Powered by Techcity

Hải Hà: Giữ rừng cho biển thêm xanh

Cùng với việc bảo vệ nghiêm ngặt phần diện tích rừng ngập mặn (RNM) tự nhiên trên địa bàn, huyện Hải Hà đang tích cực triển khai thực hiện các chương trình, dự án trồng mới, trồng phục hồi, làm giàu những cánh RNM ven biển. RNM đang là “lá phổi xanh” góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy vai trò, chức năng phòng hộ và tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm hộ dân ở Hải Hà.

Người dân thôn 9, xã Quảng Phong trồng bổ sung vào RNM tự nhiên
Người dân thôn 9, xã Quảng Phong trồng bổ sung vào RNM tự nhiên.

Những “ong thợ” phục hồi rừng ngập mặn

Một buổi chiều ngày đầu tháng 7 (âm lịch) nước cạn, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 9 (xã Quảng Phong, huyện Hải Hà) Hà Văn Hoa dẫn phóng viên len lỏi khắp cánh RNM rộng ngút ngàn trải dài theo bãi triều dọc đê Đá Phẳng. Vừa đi, anh Hoa vừa chỉ và kể cho chúng tôi nghe về những “thăng trầm” của cánh rừng này.

Anh Hoa nhớ lại từ khi còn rất nhỏ theo bố mẹ đi biển, những cánh RNM xanh tốt là nơi tạo “kế sinh nhai” cho gia đình anh và người dân nơi đây. Hằng ngày, có hàng trăm người dưới tán rừng đào sá sùng, bắt cua, ốc…Thế nhưng, thời điểm đó do chưa nhận thức được lợi ích của RNM, vẫn còn tình trạng chặt phá, đào bắt thủy sản bừa bãi dưới RNM… khiến cho những tán rừng ngày một thưa đi, diện tích rừng theo đó mà cứ thu hẹp dần.

Anh Hà Văn Hoa giới thiệu về sự phát triển của bộ rễ cây Đước vòi được trồng từ năm 2018
Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 9 (xã Quảng Phong, huyện Hải Hà) Hà Văn Hoa giới thiệu về sự phát triển của bộ rễ cây đước vòi được trồng từ năm 2018.

Nhưng đó đã là câu chuyện của hàng chục năm trước. Sau mỗi cơn bão, mỗi đợt triều cường sóng to, gió lớn, bờ đê sạt lở, đồng ruộng, ao đầm phía trong đê bị xâm mặn, nguồn lợi thủy sản khu vực bãi triều ngày một ít đi… người dân trong thôn và các khu vực lân cận đã nhận ra những lợi ích to lớn của RNM trong việc “bảo vệ” và “nuôi dưỡng” con người, nên đã cùng bảo nhau giữ rừng.

Đặc biệt, từ khi các chương trình, dự án trồng mới, phục hồi và làm giàu RNM do tỉnh và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, người dân trong thôn không chỉ đăng ký trồng rừng để lấy tiền công, mà còn tích cực tuyên truyền, nhắc nhở nhau bảo vệ thật tốt từng gốc cây rừng tự nhiên, đồng thời chăm sóc kỹ lưỡng mỗi cây mới trồng.

Theo năm tháng, những cánh RNM nơi đây dần xanh tốt, hàng chục ha rừng đã được trồng bổ sung ở những vị trí còn trống trong vạt RNM tự nhiên rộng lớn.

Năm 2021-2021, thôn 9, xã Quảng Phong đã trồng bổ sung gần 30 ha rừng ngập mặn
Giai đoạn 2021-2022, thôn 9, xã Quảng Phong đã trồng bổ sung gần 30 ha rừng ngập mặn.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 9 Hà Văn Hoa cho biết: Từ năm 2016 đến nay, tôi đã tham gia trồng bổ sung hàng chục ha RNM. Đặc biệt, từ năm 2021, khi dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được triển khai tại địa phương, tôi được UBND xã giao làm tổ trưởng của nhóm cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ RNM tại thôn 9 (một trong 2 tổ của xã Quảng Phong) với 30 thành viên.

Chỉ tính trong 2 năm (2021-2022), nhóm chúng tôi đã trồng được hơn 16ha RNM thuộc dự án này và 10ha RNM thuộc dự án do Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Tổ chức Phục hồi RNM Nhật Bản (ACTMANG) hỗ trợ. Năm 2023, nhóm chúng tôi cũng đang thực hiện trồng rừng thuộc 2 dự án này, phấn đấu hết năm sẽ trồng bổ sung khoảng 20ha RNM. Hiện nay, RNM tại thôn 9 có diện tích khoảng 370ha.

Hiện nay, thôn 9, xã Quảng Phong có hơn 370 ha rừng ngập mặn
Hiện nay tại thôn 9, xã Quảng Phong có hơn 370ha rừng ngập mặn.

Ông Nguyễn Văn Đông, Quyền Chủ tịch UBND xã Quảng Phong, cho biết: Trong những năm qua, hàng chục ha rừng được trồng bổ sung trong những cánh RNM tự nhiên của xã. Hiện nay, toàn xã có hơn 890ha RNM. Những cánh RNM không chỉ bảo vệ an toàn cho các tuyến đê Đá Phẳng, Rừng Xanh, Hà Voòng, đê To tại các thôn 7, 8, 9, với hàng nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phía trong đê, mà còn góp phần tạo thu nhập cho người dân từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản trong RNM.

Sau hơn 20 năm bám trụ với nghề nuôi ngao, nghêu tại khu vực bãi triều, ông Phạm Văn Khuy (thôn 3, xã Quảng Minh) hiểu hơn ai hết những lợi ích to lớn của RNM trong việc bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh đối với các vùng nuôi.

Ông Phạm Văn Khuy, thôn 3, xã Quảng Minh kiểm tra những cây RNM được trồng trong năm 2021-2022
Ông Phạm Văn Khuy (thôn 3, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà) kiểm tra những cây ngập mặn được trồng trong giai đoạn 2021-2022.

Dẫn chúng tôi đi xem cánh RNM hàng trăm ha trải dọc đê Quảng Minh, ông Khuy không ngừng giới thiệu về thời gian trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển của từng đám rừng được chính ông cùng người dân trong xã trồng bổ sung từ hàng chục năm nay.

Tự hào với hàng chục ha rừng được trồng đến nay đã cao quá tầm với, bộ rễ sum suê có đóng góp công sức của mình, ông Khuy cho biết: Từ năm 2021, với vai trò là Trưởng nhóm cộng đồng tham gia trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ RNM của xã, tôi đã cùng bà con trồng được 28/32ha bổ sung vào những cánh RNM tự nhiên. Sau nhiều lần nghiệm thu của ngành chức năng và địa phương, đến nay tỷ lệ sống vẫn đạt trên 95%. Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục trồng, phủ xanh RNM theo kế hoạch năm 2023 do xã giao. Quyết tâm phủ kín, làm giàu toàn bộ những khoảnh rừng thưa, rừng nghèo.

Năm 2021-2022, tổ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cộng đồng xã Quảng Minh đã trồng bổ sung 28 ha RNM
Giai đoạn 2021-2022, tổ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cộng đồng xã Quảng Minh đã trồng bổ sung 28ha RNM.

Bảo vệ rừng ngập mặn cho sự phát triển bền vững

Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, từ năm 2015 triển khai chương trình Phòng ngừa thảm họa thiên tai do Hội Chữ thập đỏ tỉnh phát động, Hội Chữ thập đỏ huyện Hải Hà phối hợp với Tổ chức Hành động phục hồi RNM của Nhật Bản thực hiện Dự án phục hồi RNM trên địa bàn các xã Quảng Minh, Quảng Phong, với diện tích 345ha. Theo đó, cùng với việc bảo vệ 280ha RNM hiện có, sẽ trồng mới 65ha các loại cây trang, đước vòi, tổng kinh phí thực hiện gần 300 triệu đồng.

Bên cạnh đó, một số tổ chức cùng các dự án cũng đã đầu tư để bảo vệ và phát triển RNM trên địa bàn huyện. Diện tích RNM được trồng mới và trồng bổ sung trong rừng tự nhiên là 441,93ha. Trong đó, Dự án xây dựng rừng phòng hộ ven biển Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012 đã trồng 245,8ha RNM tại xã Quảng Phong, hiện còn 190,58ha đang phát triển tốt với chiều cao 0,8-1m, mật độ đạt 8.000-9.000 cây/ha.

Dọc theo đê Quảng Minh có hàng chục ha RNM được trồng cách đây hơn chục năm đang phát triển tốt
Dọc theo đê Quảng Minh có hàng chục ha RNM được trồng cách đây hơn chục năm đang phát triển tốt.

Thực hiện đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” (Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), từ năm 2021 đến nay, hàng chục ha rừng ngập mặn đã được trồng mới, trồng bổ sung tại khu vực ven biển các xã Quảng Minh, Quảng Phong, Đường Hoa, Quảng Thành do BQL Dự án trồng rừng Việt – Đức triển khai theo Dự án FMCR tỉnh Quảng Ninh.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà, hiện nay trên địa bàn huyện có 1.450,1ha RNM, chủ yếu tập trung tại các xã Quảng Phong, Đường Hoa, Quảng Minh, Quảng Thành… Trong đó có hơn 1.300ha rừng tự nhiên với các loài cây mắm, sú, trang, đước vòi, vẹt… có mật độ 5.000-9.000 cây/ha, đường kính tán 1-2m, chiều cao đạt 1-2m; hàng trăm ha RNM đã được trồng bổ sung, làm giàu thêm những cánh RNM tự nhiên trên địa bàn huyện.

Ông Phạm Ngọc Hiếu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, cho biết: Theo kế hoạch, để bảo vệ, phát triển RNM, từ năm 2021 đến năm 2030, huyện Hải Hà sẽ trồng mới 939ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát; trong đó giai đoạn 2021-2025 trồng mới 864ha, giai đoạn 2026-2030 trồng mới 75ha. Đồng thời, thực hiện trồng bổ sung, phục hồi rừng và làm giàu rừng 1.828ha. Bảo vệ, phát triển RNM đã góp phần ổn định cấu trúc rừng, ổn định hệ sinh thái RNM; tăng khả năng chống chịu của rừng đối với hiệu ứng mực nước dâng và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 98/DAVĐ-KHKT ngày 24/4/2023 của BQL Dự án trồng rừng Việt – Đức về việc thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ RNM năm 2023, thuộc Dự án FMCR tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay, các địa phương đã trồng mới 59,91/76,78ha RNM, trong đó trồng phục hồi, làm giàu rừng 58,56ha.

Hiện nay, huyện Hải Hà có hơn 1.450 ha RNM và đang tiếp tục được trồng bổ sung
Huyện Hải Hà hiện có hơn 1.450ha RNM và đang tiếp tục thực hiện trồng bổ sung.

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030, huyện Hải Hà tập trung cho công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm đến bảo vệ, phục hồi RNM.

Huyện đã rà soát chặt chẽ các dự án sử dụng đất có RNM; thực hiện chủ trương không giao đất bãi triều, đất mặt nước có cây ngập mặn để đắp đầm, khoanh vùng nuôi trồng thủy sản gây ảnh hưởng tới RNM; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn ven biển thường xuyên kiểm tra hoạt động đào, đắp đầm của các hộ gia đình được giao đất nuôi trồng thủy sản, đảm bảo không xâm hại tới diện tích RNM xung quanh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Móng Cái: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Với tinh thần quyết tâm cao, TP Móng Cái đang nỗ lực tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan, nhằm hoàn thành kế hoạch giải ngân nguồn vốn đầu tư năm 2024 đã đề ra. Hối hả trên các công trường thi công Khởi công từ ngày 12/11, Dự án xây mới nhà học,...

Kỳ họp thứ 19, HĐND TP Móng Cái: Thông qua 10 nghị quyết quan trọng

Ngày 17/7, HĐND TP Móng Cái khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp thường lệ giữa năm) để thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong 6 tháng đầu năm, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh,...

Móng Cái: Phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc

TP Móng Cái đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, gắn với thực hiện các giá trị con người Móng Cái “Năng động, Sáng tạo, Hào sảng, Lành mạnh, Văn minh, Thân thiện”. Thành phố quán triệt, triển khai Nghị quyết số 17-NQ/TU (ngày 30/10/2023) của Tỉnh ủy...

Đồn BP Pò Hèn: Bám dân, bám địa bàn giữ vững bình yên khu vực biên giới

Trong những ngày tháng 5 này, CBCS Đồn BP Pò Hèn (Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ninh) đang ra sức thi đua học và làm theo Bác từ những việc làm thiết thực để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng địa bàn vững chắc, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân, vươn lên đạt nhiều thành tích trong thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ðồn BP...

Khẩn trương thực hiện giao khu vực biển NTTS

Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương ven biển tăng cường công tác quản lý, phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản (NTTS) và bảo vệ môi trường biển; khẩn trương triển khai thực hiện xác định khu vực biển và giao khu vực biển NTTS trên địa bàn, xung quanh nội dung này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng...

Cùng tác giả

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Chiều 23/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,...

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Thợ mỏ Than Hạ Long lên xe “0 đồng” về quê đón Tết

Sáng 23/1 (tức ngày 24 tháng Chạp), Công ty Than Hạ Long (TKV) tổ chức 13 chuyến xe miễn phí đợt 1 đưa 516 công nhân và người thân về quê ăn Tết trước một ngày. Theo kế hoạch, sáng 25/1, Công ty tiếp tục tổ chức 8 chuyến xe đợt 2 đưa hơn 300 CBCNV và gia đình về các tỉnh, thành: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất