Powered by Techcity

Hạn chế trục lợi chính sách khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại

Sáng 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đa số các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tăng thêm điều kiện tiếp cận đất đai cho phát triển nhà ở thương mại, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tăng nguồn cung cấp của nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đặc biệt, nội dung của dự thảo Nghị quyết đã thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Bảo đảm công bằng, tránh phát sinh cơ chế xin – cho

Tán thành với quy định này, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, phạm vi thực hiện trên toàn quốc là phù hợp vì sẽ bảo đảm tính công bằng cho tất cả các tỉnh, thành phố có nhu cầu phát triển nhà ở thương mại, tránh phát sinh cơ chế xin – cho.

Đồng tình, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Tháp) nhận định, dự thảo Nghị quyết đã có đủ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tế như Tờ trình và Báo cáo thẩm tra. Việc Quốc hội ban hành nghị quyết này sẽ là cơ sở khơi thông nguồn lực, tăng thêm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế – xã hội.

Về phạm vi thí điểm, đại biểu Trịnh Xuân An đồng tình với việc thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc nhưng “không phải mang tính chất đại trà, chung chung”.

Đồng tình, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Tháp) nhận định, dự thảo Nghị quyết đã có đủ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tế như Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.

“Theo quy định của Điều 3 hoặc Điều 4, chắc chắn chỉ áp dụng đối với khu đô thị. Cho nên không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách đại trà, tràn lan để thực hiện Nghị quyết này. Để thực hiện trên phạm vi toàn quốc, các dự án, tiêu chí phải đáp ứng theo yêu cầu của nghị quyết với các điều kiện, điều khoản cụ thể”, đại biểu Trịnh Xuân An nêu.

Đại biểu cũng lưu ý, khi Nghị quyết thông qua cũng cần có những nguyên tắc để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tránh tạo sốt đất hoặc vi phạm pháp luật.

Đóng góp ý kiến tại Hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất phạm vi áp dụng trong toàn quốc.

“Nếu áp dụng chỉ trong một số tỉnh, thành phố, còn một số tỉnh khác không được áp dụng, sẽ dễ tạo ra cơ chế xin – cho và gây thắc mắc… “, đại biểu Phạm Văn Hòa lý giải.

Nêu một số vấn đề cốt lõi của Nghị quyết, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh về điều kiện thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất; thời gian áp dụng Nghị quyết.

Đóng góp ý kiến tại Hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất phạm vi áp dụng trong toàn quốc.

Đại biểu Phạm Văn Hòa lý giải, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa…, nhà ở chung cư đã xây dựng, người dân đã vào ở nhưng đang vướng mắc trong việc làm thủ tục pháp lý. Người dân, doanh nghiệp cần Quốc hội, Chính phủ tháo gỡ cho họ về vấn đề này.

“Chúng ta không hợp thức hóa sai phạm cho doanh nghiệp mà vấn đề cốt lõi là tổ chức thực hiện, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu.

Phát huy giá trị, hiệu quả đất quốc phòng an ninh

Liên quan đến việc cho phép thí điểm với đất quốc phòng, đất an ninh, đại biểu Trịnh Xuân An cho biết đây là loại đất đã được quy định rất chặt chẽ trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang. Hiện nay đã có thêm Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Đây là những cơ chế để chăm lo đời sống cho các cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang cũng như phát huy giá trị, hiệu quả đất quốc phòng an ninh.

Bày tỏ sự ủng hộ cho thí điểm, đại biểu đề nghị bổ sung thêm cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thông qua danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm đồng thời với việc thông qua danh mục, công trình, dự án thu hồi đất để chủ động.

Khi triển khai các dự án cũng phải theo các quy định chung của nghị quyết này, thực hiện sắp xếp tài sản công như Luật Đất đai, Luật Nhà ở… để bảo đảm tính chặt chẽ.

Theo đại biểu, khi nghị quyết thông qua cũng cần có những nguyên tắc để có một thị trường bất động sản lành mạnh, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tránh tạo ra sốt đất, vi phạm pháp luật.

Đại biểu Trần Văn Tiến.

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng tại khoản 3 quy định ưu tiên cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện dự án nhà ở thương mại trên khu đất thuộc bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an cần đưa ra khỏi đất quốc phòng, an ninh. Đại biểu đề nghị cần quy định thêm “khi Bộ Quốc phòng, bộ Công an có nhu cầu về phát triển nhà ở thương mại thì được ưu tiên” – đại biểu Tiến cho biết.

Khắc phục ngay cơ chế “xin cho”

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, mục đích của việc ban hành Nghị quyết nhằm bổ sung phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án nhà ở thương mại mà Luật Đất đai hiện chưa cho phép.

Lý giải về cơ chế dịch chuyển quyền sử dụng đất và phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện dự án nhà thương mại, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Luật nhà ở năm 2014 được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2015 hạn chế 2 hình thức tiếp cận đất đai (hình thức tự thỏa thuận với người sử dụng đất và hình thức đang có quyền sử dụng đất thì xin chuyển mục đích) để thực hiện dự án nhà thương mại. Luật Đất đai năm 2024 kế thừa quy định này của Luật Nhà ở năm 2014, thậm chí còn quy định chặt chẽ hơn.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Như vậy, đối với các dự án nhà ở thương mại quy mô đất dưới 20ha, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 sẽ không có phương thức tiếp cận đất đai vì không thuộc diện nhà nước thu hồi đất và cũng không thuộc diện được thỏa thuận nhận chuyển quyền hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất, nếu như trong diện tích lũy không có đất ở.

“Vì vậy, mục đích ban hành nghị quyết này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xảy ra với tất cả các địa phương trên cả nước, nhất là các tỉnh nhỏ, thị trường bất động sản quy mô không lớn, không có nhiều dự án quy mô khu đô thị 20 ha trở lên. Các dự án còn lại không có phương thức tiếp cận đất đai nên không thể thực hiện được. Do vướng mắc trên phạm vi cả nước, nên cần thực hiện trên phạm vi cả nước để bảo đảm công bằng, khắc phục cơ chế xin-cho”, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nêu.

Vấn đề về để bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ đất trồng lúa, đất trồng rừng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, vấn đề này được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho đến quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cũng như lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Theo đó, các quy hoạch, kế hoạch đã xác định rõ diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội, trong đó bao gồm cả các diện tích đất để thực hiện dự án theo nghị quyết này cũng như các dự án phát triển nhà ở thương mại theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

“Như vậy, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay thực hiện theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết này, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ các quy hoạch. Mà các quy hoạch này đã phải bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa và bảo đảm độ che phủ rừng”, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kéo dài thời gian thí điểm cho người Việt Nam vào chơi casino

Theo Nghị định số 145/2024/NĐ-CP, đối với doanh nghiệp kinh doanh casino đầu tiên được cấp có thẩm quyền cho phép thí điểm cho người Việt Nam vào chơi casino, thời gian thí điểm đến hết 31/12/2024. Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2024/NĐ-CP ngày 4/11/2024 sửa đổi khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/1/2017 của Chính phủ về kinh doanh casino. Về thời gian thực hiện thí điểm cho phép người Việt Nam chơi tại...

Đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử để hạn chế nặc danh, lừa đảo

Một trong những giải pháp phòng, chống tội phạm trên không gian mạng được Bộ trưởng Công an đề cập là đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử của công dân, đây được xem là căn cước trên không gian mạng để xác thực danh tính khi tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng nặc danh, lừa đảo. Sáng 22/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Hạn chế tăng giá hàng hóa sau đợt tăng lương: Giám sát niêm yết, công khai về giá

Lương cơ sở, lương hưu tăng từ ngày 1/7, lương tối thiểu vùng được dự kiến tăng vào nửa cuối năm 2024. Khả năng sẽ không tác động nhiều đến giá hàng hóa. Trước nỗi lo giá hàng hóa tăng “té nước theo mưa”, cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn. Tổng tiền tăng lương không lớn Ngày 3/7, tại hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024, TS Nguyễn Đức...

Khắc phục kịp thời tồn tại, hạn chế, thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ đã đề ra

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, phát huy những kết quả đạt được, tập trung khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực, tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn, toàn diện, hiệu quả hơn các nhiệm vụ đã đề ra trong thời gian tới. Sáng 6/6, sau 2,5 ngày làm việc...

Thí điểm phát triển du lịch đêm tại 12 tỉnh thành

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các tỉnh, thành thực hiện thí điểm mô hình sản phẩm du lịch đêm tại 12 địa phương trọng điểm. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có báo cáo gửi Đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 7. Phát triển sản phẩm du lịch đêm là một...

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Cảnh nóng tràn ngập phim Hàn để câu kéo khán giả hay xu hướng mới?

Màn ảnh Hàn Quốc liên tục xuất hiện những cảnh nóng táo bạo, phát sóng vào khung giờ vàng, khiến dư luận xôn xao và dấy lên tranh cãi về mức độ phù hợp với khán giả. Dù chỉ mới phát sóng 2 tập đầu tiên, Buried hearts của Park Hyung Sik nhanh chóng vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội của khán giả. Nguyên nhân xuất phát từ việc phim có nhiều cảnh hôn, đặc biệt là cảnh...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Cùng chuyên mục

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia hội đàm với Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2025) và 36 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2025), Đoàn đại biểu Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc) do đồng chí Cảnh đốc cấp 1, Long Trạch Lương, Phó Trạm trưởng làm Trưởng đoàn sang chúc mừng và hội đàm với Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia, BĐBP Quảng Ninh (Việt Nam). Trung tá Vũ Văn Năm, Phó...

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch CPP Hun Sen bày tỏ vui mừng, đánh giá cao hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực. Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp...

Nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung ở cấp độ địa phương

Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân và Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp năm 2025 diễn ra từ ngày 19 đến 21/2 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tiếp tục được đánh giá là cơ chế hợp tác hiệu quả, tiêu biểu cấp địa phương của 2 nước Việt Nam - Trung Quốc. Sau 2 ngày làm việc hiệu quả, với tinh thần hữu nghị, thẳng thắn và thiết thực, các nội dung về giao lưu,...

Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Tiếp nối thành công của Chương trình Gặp gỡ đầu xuân 2025, chiều 21/2, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Trưởng Đoàn đại biểu Ủy ban công tác liên hợp của 4 tỉnh Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

Trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch...

Chiều 21/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết, trao giải cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”; phát động hưởng ứng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 năm 2025; Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư...

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương năm 2025

Sáng 21/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ...

Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ được xác định trên cơ sở các quy định của UNCLOS, phù hợp với đặc điểm địa lý và tự nhiên của Vịnh Bắc Bộ. Theo Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao: Ngày 21/2/2025, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra...

Tin nổi bật

Tin mới nhất