Powered by Techcity

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Rau sạch tại những nông trường VinEco được phân phối tại các hệ thống siêu thị. (Ảnh TRẦN THANH GIANG)

Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao nhận thức và phát huy sự tham gia từ phía người tiêu dùng trong việc thực hành tiêu dùng bền vững, qua đó đồng hành cùng doanh nghiệp đạt được các kết quả bền vững.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 đã ban hành khái niệm tiêu dùng bền vững cũng như xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong việc tham gia thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững nói riêng và phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung.

Tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Lê Triệu Dũng nhận định: Sản xuất và tiêu dùng bền vững đã trở thành mắt xích quan trọng bảo đảm hiệu quả của tiến trình bền vững. Đây không chỉ là trách nhiệm theo quy định của pháp luật, mà còn là xu hướng, yêu cầu khách quan từ thực tiễn, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, người tiêu dùng đã và đang ngày càng thể hiện rõ vị trí, tầm quan trọng và mức độ quyết định đối với thành công của quá trình này.

Thực tế hiện nay, tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững không còn là những khái niệm xa lạ, mà đang dần phổ biến hơn trong đời sống hằng ngày. Khảo sát của Viện Nghiên cứu giá trị doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM (IBM Institute for Business Value – IBV) đối với 14.000 người đến từ chín quốc gia cho thấy, 90% số người được khảo sát nhận định đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan môi trường và tiêu dùng bền vững. Người tiêu dùng đang dần quay lưng, hạn chế sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng lãng phí tài nguyên hoặc có tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng.

Theo Bộ Công thương, nhu cầu tiêu dùng xanh tại Việt Nam đã tăng trưởng bình quân 15%/năm giai đoạn 2021-2023. Hơn 72% số người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm xanh, cho thấy nhận thức và quan tâm của người tiêu dùng đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe, môi trường ngày càng gia tăng.

Đáp ứng xu thế này, nhiều không gian dành cho sản phẩm xanh cũng bắt đầu xuất hiện tại các hệ thống bán lẻ. Giám đốc Siêu thị Aeon Hà Đông (Hà Nội) Nguyễn Thị Hải Thanh chia sẻ: Aeon Hà Đông có các quầy tính tiền ưu tiên cho khách hàng không sử dụng túi ni-lông, đồng thời cung cấp dịch vụ “rent a bag” cho mượn túi môi trường trực tiếp tại quầy thu ngân với chi phí 5.000 đồng/túi và sẽ hoàn lại phí thuê khi trả túi tại quầy dịch vụ. Chúng tôi còn triển khai chương trình ngày không dùng túi ni-lông vào thứ hai đầu các tháng từ năm 2023 cũng như ngừng phân phối các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và chuyển đổi từ thẻ mua sắm nhựa sang sử dụng ứng dụng di động. Hệ thống WinCommerce cũng đã và đang chung tay bảo vệ môi trường bằng việc triển khai loạt giải pháp “xanh” tại hệ thống siêu thị và siêu thị mini WinMart/WinMart+.

Cụ thể, WinCommerce sử dụng tất cả túi ni-lông tự hủy sinh học; đồng loạt giảm hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng một lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường.

Cần thêm trợ lực từ Nhà nước

Có thể thấy, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay. Thực tế là không ít cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đã sớm nhận thức được vấn đề và chủ động triển khai giải pháp kịp thời. Đơn cử, từ khoảng ba năm trở lại đây, Tổng công ty May 10 đã triển khai nhiều hoạt động xanh hóa sản xuất như đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng; đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái; liên kết chuỗi sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài để sử dụng nhiều nhất các sản phẩm tái chế, từ thiên nhiên,…

Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt chia sẻ: Xanh hóa sản xuất không còn là việc muốn hay không mà đến nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu bền vững. Ngay cả trong quá trình sản xuất, những nhiên liệu đầu vào đốt bằng than cũng đang được chuyển đổi sang nhiên liệu đốt bằng điện sinh khối nhằm bảo đảm lượng khí thải carbon ít nhất. Dự kiến, trong năm 2024, nếu toàn bộ dự án của May 10 đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải hơn 20 nghìn tấn carbon ra môi trường.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho rằng: Sản xuất, tiêu dùng bền vững là những xu hướng có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững không chỉ tại Việt Nam mà còn ở khu vực và trên toàn thế giới. Nhận thức được điều đó, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã chủ động thực hiện nhất quán quan điểm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững, nhất là trong công tác xây dựng chính sách và ban hành pháp luật. Nhờ vậy, hệ thống chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững đang được ngày càng hoàn thiện.

Tuy nhiên, ông Thi cũng thừa nhận rằng, còn nhiều khó khăn, vướng mắc ở phía trước, cản trở việc sớm đưa các chính sách, pháp luật đi vào thực tiễn. Phần lớn doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của sản xuất bền vững đối với nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển lâu bền của chính mình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tìm kiếm, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất xanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp lưu thông, phân phối cũng đã từng bước xanh hóa quy trình phân phối, giảm bao bì trung gian và chất thải, sử dụng, phân phối sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường. Thế nhưng, các hoạt động này cũng chưa mang tính bền vững, việc sử dụng túi ni-lông, bao bì khó phân hủy vẫn phổ biến,… Về phía người tiêu dùng đã ngày càng hiểu biết hơn và có ý thức ưu tiên lựa chọn tiêu dùng xanh, tuy nhiên giá thành sản phẩm xanh vẫn còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân. Trong khi đó, các hành vi quảng cáo gian dối, lợi dụng thông tin sản phẩm xanh để bán giá cao ngày càng phổ biến, gây e ngại, tâm lý hoang mang đối với người tiêu dùng.

Để bắt kịp xu hướng sản xuất, tiêu dùng bền vững, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho rằng, các doanh nghiệp phải chuyển mình mạnh mẽ hơn. Song song với đó, chúng ta cần thêm trợ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm các cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển các công nghệ hiện đại để áp dụng vào sản xuất xanh. Sản xuất xanh và sạch cần nguồn vốn dài hạn, ổn định, do đó rất cần những cơ chế giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Nhà nước cần có giải pháp khuyến khích và ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất xanh, sạch hơn; hoàn thiện khung cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang nền sản xuất xanh và tiêu dùng bền vững.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Bùi Thanh Thủy cho rằng, vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa mặn mà với các sản phẩm xanh bởi nguyên nhân chủ yếu là giá cả. Trong khi đó, các chính sách đầu tư cho người tiêu dùng lại chưa nhiều.Vì đây là việc ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân, vì vậy chúng ta nên tính đến câu chuyện làm sao để giảm giá thành, giảm thuế tiêu thụ cho các sản phẩm xanh, giúp người dân dễ dàng tiếp cận.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp chăm lo Tết cho người lao động

Cùng với duy trì nhịp độ sản xuất, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động. Khép lại một năm làm việc, có lẽ ai cũng mong chờ một cái Tết đủ đầy. Vì vậy, với 4.500 lao động, Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long đã sớm xây dựng kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động, đảm bảo...

Doanh nghiệp nỗ lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được dự báo nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Song, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đặt ra nhiều mục tiêu, kế hoạch, giải pháp nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tích cực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)...

Quan hệ Việt Nam-Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững

Đại sứ Cuba nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt, Cuba đang thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Rogelio Polanco Fuentes...

Vào mùa than mới – Báo Quảng Ninh điện tử

Toàn thể công nhân, cán bộ ngành Than vừa xuất sắc hoàn thành và hoàn thành vượt mức Chiến dịch thi đua cao điểm 90 ngày đêm quý IV năm 2024, qua đó đóng góp vào tăng trưởng của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), tạo đà để mùa than mới 2025 thu được những thắng lợi mới, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Năm...

Ngành Nông nghiệp quyết tâm vượt khó

Là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 (YAGI), do đó ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đã bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nông nghiệp Quảng Ninh đã dần được tái thiết và phục hồi, phát triển mạnh mẽ. Năm 2025, hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được tập trung thực hiện đồng bộ với việc chuyển...

Cùng tác giả

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Thợ mỏ Than Hạ Long lên xe “0 đồng” về quê đón Tết

Sáng 23/1 (tức ngày 24 tháng Chạp), Công ty Than Hạ Long (TKV) tổ chức 13 chuyến xe miễn phí đợt 1 đưa 516 công nhân và người thân về quê ăn Tết trước một ngày. Theo kế hoạch, sáng 25/1, Công ty tiếp tục tổ chức 8 chuyến xe đợt 2 đưa hơn 300 CBCNV và gia đình về các tỉnh, thành: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất