Powered by Techcity

”Gỡ nút thắt” cho đầu tư tư nhân để cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP

Để cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP, Việt Nam cần gỡ nút thắt cho đầu tư tư nhân, tạo thuận lợi để khu vực quan trọng này đóng góp tích cực hơn vào nền kinh tế.

Đầu tư của khu vực tư nhân cải thiện chậm

Đầu tư của khu vực tư nhân chiếm 55-60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực này phục hồi và phát triển sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế phục hồi. Tuy vậy, quý I/2024, theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ 2023 tăng 3,7%).

Trong đó, vốn khu vực nhà nước ước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 340,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,5%, tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 110,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 18% và tăng 8,9%. Như vậy, vốn đầu tư thực hiện của khu vực tư nhân trong quý I/2024 thấp nhất trong 3 khu vực.

Đầu tư của khu vực tư nhân đang có sự cải thiện nhưng vẫn dưới tiềm năng.

Quý II/2024, vốn đầu tư thực hiện của khu vực tư nhân có sự cải thiện đáng kể so với quý trước đó. Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 834,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nhà nước đạt 228,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực tư nhân (khu vực ngoài nhà nước) ước đạt 456,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 149,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 1.451,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực nhà nước đạt 392,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 27% tổng vốn và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 799,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,1% và tăng 6,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 259,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,9% và tăng 10,3%. Như vậy, vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong 6 tháng đầu năm đã có sự cải thiện đáng kể so với những tháng đầu năm, vượt khu vực nhà nước với mức tăng 4,8%, tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách khá xa so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng 10,3%.

Trước đó, năm 2023, theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 3423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khu vực nhà nước tăng 14,6%, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,4%. Tuy nhiên, đầu tư của khu vực tư nhân chỉ tăng 2,7%, thấp nhất trong những năm gần đây. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là nguyên nhân quan trọng khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 không đạt được kỳ vọng.

Khơi thông nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn

Để đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng

Chính phủ vừa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng ở mức cận trên trong khoảng từ 6,5-7% trong năm 2024 thay cho mục tiêu 6-6,5% được đưa ra từ đầu năm. Đây vẫn được đánh giá là mục tiêu vô cùng thách thức, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tồn tại những diễn biến khó lường, tác động đến chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên, chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng: Để đạt được mức tăng trưởng 7% trong năm 2024, Việt Nam cần những nỗ lực phi thường để đưa đầu tư tư nhân trong nước tăng ở mức trên 10%-15%, và duy trì được tốc độ tăng này trong một giai đoạn dài.

“Đây sẽ là yếu tố quan trọng, tạo sự khác biệt về tăng trưởng trong năm 2024 và trong nhiều năm tới” – chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình khẳng định.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước, theo TS Lê Duy Bình, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần có những nỗ lực đặc biệt để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện mang tính đột phá trên các bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh toàn cầu, về năng lực đổi mới sáng tạo, tự do kinh tế và nhiều bảng xếp hạng khác.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân lớn và nhỏ đang có dấu hiệu chững lại. Trong đó, những dự án lớn còn mắc mớ nhiều về yếu tố pháp lý, khiến nhà đầu tư chưa thể đưa ra quyết định đầu tư, còn doanh nghiệp nhỏ cũng đang bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, chưa tạo được khí thế cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động.

Để tháo gỡ “nút thắt” về đầu tư tư nhân, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho rằng: Yếu tố môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi chi phí thấp vẫn đóng vai trò quan trọng, mang tính nền tảng. Bởi kể cả các dự án đầu tư nhỏ, cho đến dự án có số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng thì đều phụ thuộc vào môi trường đầu tư, kinh doanh. Theo đó, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chính là yếu tố nền tảng, mang tính chất quyết định để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Bùi Văn Thành – Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới, cũng là người có kinh nghiệm tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thực hiện triển khai dự án đầu tư cho rằng: Để thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân, môi trường kinh doanh là quan trọng nhất. Vì vấn đề của doanh nghiệp tư nhân không đơn giản chỉ là nhà nước giảm 2% thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp từ giai đoạn nào đến giai đoạn nào, mà quan trọng nhất là xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng.

“Trong đó, khái niệm bình đẳng ở đây thể hiện trong tiếp cận nguồn lực, bình đẳng trong tiếp cận chính sách, bình đẳng trong tiếp cận đất đai và vốn” – luật sư Bùi Văn Thành nêu.

Cùng quan điểm phải thúc đẩy đầu tư tư nhân, TS Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: Cùng với thúc đẩy đầu tư công, thu hút vốn FDI, Chính phủ và các địa phương cần tập trung phục hồi và thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước bằng các cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù trong bối cảnh khu vực ngoài nhà nước có hạn chế rất lớn về nguồn vốn; kỹ năng quản trị, hội nhập; năng lực và kinh nghiệm quản lý; nguồn nhân lực có kiến thức và tay nghề.

“Chính phủ cần kích hoạt lại, khơi thông nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn” – TS Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP năm 2025

Xuất khẩu và du lịch được dự báo giảm tốc trong năm 2025, do đó kích thích tiêu dùng nội địa sẽ là chìa khóa để duy trì sự ổn định và tăng trưởng. Năm 2025 đánh dấu một giai đoạn quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5 - 7%. Các định chế tài chính lớn đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 7% từ mức 6,5%, trong khi...

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Kiên định với mục tiêu tăng trưởng Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức vào ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa thông tin dự báo, 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 đạt và vượt...

Quốc hội “chốt” tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5-7%

Quốc hội quyết nghị một số chỉ tiêu chủ yếu được đề ra cho năm 2025, cụ thể là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%... Chiều 12/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, với 424/426...

Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại

Việc đa dạng hoá thị trường nhập khẩu đã giúp cán cân thương mại được cải thiện theo hướng cân bằng và góp phần giúp Việt Nam có thặng dư. Kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất từ trước đến nay Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong tháng 7 đạt mức cao nhất từ trước đến nay với trị giá đạt 33,88 tỷ USD. Như vậy, kim ngạch nhập...

Tránh tình trạng “chờ” quy hoạch không gian ngầm mới được triển khai dự án đầu tư tư nhân

Chiều 13/8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, trong đó có nội dung về quy hoạch không gian ngầm. Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo Luật đã quy định rõ...

Cùng tác giả

Làm thế nào tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp?

Tình trạng liên kết yếu và chưa chặt chẽ thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp trong nước vẫn còn thấp. Tỷ lệ nội địa hoá chưa cao Theo Bộ Công Thương, vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu...

Phim Việt trăm tỉ đồng của Phương Mỹ Chi khiến bánh xèo đắt khách

Phim "Nhà gia tiên" vượt doanh thu trăm tỉ đồng sau 5 ngày, được khán giả trẻ ủng hộ vì thông điệp gần gũi về gia đình, tình thân. Ngày 24.2, "Nhà gia tiên" do Huỳnh Lập đạo diễn đạt doanh thu 103 tỉ đồng sau 5 ngày phát hành, theo thống kê của Box Office Vietnam. Phim đứng đầu phòng vé với hơn 4.000 suất chiếu, áp đảo các phim còn lại như "Dark Nuns: Nữ tu bóng tối", "Nụ...

Ngày mai (26/2) diễn ra Kỳ họp thứ 25 của HĐND tỉnh khóa XIV

Ngày mai, 26/2, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ tổ chức Kỳ họp thứ 25 - Kỳ họp chuyên đề nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Dự kiến tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xem xét, quyết nghị và cho ý kiến...

Giá vàng mua vào cao hơn bán ra

Sáng nay (25/2), giá vàng trong nước bật tăng trở lại lên mốc 92 triệu đồng/lượng. Điều đặc biệt là mức tăng giá mua vào cao hơn giá bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu… niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 90 - 92 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 400.000 đồng/lượng mua vào, 300.000 đồng/lượng bán ra...

Mở hồ sơ lãi suất huy động sau chỉ đạo ‘nóng’ của Thủ tướng

Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chưa đột biến và cao nhất 7,2% kỳ hạn 24 tháng. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng, trong 6 tuần (từ 6/1-14/2), bảng lãi suất huy động của 36 ngân hàng ghi nhận 7/36 ngân hàng tăng lãi suất, 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, 2 ngân hàng đồng thời tăng và giảm lãi suất ở một số...

Cùng chuyên mục

Làm thế nào tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp?

Tình trạng liên kết yếu và chưa chặt chẽ thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp trong nước vẫn còn thấp. Tỷ lệ nội địa hoá chưa cao Theo Bộ Công Thương, vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu...

Giá vàng mua vào cao hơn bán ra

Sáng nay (25/2), giá vàng trong nước bật tăng trở lại lên mốc 92 triệu đồng/lượng. Điều đặc biệt là mức tăng giá mua vào cao hơn giá bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu… niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 90 - 92 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 400.000 đồng/lượng mua vào, 300.000 đồng/lượng bán ra...

Mở hồ sơ lãi suất huy động sau chỉ đạo ‘nóng’ của Thủ tướng

Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chưa đột biến và cao nhất 7,2% kỳ hạn 24 tháng. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng, trong 6 tuần (từ 6/1-14/2), bảng lãi suất huy động của 36 ngân hàng ghi nhận 7/36 ngân hàng tăng lãi suất, 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, 2 ngân hàng đồng thời tăng và giảm lãi suất ở một số...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất