Powered by Techcity

Gỡ vướng trong bàn giao công trình điện

Nhiều năm nay, trước yêu cầu phát triển của các địa phương, hệ thống lưới điện đã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) đến ngoài NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý đã phát sinh nhiều bất cập, khiến cho công tác chuyển giao gặp nhiều khó khăn. 

Phần lớn khu đô thị ở phường Cao Xanh (TP Hạ Long) chưa được bàn giao tài sản cho ngành Điện.

Theo tổng hợp của Sở Công Thương từ số liệu các đơn vị, địa phương cung cấp, số lượng công trình điện thuộc phạm vi điều chỉnh có nhu cầu chuyển giao tài sản cho EVN trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm hiện tại là 661 công trình. Thực tế cho thấy, việc chậm bàn giao, tiếp nhận công trình điện có nhiều nguyên nhân, trong đó xuất phát từ quy trình điều chuyển tại Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg còn phức tạp, qua nhiều bước trung gian, trong khi phạm vi chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn. Cụ thể, Quyết định 41/2017/QĐ-TTg nêu rõ: Chỉ thực hiện điều chuyển đối với các công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, còn các nguồn vốn khác chưa có chủ trương bàn giao, tiếp nhận, do đó ngành Điện không có cơ sở pháp lý để thực hiện các trình tự, thủ tục bàn giao. Trong khi đó, có nhiều khu đô thị trên địa bàn tỉnh được thực hiện bằng hình thức đổi đất lấy công trình. Để được bàn giao thì những công trình này phải được UBND tỉnh lập hồ sơ điều chuyển, xác định tài sản gửi EVN, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Do chậm bàn giao tài sản cho ngành Điện cũng kéo theo hàng loạt bất cập khác nảy sinh tới doanh nghiệp và người dân, nhất là ở những khu đô thị đã hình thành cách đây nhiều năm. Nhiều chủ đầu tư dự án rất bức xúc khi bỏ hàng chục tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhưng nghịch lý ở chỗ là số tiền tiêu thụ điện hằng tháng người dân đóng cho ngành Điện nhưng do chưa bàn giao tài sản nên mỗi khi đường dây hay trạm biến áp, tủ điện bị hư hỏng thì ngành Điện lại yêu cầu chủ đầu tư phải tiếp tục bỏ kinh phí sửa chữa. Đơn cử, theo tính toán của Công ty CP Xây dựng công trình 507 Chi nhánh Quảng Ninh, kinh phí để hằng năm duy tu, bảo dưỡng lưới điện của các công trình đến nay đã chiếm tới 30% tỷ trọng so với vốn đầu tư ban đầu.

Do nguồn vốn eo hẹp nên nhiều doanh nghiệp cũng không thể nâng cấp, sửa chữa đồng bộ hệ thống lưới điện đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, nên qua từng năm hệ thống điện ngày một xuống cấp, chất lượng điện không ổn định, gây nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Điển hình như ở khu vực Cao Xanh, Hà Khánh (TP Hạ Long), người dân khi mua đất, xây nhà thường phải đi kéo nhờ điện ở những khu dân cư lân cận. Nguyên nhân chính do hệ thống lưới điện tại các dự án đều gần như đã quá tải, không đảm bảo vận hành nên có thời điểm Điện lực TP Hạ Long đã ra văn bản tạm dừng việc cấp điện mới vào các khu đô thị. Bà Nguyễn Thị Hằng (Khu đô thị mới Cao Xanh – Hà Khánh B) chia sẻ: Việc người dân có điện, nước sinh hoạt là quyền lợi chính đáng được hưởng trước khi vào sinh sống tại các khu đô thị. Thế nhưng, để kéo được điện, gia đình đã phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi. Thật sự là rất mệt mỏi.

Các hộ dân ở Khu đô thị Cao Xanh-Hà Khánh (TP Hạ Long) phải kéo nhờ điện qua đường để sử dụng do nhiều năm việc bàn giao tài sản giữa chủ đầu tư với ngành Điện vẫn gặp vướng mắc.

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong các thủ tục chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN, ngày 10/1/2024, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2024. Nghị định số 02/2024/NĐ-CP có điểm mới là phân cấp rất mạnh cho các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đang trực tiếp quản lý các công trình điện; quy định cụ thể việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao theo hướng đơn giản, sử dụng tối đa thông tin sẵn có để xác định giá trị; quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị liên quan. 

Ông Tống Viết Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng công trình 507, cho biết: Công trình điện là loại tài sản đặc thù, chỉ có ngành Điện mới đủ chuyên ngành vận hành. Do đó, chúng tôi rất mong địa phương và Công ty Điện lực Quảng Ninh sẽ hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp để đảm bảo hiểu đúng, thống nhất, hạn chế tối đa những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn triển khai theo Nghị định mới, sớm bàn giao tài sản cho ngành Điện.

Phần lớn tủ điện hạ thế ở các khu đô thị chưa được bàn giao tài sản cho ngành Điện đều đã xuống cấp nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn.

Để Nghị định số 02/2024/NĐ-CP có hiệu quả, đầu tháng 10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chuyển giao công trình điện có cấp điện áp đến 110kV là tài sản công trên địa bàn tỉnh sang EVN. Theo Kế hoạch, lộ trình giải quyết hồ sơ chuyển giao công trình điện khoảng 40-45 hồ sơ/tháng (dự kiến năm 2024 là 120 hồ sơ, số còn lại theo danh mục kèm theo và số hồ sơ phát sinh được chuyển sang năm 2025 và những năm tiếp theo). Đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công Thương) cho biết: Qua nắm bắt tình hình thực tế, công tác chuyển giao tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được nhận định sẽ có nhiều khó khăn vướng mắc, nhất là việc thiếu hoặc thất lạc hồ sơ dự án, công trình. Quá trình giải quyết chuyển giao liên quan đến nhiều chuyên môn, nghiệp vụ như xác định giá trị tài sản, thủ tục về đất đai… cần sự hỗ trợ, hướng dẫn của các sở, ngành, địa phương. Đặc biệt, địa phương cần tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư hoặc đơn vị đang được giao quản lý, sử dụng công trình điện trong lập hồ sơ, các thủ tục đất đai theo đúng quy định.



Nguồn

Cùng chủ đề

Điện lực Quảng Ninh: 96% khách hàng đã được lắp đặt công tơ điện tử

Nhằm tăng tính tiện ích cũng như tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong quá trình sử dụng các dịch vụ, thời gian qua Công ty Điện lực Quảng Ninh đã tăng cường công tác tự động hóa trong việc thu thập chỉ số công tơ đối với khách hàng. Thống kê đến hết thời điểm hiện tại, Công ty đã triển khai lắp đặt được trên 444.500 công tơ điện tử trong tổng số trên 462.000 khách...

Lấy ý kiến tham gia vào các dự án Luật trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 9/10, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Hội nghị tham vấn, lấy ý kiến vào dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (đợt I). Đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, chủ...

Sẽ kiểm tra công tơ các hộ có sản lượng điện tăng đột biến để xác định nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Ngày 7/9, siêu bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh gây thiệt hại về tài sản cho người dân và doanh nghiệp, trong đó có hệ thống lưới điện, dẫn đến một số khu vực bị mất điện dài ngày. Tuy nhiên, khi thanh toán hoá đơn điện tháng 9, nhiều hộ dân vẫn bị tăng cao hơn so với tháng 8. Để thông tin rõ hơn về vấn đề này, PV Trung tâm Truyền thông...

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn và mất điện cục bộ

Ngày 7/9, cơn bão số 3 có sức gió cấp 16 giật đến cấp 17 đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thiệt hại về lưới điện, dẫn đến ngừng cung cấp điện 461.000 khách hàng (100% khách hàng). Để khắc phục lưới điện của tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Tổng Công ty Điện...

Gần 97% khách hàng đã có điện trở lại

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, tính đến hết ngày 20/9, toàn tỉnh đã có gần 450.000/461.000 khách hàng có điện trở lại (đạt tỷ lệ gần 97%). Ngày 7/9, cơn bão số 3 đã khiến cho toàn bộ lưới điện của Quảng Ninh tê liệt, đặc biệt là hệ thống điện 110 kV của Quảng Ninh gần như tê liệt khi các đường dây cao thế và trung, hạ áp đều bị sự cố, phải tách...

Cùng tác giả

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất