Powered by Techcity

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?

“Cơn sốt Temu” dường như vẫn chưa “hạ nhiệt” tại Việt Nam khi nền tảng này ồ ạt “tấn công” thị trường bằng chính sách giá siêu rẻ cùng hàng loạt các khuyến mãi “khủng”. Sự xuất hiện của Temu nối dài cuộc “đổ bộ” của các sàn thương mại điện tử bán lẻ xuyên biên giới đến Việt Nam thời gian qua.

Trước đó, từ năm 2018, người Việt có thể mua hàng trực tiếp trên AliExpress của Alibaba. Năm ngoái, gã khổng lồ “thời trang siêu nhanh” Shein cũng tiếp cận thị trường Việt Nam. Các nền tảng thương mại điện tử khác như Shopee, Tiktok… cũng sẵn sàng cung ứng đến người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm vô cùng đa dạng, bắt mắt, và quan trọng là có giá cả rất cạnh tranh.

Theo các chuyên gia, sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới là một xu hướng không thể tránh khỏi, nhưng những yếu tố cạnh tranh về giá đang đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt. Chỉ với việc cạnh tranh về giá trên các sàn thương mại điện tử cũng đủ khiến doanh nghiệp Việt “hụt hơi” trong việc vừa giữ chân khách hàng, vừa tìm kiếm lợi nhuận.

Chương trình Tự hào hàng Việt Nam “tiếp sức” cho hàng Việt Nam (Ảnh: Huyền My)

Tuy nhiên, không để doanh nghiệp phải “tự bơi” trong sự cạnh tranh hỗn loạn ấy, các Bộ ngành đã ngay lập tức vào cuộc.

Cụ thể, ngay sau khi xác định Temu quảng bá và bán hàng tại Việt Nam khi chưa được cấp phép, ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công văn 8598/BCT-TMĐT gửi các đơn vị thuộc Bộ về việc đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Trong đó, yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong tháng 10/2024 phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng. Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thương mại điện tử.

Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Đồng thời, ngay trong tháng 10/2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phải chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp…

Song song với đó, tận dụng mùa mua sắm cuối năm, ngày 1/11/2024, Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 8791/BCT-TTTN về việc hưởng ứng Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc năm 2024.

Nhận diện hàng Việt Nam là một trong những chương trình dài hơi được tổ chức hàng năm, là “điểm nhấn” của Bộ Công Thương trong suốt 15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Với việc tổ chức trên quy mô toàn quốc với hàng loạt các hoạt động rầm rộ, đây được coi là sự kiện xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam thường niên, quy mô lớn, được cộng đồng doanh nghiệp Việt và người tiêu dùng mong đợi.

Đối với các sản phẩm hàng Việt Nam đặc thù như sản phẩm OCOP, với đặc trưng là dù có chất lượng cao song sản lượng hạn chế, Chương trình Vườn ươm OCOP đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và nền tảng TikTok phối hợp triển khai tại 39 tỉnh thành. Tại đây, Chương trình tập hợp các chủ thể OCOP nhỏ, nguồn lực hạn chế để hỗ trợ quảng bá trên nền tảng mạng xã hội. Các chủ thể OCOP được đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm bán hàng, cách kể câu chuyện, xây dựng hình ảnh, tương tác với người mua… Đồng thời, chủ thể OCOP được những người nổi tiếng trên mạng xã hội hỗ trợ quảng bá sản phẩm, bán hàng trên các nền tảng.

Như vậy, có thể thấy, Chính phủ, các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc nhằm “tiếp sức” kịp thời cho hàng Việt Nam. Việc còn lại là doanh nghiệp phải nỗ lực để nắm bắt cơ hội đó, tạo sức bật cho sản phẩm của mình.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, nhìn một cách công bằng, doanh nghiệp Việt Nam cũng có lợi thế nhất định trên sân nhà để cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ Trung Quốc như thấu hiểu được thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có những lợi thế ở những mặt hàng mang tính địa phương như nông sản, hoặc hàng đặc sản, sản phẩm OCOP…

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt cần tập trung xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh chiến lược người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đi sâu vào chất lượng sản phẩm, tập trung công nghệ mới, nâng cấp các dịch vụ để phục vụ khách hàng nhanh và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tối ưu hoá sản xuất để giảm giá thành.

Nếu không phải Temu, Shopee, Tiktok, Lazada, Taobao… thì sớm hay muộn, các ứng dụng khác, các thương hiệu khác cũng sẽ tham gia thị trường Việt Nam. Lý do là bởi theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số – Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình 25% một năm. Hơn 61 triệu người Việt mua sắm online và giá trị mua bình quân mỗi người khoảng 336 USD. Dữ liệu này cho thấy Việt Nam đang trở thành quốc gia tiềm năng với các nhà đầu tư, đặc biệt thương mại điện tử xuyên biên giới

Vì vậy, doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh đầu tư máy móc, thiết bị; đảm bảo chất lượng sản phẩm; rút ngắn thời gian vận chuyển; chế độ bảo hành hợp lý… để gia tăng khả năng cạnh tranh. Nếu tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh, hàng Việt Nam vẫn sẽ giữ vững vị thế trên “sân nhà”. Thậm chí, nhìn một cách lạc quan, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc để tiếp cận người tiêu dùng nước bạn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều ông lớn “đổ bộ”, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần tiếp sức

Việc các tập đoàn đa quốc gia hàng từ điện tử, bán dẫn... đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu đáng mừng, đồng thời là cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Lo ngại về “sức khỏe” các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp, là “linh hồn" của công nghiệp chế tạo, nhưng thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ...

Kênh phân phối Việt “tiếp sức” cho nông sản Việt

Từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm là thời điểm các loại nông sản, trái cây của các địa phương chín rộ. Nhiều kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối Việt đã vào cuộc để tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” ngay từ đầu mùa. Kênh phân phối Việt ưu tiên nông sản Việt Ngày 19/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quả mận hậu...

Giảm thuế VAT sẽ tiếp sức nhiều hơn cho dân

Bộ Tài chính vừa đề xuất chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong 6 tháng đầu năm 2024. Tổng số tiền thuế giảm khoảng 25.000 tỷ đồng. Các ngành sản xuất được ưu tiên giảm VAT nhằm kích thích người dân tăng sử dụng, tiêu dùng hàng hóa. Chuyên gia cho rằng, chính sách này sẽ góp phần tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp vượt khó. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, giảm VAT...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Lộ diện ngân hàng lãi ‘khủng’ từ bán bảo hiểm

Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu tăng từ phí dịch vụ bảo hiểm. Đơn cử như KienlongBank trong quý III vừa qua thu từ bảo hiểm gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Techcombank và Manulife Việt Nam có 8 năm hợp...

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (26/11), giá vàng trong nước quay đầu giảm 400.000 - 800.000 đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 86 triệu đồng, vàng nhẫn mức 85 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 - 86,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất