Powered by Techcity

Giữ “rừng vàng” theo lời Bác dặn

Trong lần về thăm tỉnh Quảng Ninh dịp Tết Ất Tỵ 1965, trên đường từ Hòn Gai về  Uông Bí, Bác Hồ đã dừng chân tại khu rừng thông Yên Lập. Tại nơi đây, Người đã căn dặn: “Không được phá rừng, phải trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã ra sức thi đua trồng cây, gây rừng, mang lại màu xanh cho những cánh rừng.

“Rừng là vàng”

Thôn Bằng Anh (xã Tân Dân, TP Hạ Long) có một khu rừng đặc biệt, diện tích lên tới 32ha với trên 3.000 cây bầu dó, cùng các cây gỗ quý khác như: đinh, lim, sến, táu, dẻ, vàng tâm… Riêng với rừng lim nguyên sinh có khoảng 200 cây. Đó là khu rừng của gia đình ông Triệu Tài Cao, hay còn được nhiều người dân yêu mến gọi là khu rừng của “Già Cao”, người đã dành trọn cuộc đời để chăm sóc,  trông giữ và nhân lên màu xanh cho rừng. Anh Triệu Tiến Lộc (con trai út của ông Triệu Tài Cao) kể: Năm 1969, theo lời kêu gọi của bác Hồ về Tết trồng cây, bố tôi đã chọn chân đèo Hạ My để sinh sống và bắt đầu trồng những cây gỗ quý lâu năm. Trong ký ức của mình, tôi vẫn nhớ những năm ấy, trên lưng là gùi, trong túi là cơm nắm, ông đi khắp đại ngàn để thu nhặt cây con cùng hạt để đem về khu đồi sau nhà trồng. Đến năm 1980, ông được nhà nước giao quản lý 32ha rừng. Có thêm rừng, ông và chúng tôi đã trồng thêm nhiều cây gỗ quý như đinh, lim, sến táu và cây dược liệu thấp dưới tán rừng. Trải qua gần 60 năm, những cây lim nhỏ ngày nào giờ thành cây to mấy người ôm không xuể, rồi cây to rụng hạt lại mọc cây mới, giúp cho cánh rừng cứ dầy thêm những cây gỗ quý. Những cây dược liệu cũng mang lại thu nhập ổn định cho chúng tôi.

Những tán lim cổ thụ trong khu rừng của “Già Cao”.

Thấm đẫm tình cảm gắn bó với rừng, coi khu rừng là “máu thịt” nên dù cho có nhiều thương lái đến thu mua với giá hàng tỷ đồng, gia đình ông Triệu Tài Cao vẫn quyết tâm giữ rừng. Noi theo lời dặn của Bác và mong muốn của bố trước khi mất, anh Triệu Tiến Lộc cùng những người anh trai của mình giờ đây vẫn hàng ngày bảo vệ và phát triển khu rừng, đồng thời nghiên cứu để cải tạo, đưa khu rừng quý này trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái, trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. “Chúng tôi sẽ giữ những cánh rừng đại ngàn này đến hơi thở cuối cùng”. Anh Lộc chia sẻ.

Anh Triệu Tiến Lộc chăm sóc khu rừng “gia truyền”. Ảnh: Thanh Tùng

Chung thủy với rừng, “sống nhờ rừng” từ khi bắt tay vào lập nghiệp, đến nay trên địa bàn tỉnh cũng có hàng nghìn hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ rừng. Lấy rừng làm nguồn sống đã ngày càng ngấm sâu vào huyết quản mỗi người dân nơi đây, nên ở Quảng Ninh bây giờ không còn chuyện phá rừng. Rất nhiều chủ rừng đã mạnh dạn thay thế những cánh rừng keo để lặn lội đi tìm hiểu, đưa cây rừng gỗ lớn về trồng trong vườn rừng. Các tổ chức, hộ gia đình và người dân đã ổn định và yên tâm trồng rừng, bảo vệ rừng, gắn bó cuộc sống với nghề rừng nên hàng năm diện tích trồng rừng đã tăng lên, bình quân đạt 10.000 – 12.000 ha/ năm. Nhiều hộ gia đình, cá nhân đã thu hoạch hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm khác từ vườn rừng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận không nhỏ người dân vùng miền núi.  Toàn tỉnh hiện có trên 10.000 trang trại vườn rừng (RVAC) kết hợp có quy mô vừa và lớn với hàng chục nghìn ha cây lâm nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả phát triển tốt đã cho nhiều chu kỳ thu hoạch, ngày càng nâng cao tỷ trọng đóng góp cho kinh tế ngành NN&PTNT tỉnh.

Ông Trần Văn Luyến (phường Hải Yên, TP Móng Cái) chăm sóc rừng giổi của gia đình.

Nhiều chính sách đúng, trúng, hiệu quả

Tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 70% diện tích tự nhiên). Toàn tỉnh có 434.378ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó 30.034ha rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch đặc dụng; 132.855 ha rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch phòng hộ; 272.508 ha rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch sản xuất.

Xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế – kỹ thuật đặc thù với chu kỳ sản xuất dài, Quảng Ninh đã tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ba loại rừng. Đặc biệt là đã có những chính sách dài hơi, mang tính chiến lược để phát triển lâm nghiệp bền vững. Điển hình là Nghị quyết số 19-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành ngày 28/11/2019 về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây được coi là nghị quyết chuyên đề về rừng đầu tiên của Quảng Ninh cũng là nghị quyết chuyên đề về rừng đầu tiên trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Văn Bông, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh: Tỉnh Quảng Ninh đã có những quyết sách rất kịp thời, trúng, đúng trong đầu tư cho rừng, để rừng có giá trị như ngày hôm nay và có giá trị nhiều hơn cho mai sau. Cái hay của Nghị quyết 19 đó là đã xác định rất rõ mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên. Đây là cái gốc để rừng có thể phát triển bền vững và giá trị cao, đưa rừng trở thành một lĩnh vực kinh tế mạnh mẽ và sôi động.

Cán bộ nông nghiệp huyện Bình Liêu phối hợp cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khảo sát phương án trồng, chăm sóc cây hồi theo hướng hữu cơ cho bà con xã Đồng Văn.

Với những quyết sách đúng đắn, kịp thời, độ che phủ rừng của tỉnh đã tăng lên nhiều: từ 26% năm 1992, lên 36% năm 2000, lên 45% năm 2005, lên 50,3% năm 2010,  51,5% năm 2011 và 52,5% năm 2012. Từ năm 2019 đến nay (trước khi có cơn bão Yagi đổ bộ), tỉnh đã luôn duy trì độ che phủ rừng 55%, đứng thứ 14 trên cả nước. Những chỉ tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh đã đạt được kết quả rất tích cực, khởi sắc và có tính ổn định bền vững cao hơn như: Nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức, cơ quan đơn vị, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và toàn xã hội trong công tác quản lý bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được nâng cao và đã có những chuyển biến căn bản, sâu sắc; tạo được sinh kế cho người dân thông qua chính sách khoán bảo vệ rừng, sản xuất lâm nghiệp hàng hoá; không xảy ra việc lợi dụng lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép. Tỉnh đã thành lập thêm Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long; phê duyệt nhiệm vụ thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui (Tiên Yên), Khu bảo vệ rừng Trâm đỏ, rừng Trõi nguyên sinh (Cô Tô), rừng Trâm (Vân Đồn), Khu bảo tồn Loài  sinh cảnh Quảng Nam Châu (Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu); cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp chuyển biến theo hướng tăng loài cây bản địa, cây gỗ lớn; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân mỗi năm tăng gần 100 tỷ đồng.

Các vườn ươm đang tích cực chăm sóc cây giống phục vụ cho vụ trồng rừng xuân 2025.

Tiếp tục phát huy thế mạnh từ rừng, giai đoạn 2025-2030, Quảng Ninh đặt mục tiêu duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên 55%, tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 4 -5%, giảm số lượng cơ sở chế biến nhỏ xuống dưới 170 cơ sở. Đặc biệt, ở giai đoạn này, tỉnh tập trung phát triển các loại cây dược liệu là thế mạnh của địa phương gồm: 7.000ha hồi, 3.790ha quế, 1.700ha sở, 2.179ha ba kích và 2.135ha cây dược liệu. Đồng thời, duy trì 24.000ha rừng gỗ lớn, 70.000ha rừng gỗ nhỏ và nguyên liệu, chuyển hóa 6.000ha rừng keo gỗ nhỏ thành gỗ lớn. Tuy nhiên tháng 9/2024, cơn bão Yagi đổ bộ đã tàn phá trên 133.000ha rừng, khiến cho nhiệm vụ trồng, phủ lại màu xanh cho rừng không hề đơn giản.

