Powered by Techcity

Hà Cối có nghĩa là gì?

Hà Cối – tên cũ của huyện Hải Hà – là một cái tên rất đỗi thân thuộc đối với người miền đông và cũng rất ấn tượng đối với những người yêu lịch sử, văn hóa Đông Bắc! Tuy vậy, càng về sau này, càng nhiều người không hiểu tên Hà Cối có nghĩa là gì hoặc là hiểu rất thiên kiến, sai lệch so với ý nghĩa thực ban đầu. Các vùng văn minh lớn luôn gắn liền với các con sông, theo đó những tên cổ gắn với chữ Hà đều là những địa danh rất đặc biệt đáng để chúng ta tìm hiểu, giải mã và cảm nhận.

Tên làng Hà Cối trong bản đồ châu Vạn Ninh, sách Đồng Khánh Dư Địa Chí.
Tên làng Hà Cối trong bản đồ châu Vạn Ninh, sách Đồng Khánh dư địa chí.

Trong sử cổ, tên Hà Cối được viết bằng chữ Hán là 河檜 . Hà (河)có nghĩa là sông nước, Cối (檜) có nghĩa là loài cây rừng xanh tốt quanh năm. Cối không chỉ có nghĩa là cây cối nói chung như nghĩa danh từ chung chúng ta đang hiểu, cũng không có nghĩa là “cỏ cây rậm rạp” như nhiều trang sử địa phương đã biên soạn gần đây. Khi xưa các cụ dùng chữ Thảo (草) chỉ các loài cây thân cỏ, dùng chữ Thái (菜) chỉ các loài rau ăn, dùng chữ Mộc (木) chỉ các loài cây thân gỗ nói chung… và dùng chữ Cối (檜) để chỉ riêng các loài cây rừng già xanh tốt quanh năm, không rụng lá theo mùa, mỗi lá trên cây có thể tồn tại 3 năm đến 40 năm mới rụng, thuật ngữ khoa học giờ chúng ta gọi là “cây thường xanh”. Đặc trưng của Cối là vẻ đẹp tươi xanh, sức sống mãnh liệt, khí chất kiên cường, chống chọi tốt với sự khó khăn, khắc nghiệt của địa hình và thời tiết, tiêu biểu như các loài cây thông, tùng, bách… Như vậy, Hà Cối có thể hiểu chung chung là “rừng già bên sông”, theo nghĩa hẹp là “rừng thông bên sông”, theo nghĩa văn chương là “vùng đất trù phú, xanh tốt, thâm sâu, lâu bền, kiên cường”… Nếu biết rằng tên cổ hơn nữa của vùng đất này là Hà Môn thì ta sẽ thấy được ý nghĩa lớn lao của tên Hà Cối khi người xưa muốn nhấn mạnh đây không chỉ còn là một cái tên chung chung cho vị trí cửa sông, cửa biển trên họa đồ mà còn là cả một vùng lãnh thổ rừng già bên sông bên biển.

Hà Cối – một cái tên rất mộc mạc, thân thương và đầy ý nghĩa thâm sâu như vậy nhưng cũng rất trắc trở khi hết lớp người này tới lớp người khác hiểu sai ngữ nghĩa từng con chữ, thậm chí tất cả các huyện miền đông đều giữ được tên cũ, duy chỉ có Hà Cối là đổi tên tới mấy lần liền. Chữ Hà thì đơn giản, dễ hiểu rồi nhưng chữ Cối rất hay bị hiểu sai. Đã có nhiều cách giải nghĩa tên Hà Cối khác nhau, khéo mà thành giai thoại mất. Thực ra cũng không nên nói găng lên về chuyện giải nghĩa đúng hay sai, bởi vì với mỗi hoàn cảnh lịch sử thì một lớp người mới lại nghĩ về cái tên theo hiểu biết và dụng ý của chính họ. Cái đó thuộc về tri thức và tình cảm, nhiều khi cứ nên để tự nhiên thôi, ngôn ngữ cũng là một sinh ngữ, cần có đời sống ngữ nghĩa theo lịch sử. Nhưng phải thừa nhận là đa phần mọi người đã hiểu không trúng nghĩa gốc ban đầu. Một số kiến giải khá hài hước và thiên kiến mà ta hay gặp như sau:

Hà Cối từng bị hiểu nhầm là tên khác của Hạ Cư, tức là ở hạ lưu con sông hoặc phía dưới chân đồi núi. Đây là cách lý giải của người biết chút phương ngữ tiếng Hoa. Khi xưa Hà Cối có rất nhiều người Hoa Nam di cư đường rừng núi sang sinh sống (chủ yếu người Hakka – Ngái), họ dùng nhiều phương ngữ khác nhau và thường gọi chệch Hà Cối thành Hà Cái, Hà Cư… hiểu theo nghĩa vùng chợ bên sông hay vùng cư trú bên sông. Bởi vì, họ sống trên vùng cao nên mới dễ có cách hiểu về Hà Cối ở vùng thấp như vậy.

Tên Hà Cối Nam trong cuốn Hương ước của làng do cụ Lý trưởng viết tay chữ Hán và chữ quốc ngữ năm 1942.
Tên Hà Cối Nam trong cuốn Hương ước của làng do cụ Lý trưởng viết tay chữ Hán và chữ quốc ngữ năm 1942.

Hà Cối từng bị lý giải rất đơn giản là nơi có rất nhiều cối đá bên sông. Đây hẳn là góc nhìn của những người đến Hà Cối sau năm 1979 (cách nói dân dã là “dân Kinh tế mới”). Họ quá ấn tượng với cảnh bên sông Hà Cối có rất nhiều ngư dân giã vỏ hà (đã nung nóng thành như đá vôi đã nung) trong những cối đá lâu đời để làm vôi sảm thuyền. Ngoài ra, thi thoảng dọc bên sông còn sót lại những cối đá khổng lồ của người Hoa để lại – tiếng Hoa gọi là “mảy ngán”- dùng để xay xát gạo bằng sức nước, hẳn là những chiếc cối đặc biệt này (vùng đồng bằng không hề có) đã hằn vào các cảm nhận của lớp người mới trong khi họ lý giải tên Hà Cối.

Hà Cối cũng từng được giải thích có vẻ khá khoa học rằng con sông lớn ở đây có thác Hà và thác Cối. Thực tế thì đúng là gần ngã ba sông Hà Cối có thác Hà và thác Cối thật, nhưng chữ Hà (蚵) trong tên thác Hà có bộ Trùng để chỉ thác đó có nhiều con hà bám vào cồn đá, và chữ Cối ( 𥖩 ) trong tên Thác Cối có bộ Thạch để chỉ cái xoáy nước to lõm giữa sông vây quanh toàn là đá cuội trông như một cối đá tự nhiên. Trong khi đó tên Hà Cối lại có chữ Hà (河) dùng bộ Thủy và chỉ sông nước và chữ Cối (檜) dùng bộ Mộc chỉ loài cây. Đây chỉ là đồng âm thôi chữ chữ Hán viết khác nhau, ngữ nghĩa cũng khác nhau.

Tuy mỗi nghĩa bị hiểu sai này cũng nói ra được chút đặc điểm khác biệt của Hà Cối so với nơi khác nhưng chưa nói lên được đặc trưng bao quát nhất về địa hình, sinh thái của Hà Cối là rừng già bên sông như nghĩa gốc ban đầu, cũng không mang được hàm ý thâm sâu của ý nghĩa văn chương mà tên cổ Hà Cối gợi ra, thậm chí càng không có liên quan gì đến nghĩa chữ Nôm mà các cụ thầy đồ xưa dạy học trò Hà Cối đã luôn nhấn mạnh ngữ nghĩa của tên cổ vùng đất này.

Hai chữ Cối - My được viết bằng chữ Nôm đắp nổi trên tường nhà cụ Nguyễn Thế Kỷ.
Hai chữ Cối – My bằng chữ Nôm đắp nổi trên tường nhà cụ Nguyễn Thế Kỷ.

Chị Nguyễn Bích Trâm, nguyên là Phó hiệu trưởng Trường Trung học Phố thông Quảng Hà kể về ấn tượng tên Hà Cối mà bố chị – cụ Nguyễn Thế Kỷ đã gieo vào tâm trí các con từ nhỏ: “Cha tôi thuộc lớp trí thức trưởng thành từ nền giáo dục Tây học thời Pháp thuộc, ông rất giỏi tiếng Pháp, mang tư tưởng hiện đại cấp tiến nhưng cũng đặc biệt yêu những nét đẹp văn hóa truyên thống. Ông uyên thâm Nho học do ngày nhỏ được thầy đồ dạy cả chữ Hán và chữ Nôm ở đình làng My Sơn. Sợ chúng tôi không nhớ được ngữ nghĩa chữ Nôm của tên Hà Cối nên ông viết riêng hai chữ My – Cối trong tên My Sơn – Hà Cối thật lớn treo lên để chỉ dạy thường xuyên. Sau này, khi chúng tôi trưởng thành, cùng nhau xây nhà mới cho cha thì ông cũng đắp nổi hai chữ đó lên bức tường lớn đầu hồi nhà ngay chính diện cổng đi vào nhìn thấy ngay. My Sơn là tên làng, Hà Cối là tên quê hương. Chữ Sơn và chữ Hà viết bằng chữ Nôm cũng giống như viết chữ Hán và khá dễ nhớ nghĩa, đó chính là núi và sông. Nhưng chữ My và chữ Cối thì hàm nghĩa thâm sâu quá, chúng tôi còn nhỏ nên hay hiểu lẫn chữ tượng hình nhiều nét vẽ đó. Cha tôi nhấn mạnh nhiều lần rằng khi viết bằng chữ Hán thì Cối có bộ Viết và My có bộ Mục nhưng khi viết bằng chữ Nôm thì Cối có bộ Nhật và My có bộ Nguyệt. Các bộ này có nét viết khá giống nhau nhưng khi viết bằng chữ Nôm thì các cụ đồ Nho muốn chơi chữ và gửi gắm tâm nguyện tên Hà Cối – My Sơn mãi trường tồn như nhật – nguyệt. Đối với đất vùng biên từng có nhiều biến động lịch sử như Hà Cối thì lời nhắn nhủ này có ý nghĩa rất lớn lao”.

Hiện tại, trên các văn bản quốc tế, nếu dùng tiếng Trung thì tên Hà Cối thường viết bằng chữ Hán giản thể  河桧 chứ không dùng chữ Hán phồn thể 河檜 như xưa, vì thế lớp trẻ học tiếng Trung hiện đại rất dễ hiểu sai nghĩa chữ Cối sang chữ Hội do đồng âm khi phát âm tiếng Trung, từ đó luận nghĩa tên Hà Cối bị chệch đi. Một số di tích lịch sử hay sách cúng có ghi tên Hà Cối bằng chữ Hán nhưng là di tích trùng tu và sách chép lại bằng chữ Hán hiện đại nên lớp người sau không hiểu rõ thâm ý của lớp người trước, vì thế cũng dẫn đến hiểu sai tên Hà Cối. Lần lại trong sử cổ thấy tên xã Hà Cối  thuộc tổng Hà Môn đã xuất hiện từ thời Gia Long (khoảng những năm 1810 đến 1819) trong sách “Các trấn tổng xã danh bị lãm – Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” và cũng viết bằng chữ Hán là 河檜 chứ không phải tới năm 1888 mới có tên Hà Cối như nhiều tài liệu địa phương đang tuyên truyền. Theo lịch sử phát triển, tên Hà Cối từ tên sông, tên làng mà thành tên tổng, tên châu, tên huyện. Sau hơn 150 năm tồn tại tên Hà Cối, ngày 4/6/1969, huyện Hà Cối sáp nhập với huyện Đầm Hà thành huyện Quảng Hà. Ngày 16/01/1979, thị trấn Hà Cối đổi tên thành thị trấn Quảng Hà. Việc đổi tên này có thể là do nhiệm vụ lịch sử của tùy từng giai đoạn nhưng nếu nói từ góc độ tình cảm của người dân Hà Cối thì đầy nuối tiếc. Nay chỉ còn duy nhất con sông Hà Cối là giữ nguyên tên xưa. Sau này có thêm tên cầu Hà Cối, gần đây thêm tên cầu Hà Cối 1 và cầu Hà Cối 2.

Hoạt động cộng đồng trồng thông mã vỹ bên sông gợi nhớ ý nghĩa tên Hà Cối: Rừng thông bên sông.
Hoạt động cộng đồng trồng thông mã vỹ bên sông gợi nhớ ý nghĩa tên Hà Cối: Rừng thông bên sông.

Suốt 5 năm gần đây, một nhóm mạng xã hội mang tên “Hà Cối nét xưa” trong khi nhắc nhớ ý nghĩa tên cổ của quê hương thì đồng thời tổ chức hoạt động cộng đồng trồng hàng thông mã vỹ trong khuôn viên công cộng hay bên lề đường các thôn, bản Nông thôn mới, trồng cả vạt đồi thông Đồn Cao bên bờ sông Hà Cối. Anh Bùi Bằng Dũng, một trong 3 quản trị viên của nhóm “Hà Cối nét xưa” chia sẻ: “Hà Cối không chỉ là một tên địa danh cổ mà còn là một cái tên gắn với nhiều biến động lịch sử, nhiều thuật ngữ khoa học địa chất, nhiều câu chuyện văn hóa bản sắc và nhiều giống loài sinh thái bản địa. Bởi vậy, đội ngũ admin của nhóm chúng tôi rất muốn lan tỏa ý nghĩa của tên Hà Cối để mọi người thêm hiểu, thêm yêu quê hương. Chúng tôi gắng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như trồng lại thật nhiều cây thông bên bờ sông Hà Cối, trồng cả vạt thông lớn trên quả đồi lịch sử Đồn Cao, qua đó nhắc nhớ Hà Cối là rừng thông bên sông, là sinh thái xanh tươi và khí chất kiên cường”.

Thiết nghĩ, nếu có một ngày nào đó thành phố Móng Cái mở rộng sang cả huyện lân cận thì Hà Cối có thể được đặt lại tên cho một quần thể lớn của thành phố hay cho tên một trục đường chính, hoặc tên một công trình văn hóa ý nghĩa nào đó! Địa danh không chỉ là tên gọi của một vùng đất mà còn là rất nhiều cảm xúc cộng đồng hướng về truyền thống, bản sắc của quê hương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đón đọc báo Hạ Long số 712 phát hành ngày 20/11/2024

Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 712, phát hành ngày 20/11/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài “Văn...

Đón đọc báo Hạ Long số 711 phát hành ngày 5/11/2024

Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 711, phát hành ngày 5/11/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài...

Đón đọc báo Hạ Long số 710 phát hành ngày 20/10/2024

Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 710, phát hành ngày 20/10/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài “Thơ...

Đón đọc báo Hạ Long số 708 phát hành ngày 20/9/2024

Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 708, phát hành ngày 20/9/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có...

Du lịch Hạ Long và quyết tâm vượt khó

Hơn 10 ngày sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh, cuộc sống của người dân nơi cơn bão quét qua dần đã trở lại bình thường... Phát huy tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm”, một Quảng Ninh tự lực, tự cường, bản lĩnh đã và đang hết sức mình, đoàn kết, cùng nhau khắc phục hậu quả do bão gây ra, nhanh chóng ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất, kinh doanh, phấn đấu...

Cùng tác giả

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các sản phẩm xuất khẩu tiếp cận thị trường của nhau. Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm...

Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Campuchia

Đây là công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary chủ trì Lễ khánh thành công trình tòa...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia Cheam Yeap cho biết, Campuchia và Việt Nam đã...

Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất. Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc mới đây Hoa Kỳ bàn giao máy bay huấn luyện T-6C cho Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Trên cơ sở...

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung...

Cùng chuyên mục

HIEUTHUHAI bứt phá, vượt mặt Sơn Tùng

Theo dữ liệu thống kê của Buzzmetrics, HIEUTHUHAI đang là nghệ sĩ Việt Nam có độ quan tâm, thảo luận cao nhất và vượt qua cả Sơn Tùng. Mới đây, Buzzmetrics (chuyên trang về các chỉ số Marketing) đã công bố số liệu thống kê của 224 nghệ sĩ Việt Nam, tính từ ngày 26.5 - 8.9.2024. Trong đó, Sơn Tùng và HIEUTHUHAI thay nhau đứng vị trí dẫn đầu, luôn đột phá về mức độ thảo luận trên mạng...

Cuộc sống lặng lẽ của hoa hậu Việt từng đăng quang quốc tế

Hoa hậu Phương Khánh được coi là người đẹp Việt đầu tiên đăng quang 1 trong 6 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất hành tinh. Khi Huỳnh Thị Thu Thủy trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam đăng quang Miss International, thành tích của sắc đẹp Việt những năm qua được khán giả chú ý. Trong đó, Hoa hậu Nguyễn Phương Khánh (sinh năm 1995, quê Bến Tre) là người đẹp Việt Nam đầu tiên đăng quang cuộc thi...

Người đứng sau làm nên thành công của các show “anh trai, chị đẹp”

Giám đốc âm nhạc chính là nhân tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của các chương trình “anh trai, chị đẹp”. Dù chỉ đứng sau hậu trường nhưng những bài hát với phần phối khí mới, giai điệu bắt tai trong những chương trình này đã khẳng định tầm quan trọng của những nhà sản xuất âm nhạc. Những cống hiến đằng sau cánh gà Nếu như trước đây khi một ca khúc được ra mắt, khán giả...

Nhạc sĩ Thái Lan tiết lộ quá trình làm nhạc nền phim Việt ‘Ngày xưa có một chuyện tình’

Bộ phim có phần âm nhạc hỗ trợ cho câu chuyện đầy cảm xúc về tình yêu - tình bạn từ nguyên tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phần nhạc nền (scoring) của phim Ngày xưa có một chuyện tình do nhạc sĩ người Thái Lan - Chapavich Temnitikul - đảm nhận. Anh là cái tên nổi trội trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc cho phim điện ảnh tại thị trường Thái Lan và trong khu vực châu...

Minh Hằng: ‘Tôi tự hào khi được so sánh với Tóc Tiên’

Minh Hằng nói tự hào vì được khán giả đặt lên bàn cân so sánh thực lực của cô với Tóc Tiên khi cả hai thi "Chị đẹp đạp gió 2024". Ca sĩ trở lại sân khấu biểu diễn sau hai năm vắng bóng để sinh con. Ở tập hai cuộc thi, cô gây chú ý với tiết mục solo Trèo cao ngã đau với hình ảnh đẹp, được khán giả khen sáng tạo trong ý tưởng dàn dựng. Ca sĩ cho...

Noo Phước Thịnh không để người khác làm tổn thương mình

Noo Phước Thịnh thể hiện quan điểm muốn sống là chính mình. Anh không muốn tổn thương ai nhưng cũng không muốn để cho người khác làm tổn thương mình quá nhiều. Chương trình Master of Master giúp khán giả hiểu hơn về hành trình đến với nghệ thuật, những thách thức, những câu chuyện chưa từng được kể của khách mời là người nổi tiếng như Noo Phước Thịnh, Đinh Hà Uyên Thư, Jun Phạm, nghệ sĩ Kim Xuân... Ca...

Cơ hội cho nhạc Việt khi hợp tác toàn cầu

Xuất khẩu nghệ sĩ, nhập khẩu fan - đó là sứ mệnh của những cuộc hợp tác toàn cầu của ca sĩ Việt với tham vọng "đưa nhạc Việt ra thế giới". Thời gian gần đây, sự hợp tác giữa ca sĩ trong nước và quốc tế trở thành xu hướng, thậm chí bùng nổ ở thị trường nhạc Việt. Đó là hành trình thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền nhạc Việt với vai trò đại sứ kết...

Siu Black xuất hiện sau thời gian ở ẩn, chia sẻ từng phải bán rau để nuôi đam mê

Siu Black và cháu trai là khách mời của "Khách sạn 5 sao" VTV cuối tuần này. Nữ ca sĩ chia sẻ về quãng thời gian nghèo khó trong quá khứ từng phải đi bán rau để nuôi đam mê ca hát. Ca sĩ Siu Black và cháu trai là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trưa ngày 24/11 tới trên VTV3. Thời còn nghèo, sống cùng bác ở Buôn Mê Thuột, Siu Black vẫn...

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Sau 15 tập phát sóng, chương trình "Sao nhập ngũ 2024: Gót hồng trên lửa đạn" chính thức khép lại. Tập 16, 8 sao nữ tham gia các nội dung huấn luyện cuối cùng gồm chạy tiếp sức có vũ trang, bắn đạn thật và đột nhập giải cứu con tin. Hội thao chạy tiếp sức diễn ra gay cấn, Pháo đầu hàng đầu tiên, Thùy Tiên sớm bỏ cuộc vì tụt đường huyết, gần như ngất đi. Sau đó, Uyển...

Mai Tiến Dũng “chơi lớn”

Tối 19/11, Mai Tiến Dũng ra mắt EP "Thất tình toàn tập", mang đến cho khán giả một trải nghiệm âm nhạc sâu lắng, đầy cảm xúc. Các ca khúc trong EP "Thất tình toàn tập" lần này được nam ca sĩ chọn lọc dựa trên sự đồng điệu với cảm xúc riêng và thị hiếu của khán giả. "Thất tình đôi khi là một cảm giác hay! Sau này khi hạnh phúc trong tình yêu hoặc không còn yêu ai...

Tin nổi bật

Tin mới nhất