Powered by Techcity

Khác biệt giữa phở Nam Định và phở Hà Nội

Phở Nam Định đậm vị nước mắm, phổ biến là áp chảo, tái lăn còn phở Hà Nội nước dùng trong và thanh, với các món chính là tái, chín và tái chín.

Phở Hà Nội và phở Nam Định được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm 9/8. Dù còn nhiều tranh luận, hai địa phương đều được coi là “nơi khai sinh” của phở. Tuy nhiên, phở ở mỗi nơi đều có những điểm khác biệt.

Phở Hà Nội tại một quán ở quận Đống Đa. Ảnh: Quỳnh Mai

Về nguồn gốc, trong cuốn sách “Trăm năm phở Việt” ra mắt năm 2022, nhà khoa học Trịnh Quang Dũng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho hay có hai luồng ý kiến về nguồn gốc của phở: Hà Nội hay Nam Định. Theo đó, đầu thế kỷ XX, “đội quân phở gánh” của dòng phở Nam Định đã rong ruổi lên Hà Nội hành nghề. Cũng trong khoảng thời gian này xuất hiện dòng phở gốc Di Trạch, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).

Một giả thuyết khác chưa chính thức, được đề cập trong Lý lịch di sản của tỉnh Nam Định cho rằng một đầu bếp ở thành phố Nam Định đã sáng tạo ra phở bởi đây từng là trung tâm dệt vải thuộc địa lớn nhất Việt Nam, nơi có các ông chủ người Pháp và lao động người Việt. Đầu bếp nghĩ ra một món súp để làm hài lòng cả hai nhóm người này. Ông dùng hai nguyên liệu chính là bánh phở (nguồn gốc Việt Nam) và thịt bò (nguồn gốc Pháp) rồi thêm một số gia vị để thành phở như hiện nay.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dung, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, về phở Nam Định ở Hà Nội năm 2001 được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đề cập trong tài liệu công nhận “Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia”, cũng cùng ý kiến. Theo đó, dựa trên lời kể của chủ một số cửa hàng phở tại Hà Nội là người Nam Định, có thể những người làng Vân Cù, Tây Lạc (Nam Định) ra Hà Nội đi làm thuê cho cửa hàng người Hoa và học nghề, rồi ở lại Hà Nội mở cửa hàng phở góp phần hình thành thương hiệu “Phở Nam Định” tại Hà Nội. Hà Nội từ đó trở thành cái nôi để phở phát triển bởi thị trường dồi dào hơn.

Về cách chế biến, nước dùng là thành phần quan trọng nhất của mỗi bát phở, cũng là đặc điểm để đánh giá chất lượng món ăn. Nước dùng thể hiện sự tinh tế nhờ sự kết hợp các loại thảo mộc, gia vị để tạo nên hương vị đặc trưng. Sự khác biệt của phở Hà Nội và Nam Định cũng nằm ở đây.

Với phở Nam Định, nước dùng không thể thiếu nước mắm cốt được sản xuất tại vùng biển địa phương. Công thức và quy trình chế biến nước dùng vừa là bí quyết gia truyền lưu giữ trong nhiều thế hệ trong gia đình tại Nam Định như phở Cụ Tặng, phở Cồ, vừa là sự sáng tạo, dấu ấn của lớp kế cận. Nước dùng được ninh từ xương ống, có thể thêm đuôi bò để tạo độ ngậy. Khi ninh xương, nước lần hai mới dùng để tránh mùi hôi của xương bò.

Với phở Hà Nội, những cửa hàng phở lâu năm tại đây chỉ nấu nước dùng từ xương bò kết hợp với gừng, thêm hành củ đã nướng qua lửa, có thêm quế, hồi, thảo quả và nguyên liệu khác. Tỷ lệ và thời điểm bỏ các nguyên liệu vào nước dùng là bí quyết đặc trưng của mỗi hàng. Trong quá trình ninh phải vớt bọt, sau 24 tiếng vớt ra, chắt lấy nước cốt. Nước dùng nêm nếm bằng muối, gia vị, rất ít nơi sử dụng nước mắm như Nam Định.

Bà Hà, chủ quán phở bò cụ Tặng Nam Định chế biến phở bò áp chảo. Ảnh: Thùy Linh

Phở Nam Định có cả tái, chín, nhưng áp chảo phổ biến và được người Nam Định yêu thích. Phần thịt bò được đảo trên chảo mỡ nóng già, có tỏi đập dập, rau cải, cà chua, hành tây, cà rốt, sau đó gia giảm gia vị, hạt tiêu, thêm chút nước dùng phở cho thịt mềm. Sau khi chần bánh phở xong thêm phần thịt bò đã xào lên trên và chan nước dùng rồi thưởng thức.

Phở Hà Nội phổ biến là tái, chín và tái chín. Phần thịt thường là thăn, nạm gầu hoặc lõi bò. Thịt thái miếng mỏng theo chiều dài thớ.

Khác biệt còn nằm ở sự cải biến: người Hà Nội có thêm phở gà. Nước dùng phở gà được ninh từ xương, đầu và chân gà hoặc thêm xương lợn kết hợp với gừng, đun sôi, vớt bọt kỹ rồi đun liu riu cho xương tiết ra nước ngọt. Gà ngon thường là gà ta nuôi tự nhiên nặng không quá hai kg. Da gà vàng, thịt hồng sậm không thớ và không có mỡ dưới da.

Về cách thưởng thức, điểm tương đồng của phở Hà Nội và Nam Định là các quán phở ngon thường có bàn ghế xuềnh xoàng. Bàn ăn phở hơi thấp so với bình thường để nước dùng không văng vào quần áo khi thực khách cúi xuống. Có thời điểm, quán phở máy lạnh từ miền Nam xuất hiện Hà Nội, nhưng không phát triển và được cho là không phù hợp văn hóa và thói quen ăn uống.

Phở cụ Tặng Nam Định. Ảnh: Thùy Linh

Người Hà Nội ăn phở không vắt chanh hay thêm tương ớt, chỉ dùng giấm tỏi và ớt tươi vì vị chua trong quả chanh tạo ra mạnh hơn vị chua trong giấm nên chanh làm dậy hương vị nước dùng phở gà, nhưng lại phá vị phở bò. Dù vậy, nhiều hàng phở hiện phục vụ đầy đủ chanh, ớt, giấm tỏi và quẩy đi kèm. Phở Hà Nội khi ăn thường sử dụng đũa tre và thìa.

Những quán phở tại Hà Nội thường chuyên một loại phở, bò hoặc gà. Sở dĩ không vừa phở bò và gà vì sẽ lẫn vị, nước dùng cũng không thể sử dụng chung. Phở được phục vụ đầy đủ trong một bát, không ăn kèm các món khác, trừ quẩy.

Theo truyền thống, bánh phở Nam Định và Hà Nội đều có sợi bánh to bản, tráng và thái tay, mỏng vừa phải. Sợi bánh ăn mềm mướt nhưng không bở nát, thấm vị thơm ngọt của nước dùng. Tuy nhiên, hiện đa phần bánh phở đều thái bằng máy nên sợi nhỏ hơn.

Theo thống kê năm 2024 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định, tỉnh có gần 500 cửa hàng phở, trong đó thành phố Nam Định và huyện Nam Trực là nơi tập trung nhiều hàng lâu năm, nhiều nơi trên hai thế hệ như phở Cụ Tặng, Hải Phở, phở Trường, phở Bà Thu, phở Tạo, phở Cồ. Còn tại Hà Nội, thống kê đến cuối năm 2023 của Sở Văn hóa Thể thao, có gần 700 cửa hàng phở ở thủ đô, tập trung chủ yếu ở các quận Ba Đình (21 cửa hàng), Hoàn Kiếm (32), Cầu Giấy (29), Đống Đa (9), Hai Bà Trưng (30), Thanh Xuân (56), Long Biên (93). Những thương hiệu phở gia truyền gồm phở Chiêu, phở Tình, phở Tư Lùn, phở Sướng, phở Vui, phở Nhớ, phở Thìn (Bờ Hồ), phở Thìn Lò Đúc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phở Nam Định, Hà Nội và mì Quảng được công nhận di sản quốc gia

Ba món nổi tiếng ở Hà Nội, Nam Định và Quảng Nam được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vì mang nhiều giá trị từ lịch sử, tri thức đến kết nối cộng đồng. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) hôm 9/8 công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, đối với phở Hà Nội, phở Nam Định và...

Diệp Bảo Ngọc và vai diễn khác biệt trong “Làm giàu với ma”

Là gương mặt đang được khán giả chú ý sau nhiều vai diễn thành công cả trên phim truyền hình và phim điện ảnh, Diệp Bảo Ngọc tiếp tục khẳng định sự đa dạng trong diễn xuất của mình với vai diễn ma nữ trong “Làm giàu với ma”, phim mới của đạo diễn Nguyễn Nhật Trung. Bắt đầu được biết đến qua các cuộc thi Miss Teen 2010, Hoa hậu Phụ nữ Thời đại 2011, Diệp Bảo Ngọc dấn...

Có gì ở Quảng An – phố Hà Nội ‘thú vị nhất thế giới’?

Nằm trong top "con phố thú vị nhất thế giới" của Time Out, Quảng An là nơi du khách có thể tìm thấy sự yên bình xen lẫn sôi động và trẻ trung. Quảng An dài 1,2 km, bắt đầu từ ngã ba với phố Xuân Diệu và kết thúc ở ngã ba với phố Quảng Khánh, thuộc quận Tây Hồ, cách phố cổ Hà Nội khoảng 5 km về phía bắc. Cuối tháng 3, tạp chí du lịch nổi tiếng...

‘The Beekeeper’ – Một phim hành động khác biệt

Đây là một phim hành động đang được mong chờ rất nhiều của đạo diễn nổi tiếng David Ayer và có sự tham gia của diễn viên hành động hàng đầu Jason Statham. The Beekeeper (tựa Việt: Mật vụ ong) hứa hẹn mang đến cho khán giả một trải nghiệm điện ảnh đầy mạo hiểm và kịch tính. The Beekeeper sẽ công chiếu từ ngày 12/1/2024. Nhân vật chính với yếu tố mới lạ Đây là phim hành động đặc biệt...

Cùng tác giả

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị tổ chức Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024

Từ ngày 26 đến 29/12/2024, tại Quảng trường Sun Carniva Plaza, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, sẽ diễn ra Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực. Liên hoan do Sở Du lịch Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức. Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 gồm chuỗi các hoạt động mới lạ, hấp...

Quảng Ninh có hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024

Giải thưởng World Cruise Awards thuộc hệ thống giải thưởng uy tín toàn cầu World Travel Awards mới đây vinh danh Grand Pioneers Cruise của Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận (trụ sở chính tại TP Uông Bí) là hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024. Đây là hãng du thuyền đầu tiên của Việt Nam được trao giải thưởng này. Grand Pioneers Cruise vinh dự được đề cử hạng mục giải thưởng này cùng nhiều thương hiệu...

Hết năm 2024, du lịch Việt Nam có thể cán đích 18 triệu lượt khách quốc tế?

Việt Nam cần đón thêm khoảng 3,9 triệu lượt khách quốc tế trong 2 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024. Năm 2024, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Đây được coi là mục tiêu "nhiều tham vọng" với ngành công nghiệp không khói này. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, sau 10...

Hà Nội là điểm đến golf tốt nhất thế giới 2024

Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới công nhận thủ đô của Việt Nam là "Điểm đến Golf tốt nhất thế giới" năm 2024. Đây là lần thứ 8 liên tiếp Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng này. Tối 23/11, tại quần đảo Madeira, Bồ Đào Nha, ban tổ chức cuộc thi World Golf Awards (Giải thưởng Golf thế giới) công bố danh sách và điểm đến đạt giải liên quan đến bộ môn golf. Các hạng được phân...

Vietnam Airlines được vinh danh ‘Hãng hàng không 5 sao xuất sắc’

Đây là năm thứ hai liên tiếp Vietnam Airlines được tổ chức The Airline Passenger Experience Association (APEX) vinh danh hạng mục này. APEX cho biết trao tặng danh hiệu trên cơ sở đánh giá trải nghiệm của hành khách của hàng triệu chuyến bay toàn cầu. Bên cạnh chất lượng dịch vụ, Vietnam Airlines được đánh giá cao về khả năng kết nối hành khách quốc tế đến Việt Nam thông qua những trải nghiệm bay tốt đẹp. Chia sẻ...

Khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch biển

Quảng Ninh có bờ biển trải dài ở phần lớn các địa phương trên địa bàn, trong đó có vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long nổi tiếng. Với lợi thế đó, trong nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung khai thác, đưa du lịch biển trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế. Tỉnh tiếp tục mở rộng không gian phát triển du lịch biển theo 4 vùng, trong đó vịnh Hạ Long...

Ấn tượng Ô Trấn của khách Việt

Vẻ đẹp tịch mịch, huyền hoặc của cổ trấn hơn nghìn năm tuổi Ô Trấn khiến Minh Nhã, du khách đến từ TP HCM nhớ nhất sau chuyến du lịch Trung Quốc. Cách Thượng Hải 140 km, Ô Trấn cùng với Chu Trang, Tây Đường, Lục Trực là 4 cổ trấn nổi tiếng bên sông Dương Tử (Trường Giang). Trấn cổ được xây dựng từ năm 872, thuộc địa phận thành phố Đồng Hương-Gia Hưng tỉnh Chiết Giang, nằm trong tam...

TP Hạ Long: Tổng kết lớp đào tạo nghề nghiệp vụ du lịch gia đình năm 2024

Ngày 24/11, phòng LĐTB&XH thành phố Hạ Long phối hợp với Công ty TNHH phát triển thương mại và đào tạo nghề Hòa Thành và UBND xã Dân Chủ tổ chức tổng kết lớp đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng nghề nghiệp vụ du lịch gia đình năm 2024 cho 20 học viên. Trong thời gian 3 tháng, các học viên đã được truyền đạt những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các nghiệp...

Quảng Yên: Bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, TX Quảng Yên luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn, nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này cho công tác phát triển du lịch. Quảng Yên có 219 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng với 11 điểm di tích và được xếp hạng là Di tích quốc đặc biệt, 34...

Tour du lịch kết hợp từ thiện về Kỳ Thượng (Hạ Long)

Ngày 23/11, công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Quảng Ninh tổ chức tour du lịch kết hợp từ thiện “Áo ấm cho em” về xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long. Đoàn du lịch kết hợp từ thiện năm nay của Vietravel có trên 50 khách tham gia. Họ đến từ các địa phương trong tỉnh và một số thành phố tỉnh ngoài như Hải Dương, Hà Nội. Năm nay điểm đến của đoàn du lịch từ thiện là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất