữu nghị, thẳng thắn và thiết thực, các nội dung về giao lưu,...

Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Tiếp nối thành công của Chương trình Gặp gỡ đầu xuân 2025, chiều 21/2, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Trưởng Đoàn đại biểu Ủy ban công tác liên hợp của 4 tỉnh Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

Trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch...

Chiều 21/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết, trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”; phát động hưởng ứng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 năm 2025; Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư...

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương năm 2025

Sáng 21/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ...

Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ được xác định trên cơ sở các quy định của UNCLOS, phù hợp với đặc điểm địa lý và tự nhiên của Vịnh Bắc Bộ. Theo Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao: Ngày 21/2/2025, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra...

Đảm bảo vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ huấn luyện

Ngay sau những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, CBCS các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh lại bắt tay ngay vào thực hiện mọi công tác chuẩn bị huấn luyện. Trong đó, công tác chuẩn bị vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ huấn luyện được đơn vị thực hiện chu đáo, khoa học, bài bản.  Cán bộ Trung đoàn 244 chuẩn bị mô hình học cụ phục vụ công tác huấn luyện chiến sĩ mới. Ảnh:...

Tin nổi bật

Tin mới nhất