Công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiên Yên chuẩn bị cho vụ trồng rừng mới, sớm phủ xanh diện tích bị thiệt hại.

Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, khẳng định: “Vì lợi ích trăm năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, tái thiết những cánh rừng sau bão là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Nông nghiệp trong giai đoạn này. Trước mắt ngành sẽ cùng với các địa phương tập trung phục hồi rừng sau bão số 3, phấn đấu toàn tỉnh trồng xong toàn bộ diện tích rừng bị gẫy đổ khoảng 98.000 ha, trong đó năm 2025, sẽ trồng rừng tập trung trên 32.090 ha, khuyến khích các chủ rừng, nhất là các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp cân đối dành một quỹ đất nhất định cho việc trồng rừng cây gỗ lớn, cây bản địa. Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả phương án quản lý rừng bền vững; tăng diện tích rừng có chứng chỉ rừng, phấn đấu hết năm 2025 toàn tỉnh có trên 30.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; hoàn thiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh.

Với quyết tâm của tỉnh, địa phương và những chủ rừng, chắc chắn những cánh rừng mới sẽ tiếp tục vươn mình xanh tốt, là minh chứng của sự đồng sức, đồng lòng, khẳng định ý chí, nghị lực vượt khó của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh để quyết tâm thực hiện vẹn tròn lời dạy của Bác năm nào.



Nguồn

Cùng chủ đề

TP Uông Bí: Chuẩn bị các điều kiện cho vụ trồng rừng mới

Sau hơn 2 tháng cơn bão đi qua, đến nay TP Uông Bí đã hoàn thành 3 đợt phê duyệt hỗ trợ đối với những hộ trồng rừng bị thiệt hại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Hiện các hộ dân và các công ty lâm nghiệp vẫn đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng (PCCR), chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới. Phường Vàng Danh là một trong những địa...

Khôi phục sản xuất lâm nghiệp

Bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại cho ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh ước trên 6.400 tỷ đồng với hơn 117.000ha rừng bị gãy đổ từ 30-100%. Để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều chính sách, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện việc rà soát, kiểm đếm, lập danh sách hỗ trợ, giúp người dân, các công ty...

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm và triển khai đợt cao điểm thu dọn, vệ sinh rừng

Sáng 5/10, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phát động đợt cao điểm thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn một số địa phương trong tỉnh. Kiểm tra tại khu 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, trước đó vào 12h ngày 4/10 đã xảy...

Hồi sinh những cánh rừng ở Ba Chẽ

Bão số 3 đi qua, người trồng rừng trên địa bàn huyện không khỏi xót xa bởi sự tàn phá của thiên nhiên với cơ nghiệp bao năm gây dựng. Xây dựng cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất lâm nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết huyện đang quan tâm thực hiện. Là đơn vị có diện tích rừng trồng và quản lý lớn nhất trên địa bàn huyện, sau bão, Công ty TNHH MTV...

Nhiều cánh rừng bị “xóa sổ” sau bão

Bão số 3 đi qua, để lại những con đường với hàng dài cây xanh đô thị bị gãy hoặc bật gốc. Trên những cánh rừng vốn xanh ngắt một màu, nay còn trơ lại những thân cây bị bẻ gãy. Người trồng rừng xót xa, bởi phía sau sự tàn phá của thiên nhiên là cơ nghiệp của bao nhà. Lâm nghiệp thực sự là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nề sau bão. Là một trong...

Cùng tác giả

Tiên Yên tổ chức văn nghệ chào mừng thanh niên lên đường nhập ngũ

Nhằm động viên, cổ vũ tân binh chuẩn bị lên đường nhập ngũ, tối 8/2, tại phố đi bộ, UBND huyện Tiên Yên, phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, chào mừng thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2025”. Chương trình nghệ thuật gồm nhiều tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, sôi động do các ca sĩ, diễn viên...

Thủ tướng yêu cầu rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 13CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu...

Tiền lễ trao giải Oscar 2025, phim “Emilia Pérez” sa lầy trong bê bối

Được ca ngợi rất nhiều qua các giải thưởng lớn, nhưng phim "Emilia Pérez" giờ đây lại sa lầy trong bê bối và cay đắng. Giải Oscar đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc và sự sụp đổ của bộ phim "Emilia Pérez" cực kỳ đáng nói trong thời điểm này - khi mà chỉ còn vài tuần nữa lễ trao giải điện ảnh danh giá nhất sẽ diễn ra. Mỗi ngày lại có một câu chuyện cười...

Giá vàng ngày 9/2: Tuần tăng giá mạnh với cả vàng miếng và vàng nhẫn

Giá vàng thế giới hôm nay (9/2) nhích nhẹ lên mức 2.860 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng, vàng nhẫn SJC vừa trải qua tuần tăng giá mạnh, chốt tuần lần lượt ở mức 90,3 triệu đồng và 89,8 triệu đồng/lượng. Tại thị trường trong nước, giá vàng duy trì ở mức cao sau ngày vía Thần tài. Chênh lệch mua-bán vàng miếng được các doanh nghiệp đẩy lên tới 3,5 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 9 giờ ngày...

Lễ hội đình Đồng Đình và Ngày hội Văn hóa thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên năm 2025

Ngày 9/2, tại nhà văn hóa dân tộc Tày, thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên tổ chức khai mạc Lễ hội đình Đồng Đình và Ngày hội Văn hóa Thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên năm 2025. Phần lễ gồm có Lễ cúng thần; Lễ rước cỗ, dâng hương tại đình Đồng Đình; tái hiện nghi thức “Lễ Lồng tồng” và trích đoạn “Lẩu Then” - một trong những nét văn hóa đặc trưng của...

Cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy: Thống nhất, đồng bộ trong cả hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị, các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới. Thành lập các đảng bộ mới, hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận, đây là kết quả nổi bật nhất tuần qua trong thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18. Điều này mang...

Thủ tướng đề nghị tập đoàn THACO nghiên cứu, sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao

Sáng 8/2, trong chương trình công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm một số cơ sở kinh tế trọng điểm, doanh nghiệp lớn của tỉnh gồm Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Chu Lai, sân bay Chu Lai, các nhà máy của tập đoàn THACO, tập đoàn HS Hyosung. Thủ tướng đã tới khảo sát cảng quốc tế Chu Lai, sân bay quốc tế Chu Lai và thăm, làm việc với Công...

Thủ tướng dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng

Sáng 8/2, bắt đầu chương trình công tác tại tỉnh Quảng Nam, địa phương có số liệt sĩ, số Mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều nhất cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ). Trong không khí thiêng liêng, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác...

Khắc phục việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước dàn trải, không hiệu quả

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan cần lưu ý khắc phục việc phân bổ nguồn vốn dàn trải, không hiệu quả; bảo đảm việc phân bổ hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực. Chiều 7/2, dưới...

Chủ động phương án đảm bảo an toàn cho đại hội đảng các cấp

Với yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đại hội đảng bộ các cấp, đặc biệt là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Công an tỉnh đã xây dựng, triển khai nhiều phương án, kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngay từ sớm, từ...

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành kiểm tra là không để lọt vào cấp ủy cán bộ suy thoái

Chiều 7/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng tại Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Chiều 7/2, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính...

Phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị được đề nghị sáp nhập, kết thúc hoạt động đều là những đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương đồng. Chiều 7/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...

Cẩm Phả sẵn sàng tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở

Đến thời điểm này, các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở trên địa bàn TP Cẩm Phả đã cơ bản tiến hành xong công tác tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn thành phố đang hoàn tất các bước theo hướng dẫn của cấp trên để sẵn sàng tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng bộ TP Cẩm Phả hiện có 30 chi, đảng...

UBND tỉnh nghe, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Chiều 7/2, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban lãnh đạo UBND tỉnh để nghe, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng của tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. UBND tỉnh đã nghe, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 và Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Quảng...

Huyện Bình Liêu: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng

Sáng 6/2, Huyện ủy Bình Liêu tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng huyện Bình Liêu; Đảng bộ UBND huyện Bình Liêu; hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy. Theo các quyết định, Đảng bộ Các cơ quan Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Bình Liêu gồm 08 chi bộ trực thuộc, với 62 đảng viên, được thành lập trên cơ sở hợp nhất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất