Powered by Techcity

Khai thác các giá trị văn hoá – du lịch của Yên Tử

Mỗi năm, Yên Tử thu hút khoảng 1 triệu khách hành hương về tham quan, lễ Phật và trải nghiệm trên vùng đất Phật linh thiêng này. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thời gian qua đã đầu tư nhiều loại hình dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu du khách. Đáng nói hơn là nhiều trong số này hướng tới khai thác các giá trị văn hoá đặc sắc, riêng có của đất và người nơi đây.

Du lịch gắn với di sản

Gắn bó với vùng đất Yên Tử hơn 20 năm qua, cho đến nay, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cũng là đơn vị có sự đầu tư với quy mô lớn hơn cả mà định hướng phát triển du lịch lâu dài là gắn với việc khai thác, phát huy giá trị văn hoá của di sản. Nói về điều này, ông Lê Trọng Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, chia sẻ: Chúng tôi nhất quán chương trình phát triển của mình trước nay và sau này luôn dựa vào giá trị của Yên Tử, bám sát vào đó xây dựng các sản phẩm của mình, luôn thay đổi, trau chuốt để tiếp tục nâng tầm dịch vụ, phục vụ nhu cầu du khách, kể cả ở Legacy hay Làng Nương Yên Tử.

“Đêm hội Làng Nương” khai thác các nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Dao Thanh Y để giới thiệu tới du khách khi về với Yên Tử.

Thời gian tới, câu chuyện xây dựng bảo tàng Phật giáo, bảo tàng Trần Nhân Tông hay bảo tàng về Yên Tử rồi không gian các làng văn hoá dưới chân Yên Tử, chúng tôi vẫn đang theo đuổi để đưa tới cho du khách những trải nghiệm riêng có tại đây. Các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan lâu nay đã được chúng tôi đưa dần vào những hoạt động trải nghiệm cho học sinh, du khách trong ngày và lưu trú ở đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cấp lên, đóng gói thành các sản phẩm chất lượng cao. Sau này, nhất là khi di sản vươn tầm thế giới, tôi tin rằng các dòng khách chuyên khám phá di sản sẽ về với Yên Tử ngày càng nhiều hơn…

Không chỉ là giá trị di sản của Yên Tử, sắc màu văn hoá truyền thống của cộng đồng người Dao Thanh Y dưới chân núi cũng được đơn vị khai thác khá bài bản cũng như đưa người dân địa phương, đa số là người Dao Thanh Y, tham gia vào các hoạt động văn hoá – du lịch tại khu vực Làng Nương.

Người Dao làm du lịch

Đồng bào Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử chiếm khoảng 60% dân số xã Thượng Yên Công, trong đó các thôn như Khe Sú 1, Khe Sú 2 gần như 100% là người Dao Thanh Y với nhiều nét văn hoá đặc sắc đã tồn tại hàng trăm năm qua. Nhìn ra tiềm năng này, chị Trương Thị Thanh Hương là người phụ nữ Dao Thanh Y nơi đây, với niềm đam mê làm du lịch cộng đồng đã bàn bạc với người thân trong gia đình đầu tư xây dựng Tổ hợp tác cộng đồng dân tộc Dao Thanh Y tại thôn Khe Sú 2, để lan toả những giá trị văn hoá của đồng bào mình tới du khách…

Chị Hương (giữa) cùng nhân viên đóng gói các sản phẩm thảo dược được lấy từ những bài thuốc bí truyền từ xa xưa của người Dao ở Yên Tử.

Ngắm nhìn không gian nhỏ xinh khoảng 300m2 của mô hình với các dịch vụ ẩm thực, ngâm chân, tắm thảo dược của đồng bào Dao, chúng tôi cảm nhận sự chăm chút tỉ mỉ, kỹ lưỡng cũng như tâm huyết của chị và người thân. Chị Hương cho hay, tổ đã liên kết với bà con có những bài thuốc bí truyền từ xa xưa của người Dao, từ đó bào chế ra các loại thuốc dạng bột thuận tiện cho ngâm chân, tắm tại chỗ hay bán cho du khách mang về sử dụng. Các sản phẩm thổ cẩm cũng vậy, từ nét thêu của người Dao bản địa tạo ra các sản phẩm chi tiết từ khăn, áo, cả bộ trang phục cho tới gối thêu thổ cẩm ứng dụng trong cuộc sống và bán cho du khách.

Việc đầu tư mô hình cho đến nay vào khoảng 1 tỷ đồng, con số không quá lớn nhưng cho thấy sự mạnh dạn, nỗ lực không nhỏ của chị và gia đình. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 2 năm nay, mô hình bước đầu cho thấy sức hút nhất định với du khách. Chia sẻ về những khó khăn của một mô hình tiên phong ở xã, chị Hương cho hay, khó từ kinh phí đầu tư cho tới việc tuyên truyền vận động, thay đổi tư duy bà con cùng am hiểu, chung tay xây dựng được bản du lịch cộng đồng. Để tạo sức hút hơn nữa, chị mong muốn thời gian tới có thêm nguồn lực mở rộng với nhiều dịch vụ hơn nữa như homestay, trải nghiệm…

Các sản phẩm thêu tinh tế được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Dao Thanh Y, trưng bày tại mô hình du lịch cộng đồng người Dao tại xã Thượng Yên Công.

Chinh phục du khách từ ẩm thực bản địa

Bên cạnh mô hình của chị Hương, việc khai thác giá trị văn hoá bản địa cũng được nhiều hộ dân khai thác dịch vụ tại đây chú trọng tìm tòi, sáng tạo, đưa vào phục vụ du khách dọc tuyến đường dưới chân núi về với Yên Tử. Có thể kể tới nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của người Dao Thanh Y được nhiều hộ làm du lịch, kinh doanh nhà hàng, quán ăn vận dụng tương đối thành công, ghi được ấn tượng tốt với du khách.

Chị Phạm Thị Ngân, một hộ kinh doanh của địa phương, phân tích: Ở đây có những món đặc sản chế biến theo cách riêng của người Dao và phải ở đây nấu mới ngon… Quả thật, nhìn mâm cơm dân dã làm từ các nguyên liệu của địa phương được bày biện khéo léo đặt xuống phục vụ cho khách, ai cũng thấy ngon mắt, ngon miệng. Đó là món xôi 5 màu bắt mắt, dẻo thơm, món măng trúc xào dậy mùi thơm, cá suối chiên giòn cuốn lá lốt hay món canh cá nấu với loại lá chua của địa phương cho tới món gà nướng, trâu xé với hương vị đặc biệt thơm ngon…

Du khách tìm hiểu về sản phẩm nước mơ Yên Tử do gia đình ông Vũ Anh Tuấn sản xuất khi tới tham quan mô hình tại xã Thượng Yên Công.

Cùng với đó, bà con nơi đây còn biết chế biến quả mơ Yên Tử thành các thức uống tốt cho sức khoẻ, một số sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao của tỉnh. Đơn cử như gia đình ông Vũ Anh Tuấn tại thôn Nam Mẫu 2 đã nối tiếp cha mình duy trì, phát triển nghề truyền thống này từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ông còn thiết kế mô hình chế biến quả mơ tựa như một sơn động nhỏ dựa theo huyền tích về giấc mơ vua Trần Nhân Tông ngự trên rồng vàng, bay vào động lớn, phía dưới có hồ nước nở đầy sen vàng, phía trên là ngút ngàn hoa quả chín sực nức hương thơm…

Hay như bà Trần Thuý Tập, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại và Dịch vụ Thăng Long (trụ sở tại TP Uông Bí), đã ươm trồng một vườn mơ 4ha tại xã Thượng Yên Công từ 2 năm qua với 3.000 cây mơ giống, tạo thành vùng nguyên liệu cho sản phẩm của đơn vị gắn với Yên Tử. Bà còn mong muốn đầu tư mở rộng, biến khu vườn mơ thành khu du lịch sinh thái, góp phần kết nối với khu du lịch tâm linh này.

Cần thêm những trợ lực

Giàu có về tiềm năng nhưng qua thực tế cũng cho thấy, các mô hình du lịch khai thác các cảnh điểm, giá trị văn hoá bản địa của đồng bào Dao Thanh Y hiện nay dưới chân Yên Tử còn khá nhỏ lẻ, một số còn mang tính tự phát, cần thêm những lực đẩy để có thể duy trì, phát triển bền vững hơn. Chia sẻ về điều này, chị Phạm Thị Phương Thuý, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công, cho biết: Định hướng phát triển du lịch dưới chân Yên Tử gắn với khai thác giá trị văn hoá vùng đồng bào dân tộc Dao Thanh Y đã nằm trong kế hoạch của xã. Năm nay, chúng tôi còn có kế hoạch xây dựng không gian trưng bày văn hoá dân tộc Dao Thanh Y, để làm dày dặn thêm vốn cổ truyền thống.

Kết nối du khách khi hành hương về Yên Tử tới các điểm du lịch cộng đồng là hướng đi được Công ty CP Phát triển Tùng Lâm quan tâm.

Với các mô hình du lịch cộng đồng còn khá mới mẻ ở xã, chị cho hay, xã đã có kế hoạch tổ chức cho đội ngũ cán bộ từ xã đến cơ sở đi tham quan, trải nghiệm các mô hình, giúp họ mường tượng ra mô hình du lịch cộng đồng là như thế để về phát triển ở địa phương. Cùng với đó là hướng tới việc kết nối tour với các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Xã sẽ thành lập CLB hướng dẫn viên bản địa chính là các cô gái Dao, từ đó giúp kết nối những tour mà họ đang tham gia với những điểm du lịch trên địa bàn…

Qua tìm hiểu của chúng tôi cho thấy, doanh nghiệp lớn ở đây là Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cũng tính đến việc kết nối khách tới các điểm du lịch văn hoá tại xã Thượng Yên Công, nhằm gia tăng cơ hội cho du khách, kể cả khách nước ngoài, được trải nghiệm các giá trị văn hoá bản địa, đời sống thực của người dân khi về với Yên Tử.

Ông Lê Trọng Thanh bày tỏ: Việc chia sẻ lượng khách, kinh nghiệm để phát triển du lịch là hướng đi mà Tùng Lâm luôn theo đuổi. Chúng tôi cũng mong chính quyền, các hộ làm du lịch dành tâm huyết khi xây dựng mô hình, có thể đầu tư thêm những ngôi nhà truyền thống của người Dao, duy trì nếp sống, phong tục tập quán, sự bài trí mang nét văn hoá riêng của đồng bào nơi đây. Sau này, Tùng Lâm có thể sẽ đầu tư một không gian làng văn hoá Dao nơi đây đạt tới sự chuẩn mực về dịch vụ, gia tăng các trải nghiệm có tính văn hoá cao…  

Yên Tử có lịch sử cả nghìn năm, hiện nằm trong Quần thể di sản Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đề cử UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Vì vậy, việc mở rộng kết nối du khách giữa những doanh nghiệp lớn như Tùng Lâm với các mô hình du lịch nhỏ thiết nghĩ là rất cần thiết, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Qua đây, cũng góp phần lan toả mạnh mẽ các giá trị văn hoá của Yên Tử gắn với nâng cao đời sống dân sinh khu vực di sản.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Cùng chuyên mục

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất