Powered by Techcity

Hỗ trợ tái thiết sản xuất lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai

Bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại rất lớn cho ngành lâm nghiệp tỉnh. Để hỗ trợ người dân, các công ty lâm nghiệp sớm khắc phục thiệt hại, tái thiết sản xuất, kinh doanh; tỉnh, trực tiếp là ngành NN&PTNT đang triển khai nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Nguyễn Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về nội dung này.




Ông Nguyễn Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT.

– Ông cho biết rõ những thiệt hại do bão số 3 gây ra với ngành lâm nghiệp của tỉnh?

+ Thời điểm trước khi bão số 3 đổ bộ vào tỉnh, toàn tỉnh có 434.397,1ha đất rừng, tỷ lệ che phủ rừng 55%. Sau khi bão đi qua, toàn tỉnh có trên 117.000ha rừng bị thiệt từ 30-100%, phần lớn là rừng trồng thông, keo, bạch đàn; ngoài ra còn có hàng nghìn ha rừng tự nhiên bị ảnh hưởng, phần lớn bị gãy ngang thân, cành, 100% lá bị tuốt rụng, không có khả năng phục hồi.

Đáng lo ngại, rừng bị thiệt hại để lại khoảng 6 triệu tấn vật liệu rất dễ cháy (thân, cành, rễ, lá đang khô dần), kết hợp với thời tiết diễn biến nắng nóng hanh khô rất dễ cháy khi gặp lửa hoặc các tác động ngoại cảnh (con người, hoạt động sinh hoạt…), tiềm ẩn rất lớn nguy cơ cháy trên diện rộng; thậm chí có thể gây ra những thảm họa về môi trường, những hệ lụy môi trường là rất lớn, có tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn.

Từ sau bão đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ cháy rừng (Vân Đồn 3 vụ, Cẩm Phả 3 vụ, Hạ Long 1 vụ, Ba Chẽ 1 vụ, Móng Cái 1 vụ), diện tích có rừng bị cháy khoảng 57,734ha. Các địa phương đã huy động hơn 1.300 lượt người là kiểm lâm, công an, quân đội, lực lượng tại chỗ trực tiếp tham gia chữa cháy rừng.

Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ngành lâm nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn đến như vậy do thiên tai, bão lụt với trên 30% diện tích rừng hiện có, trong đó gần 50% rừng trồng hiện có bị gãy, đổ.

Các chủ rừng ở huyện Ba Chẽ tranh thủ tận thu rừng, nỗ lực củng cố nguồn lực tái thiết rừng sau bão.

– Ngành NN&PTNT tỉnh đã triển khai những giải pháp gì để hỗ trợ người trồng rừng khắc phục thiệt hại?

+ Trước hết, ngành tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân về công tác PCCC rừng, tự giác dọn dẹp, thu dọn rừng, chủ động làm đường băng cản lửa, xử lý thực bì bảo đảm quy định, tránh cháy tràn lan, thụ động… Đồng thời hoàn thiện việc phân vùng nguy cơ cháy rừng và phương án PCCC rừng  đồng bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh.

Sở NN&PTNT mong các sở, ngành, địa phương với tinh thần cao nhất, khẩn trương chỉ đạo triển khai phương án thu dọn, vệ sinh hiện trường rừng bị thiệt hại theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 2832/UBND-KTTC ngày 1/10/2024 về việc phát động đợt cao điểm hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng trên diện tích bị thiệt hại sau bão số 3; tập trung các nguồn lực của các lực lượng huy động ưu tiên xây dựng các đường băng cản lửa tại các phân vùng phòng ngừa nguy cơ cháy lan trên diện tích rộng, khó kiểm soát. Trong đó vai trò của trưởng các thôn, khu là hết sức quan trọng, sẽ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo người dân xử lý hậu quả và tái thiết hoạt động sản xuất lâm nghiệp sau bão số 3.

Sở chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường lực lượng cho các vùng trọng điểm về nguy cơ cháy rừng để triển khai hiệu quả phương án PCCC rừng sau bão số 3. Đặc biệt chú ý tăng cường tuần tra, kiểm tra; hướng dẫn triển khai các phương án; hỗ trợ công tác chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra. Cùng với đó tổ chức lực lượng, dụng cụ, thiết bị thường trực 24/24h sẵn sàng, chủ động ứng phó, xử lý các tình huống cháy rừng nếu xảy ra.

Sở yêu cầu các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ huy động tối đa nguồn nhân lực, vật lực để quản lý chặt chẽ rừng bị gãy, đổ; trong khi chưa có cơ chế đặc thù của Nhà nước về xử lý tài sản sau thiên tai, các chủ rừng khẩn trương lập phương án khai thác, trình phê duyệt ngay trong tháng 10/2024 để thu dọn chuẩn bị trồng rừng…

Các lực lượng chức năng huyện Ba Chẽ làm đường băng trắng cản lửa tại các diện tích rừng đã bị thiệt hại do bão số 3.

Trước mắt, Sở NN&PTNT tham mưu cho tỉnh và định hướng cho các địa phương, các chủ rừng sớm lựa chọn các loài cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao, chu kỳ ngắn, kết hợp với trồng lại rừng bằng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn. Sở tăng cường giữ liên hệ, hợp tác với các cơ sở về giống cây để đảm bảo về số lượng, chất lượng cây giống; tham mưu UBND tỉnh làm việc với các doanh nghiệp về thu mua gỗ bảo đảm về giá cả, lượng mua để người dân trồng rừng giảm bớt thiệt hại, khó khăn.

Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành, đơn vị tham mưu UBND tỉnh làm việc với các ngân hàng, tổ chức tín dụng có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức hoạt động lĩnh vực lâm nghiệp; tham mưu UBND tỉnh thu hút các nguồn lực từ các quỹ, dự án phù hợp để tạo nguồn lực tái thiết  rừng; nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT tỉnh, trong đó ưu tiên nhiều cho ngành lâm nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Sở tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ NN&PTNT sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai khắc phục thiệt hại về lâm nghiệp do thiên tai (phương án tận thu, hồ sơ thanh lý rừng, phương án trồng lại rừng bị thiệt hại do thiên tai đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân). Trong quá trình đợi các chủ trương từ cấp trên, các địa phương, đơn vị cần chủ động, tích cực chỉ đạo, lên phương án thực hiện kế hoạch trồng lại rừng bị thiệt hại, đồng hành với ngành NN&PTNT tỉnh, chậm nhất đến năm 2027 đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng trước khi xảy ra bão số 3.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ

Theo đánh giá của các chuyên gia, Quảng Ninh là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để trở thành trung tâm chế biến, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên cho đến nay, việc phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh vẫn chưa phát triển đúng như kỳ vọng đặt ra. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 278 cơ sở chế biến lâm sản...

Ban hành quy định về thanh lý rừng trồng đối với diện tích rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 quy định về thanh lý rừng trồng. Nghị định này đã tháo gỡ các quy định về thanh lý rừng đối với diện tích rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước, vốn trước đó cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành quy định về thanh lý rừng. Theo đó, Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thanh lý và quản lý, sử dụng số tiền...

Đề xuất để phát triển rừng sau bão số 3

Phó Giám đốc BQL Rừng phòng hộ hồ Yên Lập Bùi Hữu Rin: Sớm có phương án tận thu, tận dụng lâm sản bị đổ, gãy Rừng phòng hộ hồ Yên Lập có vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ nguồn sinh thủy cho hồ Yên Lập. Tuy nhiên, cơn bão số 3 đã làm gãy đổ hơn 1.000ha rừng trồng nằm trong ranh giới BQL Rừng phòng hộ hồ Yên Lập quản lý, dẫn đến tỷ lệ che...

Rừng Quảng Ninh sẽ xanh trở lại

Cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào Quảng Ninh đầu tháng 9 vừa qua đã tàn phá trên 133.000ha rừng. Ngay sau khi bão tan, các chủ rừng là hộ gia đình, doanh nghiệp lâm nghiệp, ban quản lý rừng và cơ quan chức năng, cũng như toàn thể hệ thống chính trị trong tỉnh đã khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả do bão gây ra, phục hồi sản xuất lâm nghiệp, trong đó nhiệm vụ...

Khôi phục sản xuất lâm nghiệp

Bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại cho ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh ước trên 6.400 tỷ đồng với hơn 117.000ha rừng bị gãy đổ từ 30-100%. Để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều chính sách, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện việc rà soát, kiểm đếm, lập danh sách hỗ trợ, giúp người dân, các công ty...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Lực lượng vũ trang là điểm tựa trong lòng dân, quên mình giúp dân trong phòng chống dịch

Sáng 4/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của lực lượng vũ trang TPHCM. Cùng tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường...

Tôm quỷ đỏ đắt nhất thế giới đổ bộ chợ Tết Ất Tỵ, giá 4,7 triệu đồng/kg

Tôm quỷ đỏ từ vùng biển Địa Trung Hải đang đổ bộ chợ Tết Ất Tỵ. Đây là loại tôm có giá đắt đỏ nhất trên thế giới, lên tới 4,7 triệu đồng/kg, song kích cỡ chỉ ngang với con tôm sú to của Việt Nam. Thị trường hải sản cao cấp đang bước vào những ngày nhộn nhịp nhất năm khi Tết Ất Tỵ cận kề. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp này, ngoài những...

Lý do Phương Mỹ Chi được đóng chính phim điện ảnh thay Kaity Nguyễn, Uyển Ân

Huỳnh Lập tiết lộ từng muốn mời Uyển Ân, Kaity Nguyễn đóng chính cho phim điện ảnh "Nhà gia tiên", song cuối cùng quyết định chọn Phương Mỹ Chi. Nhà gia tiên là dự án điện ảnh tiếp theo do Huỳnh Lập viết kịch bản, làm đạo diễn. Đáng chú ý, Phương Mỹ Chi được giao đảm nhận vai nữ chính Mỹ Tiên trong phim. Đây cũng là lần đầu tiên "cô bé dân ca" thử sức ở lĩnh vực...

Diễn viên nghìn tỷ đổi đời nhờ Trấn Thành viết lại lịch sử phòng vé Việt 2024

Năm 2024, Tuấn Trần - diễn viên nghìn tỷ đổi đời nhờ Trấn Thành có tới 3 phim điện ảnh ra rạp nhưng chỉ có 2 phim lọt top 10 doanh thu cao nhất, dự án còn lại rơi vào top những tác phẩm thua lỗ nặng nề nhất. Tuấn Trần một mình cân 3 phim, doanh thu vượt 680 tỷ Đơn vị thống kê độc lập Box Office Vietnam vừa công bố doanh thu phòng vé Việt Nam năm 2024...

Du lịch 2025: Từ “săn hàng” đến “trọn gói”, xu hướng mới bất ngờ

Du lịch năm 2025 sẽ không còn đơn thuần là việc khám phá những địa điểm mới. Thay vào đó, du khách sẽ tìm kiếm những trải nghiệm cá nhân hóa, độc đáo và ý nghĩa hơn. Expedia vừa công bố dự báo du lịch năm 2025, dựa trên dữ liệu đặt phòng khổng lồ từ Expedia, Hotels.com và Vrbo, kết hợp với khảo sát từ 25.000 khách du lịch toàn cầu. Báo cáo tiết lộ những xu hướng độc...

Cùng chuyên mục

Tôm quỷ đỏ đắt nhất thế giới đổ bộ chợ Tết Ất Tỵ, giá 4,7 triệu đồng/kg

Tôm quỷ đỏ từ vùng biển Địa Trung Hải đang đổ bộ chợ Tết Ất Tỵ. Đây là loại tôm có giá đắt đỏ nhất trên thế giới, lên tới 4,7 triệu đồng/kg, song kích cỡ chỉ ngang với con tôm sú to của Việt Nam. Thị trường hải sản cao cấp đang bước vào những ngày nhộn nhịp nhất năm khi Tết Ất Tỵ cận kề. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp này, ngoài những...

Nhiều tầng kiểm tra, vì sao thực phẩm bẩn vẫn lọt vào siêu thị?

Nhiều siêu thị cho biết hàng bán trên quầy kệ đều phải qua nhiều tầng lớp kiểm tra, cơ quan chức năng cũng khẳng định có kiểm tra. Vậy tại sao vẫn có những trường hợp thực phẩm bẩn "lọt" vào kênh bán lẻ này? Qua câu chuyện giá ngâm chất cấm được Bách Hóa Xanh bán ra, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một hệ thống phân phối lớn thừa nhận dù nhà cung cấp đã được sàng...

Kỳ vọng đầu tư công, đầu tư tư nhân và xuất nhập khẩu duy trì tăng

Dự báo kinh tế 2025, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) kỳ vọng những động lực quan trọng như: Đầu tư công, đầu tư tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng tích cực. Thời gian qua, các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đều cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với...

Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị các đơn vị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 1/CT-TTg ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và...

Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18/2/2025. * Ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Quyết...

Bãi bỏ 9 quyết định thuộc lĩnh vực tài chính đất đai

Chính phủ vừa ban hành quyết định bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Theo đó, ngày 31/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 25/2024/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực tài chính đất đai. Cụ thể, bãi bỏ toàn bộ 9 Quyết định sau đây: Quyết định số...

Việt Nam trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong nền kinh tế

Với nền tảng vững chắc và chiến lược phát triển hiệu quả, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á và toàn cầu. Thành tựu nổi bật giữa thách thức toàn cầu Bước qua năm 2024, kinh tế Việt Nam đã tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế...

6 mảnh ghép kiến tạo điểm đến du lịch, thương mại quốc tế ở trung tâm TP Móng Cái

Sở hữu bộ sưu tập tiện ích có 1-0-2, Vinhomes Golden Avenue mang lại cho cư dân tinh hoa những đặc quyền sống đẳng cấp quốc tế, đồng thời kiến tạo nên một tâm điểm du lịch, thương mại sôi động bậc nhất thành phố biên mậu Móng Cái. Tiện ích chữa lành kiến tạo “tọa độ sống wellness” mới Sau đại dịch COVID-19, việc chuyển cư về những địa điểm có nhiều tiện ích nghỉ dưỡng để tận hưởng phong...

Cuối năm, tội phạm mạng càng tung chiêu, lừa đảo hàng tỉ đồng

Dù đã có quy định bắt buộc xác thực sinh trắc học với mọi giao dịch online từ 1-1-2025 để bảo vệ chủ tài khoản, nhưng tội phạm mạng vẫn tung chiêu để lừa khách hàng sập bẫy và trộm sạch tiền trong tài khoản. Lợi dụng chính sách yêu cầu xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến từ 1-7-2024 và với mọi giao dịch chuyển tiền online từ 1-1-2025, các kẻ...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Đầu tư cho tương lai

Tàu đường sắt tốc độ cao có tốc độ thiết kế lên tới 350km/h. Điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, Hà Nội, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Dự kiến khởi công vào năm 2027. Năm 2024 vừa qua có thể nói chúng ta đã chứng kiến nhiều dấu ấn trong phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. Năm vừa khi nói đến những dấu ấn về các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất