Powered by Techcity

Hỗ trợ, nâng cao mức sống người dân

Nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên của người dân, nguồn vốn tín dụng chính sách được xác định là “đòn bẩy” quan trọng. Bằng sự quan tâm sâu sát của tỉnh, quyết tâm của hệ thống chính trị và nhiều giải pháp đồng bộ, nguồn vốn này đã phát huy hiệu quả, giúp các hộ dân vay vốn sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống.

Bằng nguồn vốn tín dụng chính sách, anh Vũ Trọng Thủy (khu 2A, phường Cao Xanh, TP Hạ Long) phát triển mô hình nuôi và nhân giống cá cảnh.

Sau khi hoàn thành án tù trở về, với mong muốn có việc làm ổn định, anh Vũ Trọng Thủy (khu 2A, phường Cao Xanh, TP Hạ Long) đã cải tạo vườn, đầu tư bể, học hỏi kỹ thuật để thực hiện trang trại sản xuất, nuôi dưỡng, cung ứng các giống cá cảnh. May mắn, anh được phường và Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phát triển trại cá giống. Anh Thủy chia sẻ: Nuôi cá cảnh là niềm đam mê của tôi. Được quan tâm, tạo điều kiện vay vốn tín dụng chính sách, tôi cố gắng làm lại cuộc đời bằng chính niềm đam mê của mình.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 90 người được vay vốn chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù với tổng số tiền là trên 8 tỷ đồng để mở rộng xưởng gia công may mặc xuất khẩu, trồng cây ăn quả, mở hiệu cắt tóc…, từ đó, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, làm lại cuộc đời.

Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà giải ngân vốn tín dụng chính sách cho người dân xã Quảng An.

Với quan điểm “trao cần câu”, thời gian qua, Quảng Ninh dành sự quan tâm đặc biệt cho các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Cùng với chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng của Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn của địa phương, bố trí vốn ngân sách để thực hiện, như: Cho vay hỗ trợ phát triển HTX; chính sách khuyến khích người dân ra sinh sống lâu dài tại đảo Trần, huyện Cô Tô; đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND (ngày 24/3/2021) quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh… Tính đến ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 5.075,5 tỷ đồng, tăng 3.426,7 tỷ đồng so với năm 2014.

Để kịp thời đưa vốn tín dụng chính sách đến người dân, các tổ chức chính trị – xã hội từ tỉnh đến địa phương đã tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh và phòng giao dịch xây dựng mạng lưới, củng cố, nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh với 2.132 tổ. Đồng thời, thực hiện hiệu quả phương thức cho vay ủy thác; giám sát chặt chẽ từ khâu bình xét, quản lý, đôn đốc, sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của người vay đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng; thiết lập được mạng lưới 174 điểm giao dịch tại 177 xã, phường, thị trấn giúp các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi thuận lợi, tiết giảm thời gian đi lại, tăng cường sự giám sát của địa phương. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao với nợ quá hạn và nợ khoanh hiện còn 2,35 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,048% tổng dư nợ.

Bằng các giải pháp đồng bộ, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho 602.836 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, người lao động được vay vốn. Trong đó, 51.810 lượt nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phục vụ sản xuất; 272.496 lượt hộ vay vốn để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh; 144.246 lượt hộ vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; 25.985 lượt hộ gia đình vay vốn cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để học tập; 277 lượt hộ gia đình, cá nhân vay vốn để trồng rừng cây gỗ lớn; 98 lượt HTX xã được vay vốn từ nguồn ngân sách tỉnh để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương. Thu nhập bình quân đầu người tại các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt 73,3 triệu đồng/người/năm, cao hơn khoảng 1,23 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành Than vượt khó thành công

Những ngày này, trên các khai trường, công trường, phân xưởng, gương lò… của ngành Than, đâu đâu cũng thấy không khí thi đua sôi nổi, quyết tâm cao thực hiện thắng lợi Chiến dịch thi đua cao điểm 90 ngày đêm quý IV năm 2024, sản xuất thật nhiều than, đóng góp vào tăng trưởng của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Chiến dịch thi đua cao điểm...

Nông dân thị xã Quảng Yên rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ hoa Tết Ất Tỵ 2025

Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần. Tại thị xã Quảng Yên, thời điểm này, các hộ nông dân trồng hoa trên địa bàn đang tất bật với công việc gieo trồng và chăm hoa để đưa ra thị trường đúng vào dịp Tết Ất Tỵ sắp tới. Khung cảnh nơi đây đã bắt đầu nhuộm đậm "hơi thở" mùa xuân. Về xã Tiền An – Làng hoa truyền thống của thị xã Quảng Yên, năm nay, các hộ nông dân...

Phát triển ổn định thị trường bất động sản

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản còn góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thời gian qua sự phát triển “nóng” của lĩnh vực bất động sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: tình trạng “lệch pha...

Các nhà máy nhiệt điện: Sẵn sàng phương án đảm bảo cấp điện trong năm 2025

Cùng với việc tăng tốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thời điểm này, các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh đang tích cực chuẩn bị vật tư, nhiên liệu, máy móc, thực hiện công tác đại tu, sửa chữa thiết bị nhằm đảm bảo cấp điện cho năm 2025, nhất là cao điểm mùa khô. Công ty Nhiệt điện Uông Bí hiện có 2 tổ máy 330 MW và 300 MW sử dụng công nghệ...

Mỗi ngày người dân gửi ngân hàng hơn 9.000 tỷ đồng

Hiện mặt bằng lãi suất tiết kiệm của nhiều ngân hàng đã tăng so với thời điểm đầu năm khoảng từ 0,3 - 0,8%/năm. Trung bình mỗi ngày, hệ thống ngân hàng đang tiếp nhận khoảng 9.000 tỷ đồng tiền gửi từ cư dân. Con số này còn tiếp tục gia tăng khi cuối năm, lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng nhích tăng và kênh ngân hàng vẫn là kênh đầu tư, trú ẩn an toàn được nhiều...

Cùng tác giả

Đảng bộ TP Uông Bí triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 26/12, Đảng bộ TP Uông Bí tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự, chỉ đạo tại hội nghị. Với tinh thần đoàn kết, đổi mới, chủ động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt, năm 2024, Đảng bộ TP Uông Bí đã đạt và vượt 16/17 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra...

Cẩm Phả – Vân Đồn – Cô Tô: Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước về thuế, phí

Thông tin từ Chi cục Thuế Khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô, tính đến hết ngày 25/12, công tác thu ngân sách Chi cục thực hiện tại 3 địa phương đạt gần 1.202 tỷ đồng. Trong đó, các chỉ tiêu thu các khoản thuế, phí đều đã hoàn thành vượt số thu Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh phát động thi đua trong những ngày cuối năm. Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11

Ngày 26/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 11 về tình hình, kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì. Năm 2024, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh hoạt động đảm bảo đúng quy chế làm...

Năm 2025, lĩnh vực thủy sản phấn đấu tăng trưởng từ 6 đến 8%

Ngày 26/12, tại huyện Tiên Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất một số loài thủy sản chủ lực năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch bệnh cũng như ảnh hưởng của cơn bão số 3. Song với quyết tâm, nỗ lực vượt khó, toàn ngành, đặc biệt là lĩnh...

Hot nhạc Hứa Kim Tuyền ở “Chị đẹp đạp gió 2024”

Sau những tranh cãi, âm nhạc của Hứa Kim Tuyền dần được đón nhận trở lại nhờ những sáng tác mới bắt tai tại Công diễn 4 của chương trình. Nếu nửa chặng đường trước của "Chị đẹp đạp gió 2024" không mấy ấn tượng thì từ công diễn 4 (tập 10 phát sóng), âm nhạc của chương trình bắt đầu để lại dấu ấn. Các ca khúc vừa ra mắt như tiết mục "Mộng hóa" - có sự kết hợp...

Cùng chuyên mục

Cẩm Phả – Vân Đồn – Cô Tô: Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước về thuế, phí

Thông tin từ Chi cục Thuế Khu vực Cẩm Phả - Vân Đồn - Cô Tô, tính đến hết ngày 25/12, công tác thu ngân sách Chi cục thực hiện tại 3 địa phương đạt gần 1.202 tỷ đồng. Trong đó, các chỉ tiêu thu các khoản thuế, phí đều đã hoàn thành vượt số thu Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh phát động thi đua trong những ngày cuối năm. Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả...

Năm 2025, lĩnh vực thủy sản phấn đấu tăng trưởng từ 6 đến 8%

Ngày 26/12, tại huyện Tiên Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất một số loài thủy sản chủ lực năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đối mặt với hàng loạt khó khăn do dịch bệnh cũng như ảnh hưởng của cơn bão số 3. Song với quyết tâm, nỗ lực vượt khó, toàn ngành, đặc biệt là lĩnh...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025. Theo kế hoạch, Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1/2025 (tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Hội chợ sẽ bố trí 200 gian hàng tiêu chuẩn, chia thành 4 khu; các khu được bố trí nhà tiền chế có mái...

Hàng hóa rục rịch tăng giá trước Tết

Hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng giá một số mặt hàng đã rục rịch tăng như rau xanh, nguyên liệu làm bánh, hoa quả... Theo dự báo, trong dịp Tết năm nay, giá thịt lợn hơi sẽ tăng 10-15% so với ngày thường. Hàng nhiều, giá tăng Khảo sát của PV Tiền Phong cho thấy, mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu mà người dân và các doanh nghiệp chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Ất...

Giá xăng lao dốc mạnh từ chiều 26.12

Giá xăng đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (26.12), sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Trong phiên điều chỉnh hôm nay ngày 26.12, giá xăng E5 RON 92 giảm so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 19.817 đồng/lít (giảm 427 đồng/lít). Giá xăng RON 95-III giảm so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 20.547 đồng/lít (giảm 457 đồng/lít). Giá các mặt hàng dầu tăng giảm không cùng chiều. Trong đó, dầu diesel 0.05S...

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của TP Hạ Long trong kỷ nguyên mới

Ngày 26/12, tại TP Hạ Long, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Dự hội thảo có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Hội...

Những điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 gồm 4 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu...

HSBC: Việt Nam trở lại là “ngôi sao” tăng trưởng của ASEAN

HSBC nhận định kinh tế Việt Nam không ngừng phục hồi trong cả năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế vươn lên mức 6,9% và 7,4% trong quý 2 và quý 3, nâng dự báo tăng trưởng cả năm 2024 từ 6,5% lên 7%. Việt Nam đã trở lại là “ngôi sao tăng trưởng” của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là nhận định của ngân hàng HSBC khi đánh giá tình hình phát triển...

Mua vàng nhẫn ở đâu rẻ nhất?

Sáng nay (26/12), giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước đứng im và gần như ngang nhau. Tuy nhiên, có doanh nghiệp niêm yết giá vàng nhẫn thấp nhất thị trường. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 82,3 - 84,3 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác như hệ thống vàng Mi Hồng, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji niêm yết...

Giá vé máy bay Tết tiếp tục ‘nóng’

Ngày 25-12, thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (từ 21-1 tới 28-1-2025), tỉ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng. Ngay từ đầu kỳ nghỉ lễ, tỉ lệ đặt vé máy bay trên các đường bay từ TP.HCM đến một số địa phương đã lên đến 100%, như TP.HCM đi Huế, Pleiku, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Quảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất