Powered by Techcity

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia thể hiện cố gắng rất lớn của các địa phương

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, những kết quả đạt được trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia dù có thể chậm, chưa đạt mục tiêu nhưng đó cũng là những cố gắng rất lớn của các địa phương trong bối cảnh nguồn lực hỗ trợ từ trung ương giảm.

Thiết kế chính sách phù hợp để phát huy năng lực cho địa phương

Chiều 30/10, phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan bày tỏ thống nhất với quan điểm tiếp cận của Đoàn giám sát của Quốc hội với liều lượng đánh giá thỏa đáng, đồng thời gợi mở nhiều điều để Ban Chỉ đạo Trung ương về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện.

Cùng với đó, các ý kiến của các đại biểu Quốc hội với nhiều thông tin bổ ích đã ghi nhận, đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, nhất là những thành tựu sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ta, được bạn bè quốc tế công nhận.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Trước một số tồn tại hạn chế đã được chỉ ra, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chia sẻ thêm một số vấn đề, như hệ thống văn bản hướng dẫn cồng kềnh xuất phát từ quan điểm tiếp cận đa mục tiêu, cùng với sự phối hợp trên dưới, ngang dọc chưa chặt chẽ, khi thiết kế chương trình phức tạp nhưng nguồn lực hạn chế. Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ, vẫn còn nhiều việc phải làm để kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương cùng tháo gỡ.

Về đề xuất xem xét lại cơ chế ủy quyền, phân cấp, nhất là về nguồn vốn cho cấp huyện, Bộ trưởng cho rằng đây là một giải pháp khả thi, đồng thời nhấn mạnh trong bối cảnh này, bên cạnh mục tiêu giải ngân cũng phải bảo đảm được tất cả những chỉ tiêu, những mục tiêu đưa ra để có được nông thôn mới phát triển bền vững.

Mặc dù trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhưng cũng có cơ chế đặc thù cho riêng các vùng miền, điều này có sự chênh lệch giữa các địa phương. Qua các ý kiến của các đại biểu đã cho thấy trong cùng một vùng miền cũng có những tỉnh vượt lên. Do đó, khi tiếp cận và vận hành chương trình thì vướng mắc nhất sẽ ở những địa phương dưới mức trung bình.

Từ đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ trình với Ban Chỉ đạo Trung ương trong thời gian tới để tính toán vấn đề này.

Bộ trưởng nhấn mạnh, những kết quả đạt được hôm nay có thể chậm, chưa đạt được mục tiêu nhưng đó cũng là những cố gắng rất lớn của các địa phương khi mà nguồn lực hỗ trợ từ trung ương giảm gần một nửa nhưng mục tiêu không thay đổi. Sự cố gắng của các địa phương là rất nhiều nhưng trong thời điểm hiện nay đã bắt đầu “đuối”.

Ngoài ra, về rào cản quản lý giữa các ngành, Bộ trưởng cho biết cấu trúc bộ máy của 3 chương trình và năng lực tiếp nhận của cán bộ địa phương, nhất là cán bộ cấp xã thay đổi liên tục cũng là một phần hạn chế. Do đó, thời gian tới, Bộ trưởng nêu rõ sẽ chú trọng đào tạo hơn cho đội ngũ cán bộ.

Cũng theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có những chỉ tiêu cần phải xem xét lại trong thời gian tới, đồng thời chia sẻ về tình hình thực tế khi xã sau khi hoàn thành tiêu chí nông thôn mới thì các nguồn lực hỗ trợ không còn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói thực tế này cho thấy thiết kế 3 chương trình mục tiêu còn có những lỏng lẻo. Ở đây cũng có áp lực kép, một phần mong muốn tất cả các xã lên nông thôn mới để hoàn thành đúng chỉ tiêu, nhưng khi lên nông thôn mới thì nguồn lực hỗ trợ sẽ bị giới hạn.

Do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh những vấn đề trong thiết kế chính sách trong thời gian tới sẽ xem xét để tạo được năng lực cụ thể cho địa phương, bởi nguồn lực nhà nước không thể hỗ trợ được hết mà cần phát huy được năng lực của cộng đồng.

Bảo đảm mô hình thống nhất, hiệu quả của Ban Chỉ đạo các cấp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Cũng tại phiên thảo luận, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã nêu. Về mô hình chỉ đạo của Ban Chỉ đạo các cấp, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, hiện nay chưa thống nhất mô hình ở cấp địa phương, do đây là vấn đề thực tiễn đang đặt ra, mỗi địa phương có tổ chức mô hình khác nhau, tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng địa phương.

Do áp lực không làm phát sinh thêm cơ quan, bộ máy, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thông tin, các địa phương thường sử dụng Sở Kế hoạch Đầu tư làm cơ quan chủ trì cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, cũng như 3 đơn vị như phân công ở Trung ương.

Riêng Chương trình nông thôn mới thì có thêm văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới đã được thành lập từ giai đoạn trước, tiếp tục hoạt động trong giai đoạn này. Đó là những mô hình bước đầu, chưa bảo đảm tính thống nhất nhưng bước đầu đã đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình ở các địa phương.

Thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các bộ, ngành tham mưu với Chính phủ nghiên cứu, thiết kế mô hình thống nhất từ Trung ương đến địa phương bảo đảm hiệu quả hơn.

Về hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, riêng với Ủy ban dân tộc đang là cơ quan chủ trì, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, đây là chương trình rất lớn, lần đầu tiên được tích hợp từ các chính sách, văn bản có liên quan chính sách dân tộc ở các giai đoạn trước đây còn hiệu lực đến năm 2020, được tích hợp vào chương trình cùng một số chính sách mới.

Về tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư cho chương trình còn chậm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh lý giải, có nhiều lý do cả chủ quan và khách quan dẫn đến vấn đề này, trong đó khúc mắc lớn nhất hiện nay là giải ngân vốn sự nghiệp, còn vốn đầu tư công không khó khăn trong giải ngân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội việc phân quyền nhiều hơn nữa cho địa phương trong giải ngân vốn sự nghiệp.

Khắc phục chồng chéo, bất cập trong ban hành các văn bản

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Về phần Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trong thời gian vừa qua, bộ đã phối hợp tích cực với các bộ, ngành trong quá trình xây dựng, thiết kế, thẩm định chương trình.

Đặc biệt, Bộ đã tổng hợp và báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội Tờ trình 557 về một số cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong triển khai thực hiện…

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ, hiện nay cơ bản đã hoàn thành tất cả các văn bản hướng dẫn của Trung ương gồm 34 văn bản quy phạm pháp luật, 75 văn bản thông thường. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng rút kinh nghiệm về việc ban hành các văn bản còn chậm, trong đó có văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đưa ra nguyên nhân về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, khối lượng văn bản rất lớn, nhiều vấn đề phức tạp, có những vấn đề mới liên quan nhiều lĩnh vực; các chương trình cũng không được xem xét và phê duyệt tại một thời điểm. Vì vậy, về tổng thể chung rất khó tránh khỏi sự chồng chéo, bất cập.

Bộ trưởng nêu rõ sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện thiết chế văn hóa ở các cấp

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không phải là cơ quan chủ trì 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, tuy nhiên nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới vấn đề văn hóa khi triển khai thực hiện 3 chương trình này.

Bộ trưởng cho biết, trong tư tưởng chỉ đạo cũng như kết quả mục tiêu của 3 chương trình, nếu thực hiện được 3 chương trình đúng với sự chỉ đạo chung thì sẽ đạt được nhiều kết quả nổi bật như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn…

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn. Tiếp cận ở góc độ văn hóa, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, tốc độ đô thị hóa nhanh ở nông thôn làm cho con người cảm thấy những “hồn quê” của người Việt đã dần biến mất, thay vào đó là những tấm bê-tông…

Theo phân cấp, chính quyền địa phương là cơ quan quyết định về vấn đề quy hoạch, xây dựng và chịu trách nhiệm trước các vấn đề đó.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, chúng ta đã và đang xây dựng, hoàn thiện thiết chế văn hóa, tuy nhiên hiện cấp tỉnh mới đạt 80% có thiết chế văn hóa, cấp huyện mới đạt 70%… Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư hoàn thiện thiết chế văn hóa ở các cấp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đã được Quốc hội thông qua sáng 27/11, với 430 đại biểu tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội. Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo...

Bảo đảm nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 (Chương trình). Làm rõ cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, Chương trình nhằm tiếp nối...

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

Ngày 19/7, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm; phương hướng thực hiện các tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường chủ trì hội nghị. Năm 2024, tổng vốn ngân sách tỉnh bố trí thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là...

Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%). Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra...

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình. Kết quả giải ngân có nhiều chuyển biến song...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất