Powered by Techcity

Hoàn thiện thể chế trong quản lý, sử dụng đất

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 16/6/2022) của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh và nội lực. Đây là nền tảng quan trọng để góp phần phát triển tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nhân dân có cuộc sống ấn no, bình yên và hạnh phúc.

Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long kiểm tra vị trí san gạt trái phép tại khu 6, phường Hà Khẩu. Ảnh: Hoàng Nga

Cụ thể hóa Nghị quyết 18-NQ/TW, tỉnh Quảng Ninhđã chú trọng nhận diện, đánh giá đúng tình hình, hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai có tính đặc thù để định hướng công tác quản lý, sử dụng, phân bổ nguồn lực đất đai theo đúng tinh thần nghị quyết; đáp ứng quan điểm, mục tiêu và phương án quy hoạch theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, trọng tâm là giải quyết các mâu thuẫn, thách thức đặt ra, nhất là những xung đột giữa các ngành kinh tế có sử dụng đất phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ với phát triển công nghiệp than, khoáng sản, KCN, CCN trên cùng một địa bàn, những thách thức trong mở rộng, tổ chức không gian phát triển KT-XH của tỉnh với đặc điểm địa hình có trên 80% đất đai là đồi núi và phải giữ gìn, bảo tồn di sản, văn hóa kỳ quan thiên nhiên và môi trường…

Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, thách thức, tỉnh đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), theo đó đã có 14.118 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân tham gia dự thảo luật này. Trong đó tập trung các ý kiến về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, thuê đất, thu hồi đất, đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất, định giá đất, quy định chuyển tiếp, điều khoản thi hành cùng nhiều ý kiến xác đáng, cụ thể vào các chương trình, các chương, điều, khoản trong luật…

Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo sửa đổi hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng đất đai đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với pháp luật về đất đai, phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương, như: Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức, giao đất, tách thửa đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quy định về việc giao đất đối với các thửa đất nhỏ lẻ, xen kẹp; quy định về thủ tục hành chính về đăng ký đất đai…

Đơn vị nhà thầu tập trung thi công nền đường tại dự án tuyến đường nối từ cầu Vân Đồn 3 đến khu tái định cư xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn). Ảnh: Mạnh Trường

Công tác quy hoạch đất đai của tỉnh cũng được siết chặt, thể hiện được tầm nhìn chiến lược dài hạn, có tính kế thừa, đảm bảo phù hợp, thống nhất gắn kết chặt chẽ, nhằm nâng cao hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh, trên cơ sở đó tỉnh đã chỉ đạo rà soát, lập và điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, nhất là kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định đảm bảo thống nhất, đồng bộ. Đến nay đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chung xây dựng các KKT, các đồ án quy hoạch phân khu để làm cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 (cấp huyện); lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của tỉnh.

Đặc biệt, khi thực hiện quy hoạch các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, tỉnh cũng đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để tạo quỹ đất ở, đất sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên dành quỹ đất có vị trí thuận lợi cho mục đích thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. Đối với đất ở, ưu tiên bố trí tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi theo quy định. Đến nay, cấp huyện đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuẩn bị quỹ đất để bố trí ít nhất 50.000 suất tái định cư trong giai đoạn 2023-2030; chủ động đi trước một bước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch và thực hiện hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tổng số suất tái định cư đã có quy hoạch chi tiết và triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 8.829 suất. Giai đoạn 2024-2025 bố trí là 6.863 suất. Giai đoạn 2026-2030 dự kiến bố trí 34.309 suất.

Song song với đó, tỉnh cũng thực hiện nghiêm việc giao đất, cho thuê đất đảm bảo đúng quy định pháp luật, chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đảm bảo công khai, minh bạch, xác định đúng dự án, đúng đối tượng, đúng trình tự và thủ tục. Đồng thời, tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất của các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa và các loại đất sử dụng đa mục đích. Cùng với đó, đảm bảo cân đối quỹ đất cho phát triển KT-XH, tăng diện tích rừng cảnh quan tại các trung tâm du lịch, dịch vụ; giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 55% đến năm 2025, trên 50% đến năm 2030 và nâng cao chất lượng rừng.

Đường giao thông nối xã Đại Dực- Đại Thành cũ (huyện Tiên Yên) hoàn thành, thuận tiện đi lại cho nhân dân.

Một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn thiện cơ chế xác định giá đất. Tỉnh tăng cường chỉ đạo giám sát việc thực hiện giá đất; có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất. Chính quyền các cấp tăng cường quản lý thị trường đất đai, bất động sản, không để xảy ra tình trạng đầu tư, thổi giá đất làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời, quyết liệt trong hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai và thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước. Ngoài ra, việc xác định giá đất phải đảm bảo chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch, đúng quy định, không để lợi dụng, trục lợi tham nhũng…



Nguồn

Cùng chủ đề

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024

Trong 2 ngày 8 và 9/11, tại TP Hạ Long, Bộ TN&MT tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ TN&MT; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; lãnh đạo các vụ và văn phòng Bộ TN&MT, văn phòng đăng ký đất đai, sở TN&MT của 32 tỉnh, thành phố khu vực phía...

Tăng cường giải quyết KNTC trong đất đai, GPMB

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình triển khai các dự án không tránh khỏi những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Theo thống kê, có trên 80% đơn thư khiếu nại liên quan...

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, tài nguyên

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương của Quảng Ninh đều chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, tài nguyên, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên trên địa bàn. Cụ thể, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, toàn diện, sâu rộng đối với cán bộ, đảng viên, hội...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc chấp hành pháp luật về đất đai

Chiều 29/8, tại TP Hạ Long, Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Cục THADS tỉnh và Sở TN&MT để giám sát việc chấp hành pháp luật về đất đai. Làm việc với Cục THADS tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã nghe báo cáo về việc tổ chức thi hành án hành chính, thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định liên quan đến đất đai giai đoạn từ năm 2021 đến nay. Cụ...

Cùng tác giả

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Nước châu Âu đầu tiên miễn visa cho Việt Nam

Ngày 8/12/2023, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Belarus Evgeny Shestakov tiến hành ký kết Hiệp định miễn thị thực Việt Nam - Belarus tại thủ đô Hà Nội, áp dụng cho người mang hộ chiếu phổ thông của 2 nước. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/1, thông tin từ Bộ Ngoại giao. Cụ thể, công dân 2 nước sở hữu hộ chiếu phổ thông sẽ được tạm trú miễn...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Thợ mỏ Than Hạ Long lên xe “0 đồng” về quê đón Tết

Sáng 23/1 (tức ngày 24 tháng Chạp), Công ty Than Hạ Long (TKV) tổ chức 13 chuyến xe miễn phí đợt 1 đưa 516 công nhân và người thân về quê ăn Tết trước một ngày. Theo kế hoạch, sáng 25/1, Công ty tiếp tục tổ chức 8 chuyến xe đợt 2 đưa hơn 300 CBCNV và gia đình về các tỉnh, thành: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất