Powered by Techcity

Giáo dục di sản và lịch sử truyền thống góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong học sinh phổ thông ở Quảng Ninh 

Di sản là nguồn tài nguyên tri thức phong phú, là tài sản không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với công tác giáo dục lịch sử truyền thống, văn hoá cho thế hệ trẻ, mà còn được coi là một trong những nguồn lực có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước. Ở nước ta, từ tháng 01 năm 2013, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về hướng dẫn sử dụng di sản văn hoá trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 600 di tích, cụm di tích lịch sử – văn hoá và danh thắng trong đó có: 8 di tích quốc gia đặc biệt (Danh lam vịnh Hạ Long (thành phố Hạ Long); Di tích Lịch sử Bạch Đằng (thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên); Di tích Lịch sử Yên Tử (thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều); Di tích Lịch sử Nhà Trần (thị xã Đông Triều); Di tích Lịch sử Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn); Khu Di tích Hồ Chủ Tịch ở đảo Cô Tô (huyện Cô Tô); quần thể Thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn) và Di tích kiến trúc – nghệ thuật đình Trà Cổ (thành phố Móng Cái), trong đó có 01 Di sản thiên nhiên thế giới là Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long); trên 50 di tích cấp quốc gia, trên 80 di tích cấp tỉnh, trên 470 di tích đã được kiểm kê, phân loại – Đây là tài sản văn hoá và tinh thần vô giá của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống di sản, di tích văn hoá của tỉnh có ý nghĩa, giá trị nhiều mặt, là tài liệu có giá trị phản ánh quá khứ với những sự kiện lịch sử hiện hữu sinh động được lưu giữ đến nay có nhiều ưu thế trong dạy học lịch sử, đặc biệt là việc dạy học phần giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, giúp học sinh có hiểu biết chân thực, đúng đắn về lịch sử dân tộc và địa phương.

Các em thiếu nhi tập viết thư pháp trong chương trình trải nghiệm
Các em thiếu nhi tập viết thư pháp trong chương trình trải nghiệm “Ngày Tết quê em” dịp trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Sinh thời, Bác Hồ đã chỉ rõ “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: “Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải trong kinh tế và chính trị”. Kinh tế là nền tảng vật chất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Kinh tế và văn hóa trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối cùng đều phục vụ nhiệm vụ chính trị là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, đạo đức, văn minh. Thông qua giáo dục lịch sử truyền thống, giáo dục di sản văn hoá sẽ trang bị cho học sinh, sinh viên và nhân dân những hiểu biết cơ bản về giá trị văn hóa, lịch sử cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương Quảng Ninh. Từ đó, mỗi học sinh, sinh viên, người dân thêm hiểu, tự hào, có ý thức bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử, di sản văn hóa cha ông để lại”. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, trường học các cấp trong tỉnh cần triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”.

Từ năm học 2019-2020, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc. Theo đó, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở cấp THCS và THPT, nội dung giáo dục địa phương có vị trí tương đương các môn học khác. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nội dung tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 10, 11 và đang trình thẩm định tài liệu địa phương đối với các lớp 5, 8, 9, 12. Việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương hoàn thành và vượt tiến độ trước 3 năm theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn triển khai dạy nội dung giáo dục địa phương, xây dựng kế hoạch tập huấn dành cho cán bộ quản lý, tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn về sử dụng tài liệu. Đồng thời xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá đối với nội dung giáo dục địa phương lớp 1,2,3, 6,7, 10 và ban hành văn bản hướng dẫn dạy học đối với nội dung giáo dục địa phương cấp trung học. Kết quả là 100% các trường đã triển khai nội dung giáo dục địa phương theo đúng hướng dẫn của các cấp.

Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục lịch sử truyền thống là nhiệm vụ rất quan trọng; đặc biệt, khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU “về xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”. Nghị quyết xác định rõ các giá trị đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc” và hệ giá trị con người Quảng Ninh với các phẩm chất “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh”; đồng thời đề ra mục tiêu 100% học sinh phổ thông các cấp được tiếp cận giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa và được tham quan các di tích quốc gia đặc biệt, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh. Để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi cần được lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, phối hợp triển khai đồng bộ, kết hợp nhiều yếu tố về chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở, vật chất từ Trung ương đến tỉnh, cơ sở nhà trường và sự chung tay của phụ huynh học sinh.

Tuy nhiên, để nội dung, tinh thần Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh uỷ được lan toả sâu, rộng trong nhà trường, tới học sinh, thế hệ trẻ; lĩnh vực giáo dục di sản, lịch sử truyền thống cho học sinh phổ thông ở Quảng Ninh cần phải quan tâm thêm một số nội dung:

Một là, các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới nâng cao chất lượng công tác tham mưu thực hiện chủ trương của Trung ương và của tỉnh về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Trong đó: Tiếp tục nghiên cứu, phát huy có hiệu quả các ấn phẩm, tài liệu lịch sử, truyện đọc lịch sử đã được xuất bản, các đề cương tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử của Đảng, của dân tộc, bằng nhiều hình thức truyền tải đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; nghiên cứu, biên soạn, cập nhật thêm một số nội dung, tinh thần cốt lõi của Nghị quyết số 17-NQ/TU vào các cuốn sách lịch sử đảng bộ, tài liệu giáo dục địa phương các cấp. Sau xuất bản, phát hành rộng rãi đến các cơ quan, trường học, thư viện các cấp; đầu tư kinh phí tu bổ, nâng cấp, bảo tồn các di sản, di tích được công nhân; số hoá tài liệu lịch sử để mọi đối tượng khi có nhu cầu đều có thể tiếp cận đầy đủ, nhanh chóng, chính xác.

Hai là, toàn tỉnh hiện có khoảng trên 640 trường thuộc cơ sở giáo dục từ mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên với trên 360.000 học sinh; ngành giáo dục tỉnh cần chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như môn Địa lí, Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân…những môn được xem là gần về nội dung, có nhiều cơ hội để giáo dục di sản, lịch sử, văn hoá truyền thống hơn hẳn những môn khác. Tích hợp, lồng ghép đưa nội dung giáo dục di sản, giáo dục lịch sử truyền thống, giáo dục địa phương vào giảng dạy trong các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân thông qua các chương trình ngoại khóa với các hình thức như: Nói chuyện chuyên đề, tham quan di tích lịch sử, văn hóa, chương trình giáo dục lịch sử truyền thống, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt tại các trường dân tộc nội trú, các trường có đông học sinh là người dân tộc thiểu số cần quan tâm bổ sung lồng ghép nội dung giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương, văn hoá các dân tộc vào các tiết sinh hoạt hằng tuần và các hoạt động ngoại khóa như quy định học sinh mặc trang phục dân tộc vào thứ 2 hằng tuần; trong các ngày lễ lớn của dân tộc, của địa phương; hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu lịch sử, văn hóa quê hương; làm, chế tác, biểu diễn các sản phẩm mang đặc trưng văn hoá dân tộc như thêu, may, dệt vải, hát dân ca, sau đó trình bày lại trước lớp, giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu và tích cực hơn trong học tập, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đặc trưng của các dân tộc, góp phần đưa bộ môn này tương xứng với các môn khoa học cơ bản khác.

Ba là, để giáo dục học sinh về các giá trị di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương, của quê hương Quảng Ninh, hằng năm các cấp học, các cơ sở giáo dục của tỉnh từ mầm non đến trung học phổ thông cần phối hợp với cha mẹ học sinh, các cơ quan quản lý văn hoá, các cơ sở, thiết chế văn hoá để tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm với phương châm: học mà chơi, chơi mà học, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh theo các chủ đề: tết quê, chợ quê, trải nghiệm lễ hội, trò chơi dân gian, tập làm hướng dẫn viên du lịch… Khai thác, sử dụng di tích, di sản sản văn hóa địa phương trong giáo dục lịch sử truyền thống góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh, giúp hình thành ở học sinh một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh.

Bốn là, về nội dung giáo dục địa phương, ngành giáo dục tỉnh và các địa phương phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, địa phương xây dựng nội dung bộ sách giáo dục địa phương đồng bộ, khoa học, hiện đại trên cơ sở cập nhật thêm tinh thần chỉ đạo, nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh uỷ,  đảm bảo nội dung, yêu cầu phù hợp với cơ cấu lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh, đặc biệt đúng với quy định chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 16/12/2018 của Bộ GD&ĐT). Nội dung giáo dục địa phương phải trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… Đặc biệt, phải truyền tải được nội dung xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ giá trị con người Quảng Ninh với các phẩm chất “Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh” đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, thích ứng với sự thay đổi, nâng cao sức mạnh nội sinh nhằm khắc phục những hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức xã hội. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch cần phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn phòng giáo dục và đào tạo các địa phương và các trường học trên địa bàn thực hiện xây dựng hệ thống tài liệu nguồn về di sản văn hóa phong phú, đa dạng của tỉnh. Nội dung tài liệu phù hợp với địa phương với giáo viên và học sinh.

Giáo dục di sản, lịch sử truyền thống cho học sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên và Nhân dân là một quá trình, là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Dạy và học thông qua giáo dục lịch sử truyền thống, giáo dục di sản, lịch sử văn hoá là phương pháp trực quan, sinh động và thực sự có hiệu quả. Lịch sử truyền thống, di sản, di tích văn hoá của tỉnh rất phong phú, đa dạng và cũng rất gần gũi với Nhân dân, với học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ, nên trước hết cần khai thác, sử dụng thật tốt các di sản, di tích, các thiết chế văn hoá, giá trị văn hoá có sẵn tại địa phương; sau đó, nếu có điều kiện mới tiến tới đưa học sinh tới các di sản ngoài địa phương. Lịch sử và văn hoá của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam bởi hệ thống di tích lịch sử – văn hoá, và cùng với nó là một kho tàng đồ sộ về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, về di sản văn hoá phi vật thể với những giá trị vật chất, tinh thần, văn học – nghệ thuật, khoa học to lớn. Đây là nguồn tư liệu địa phương phong phú có ý nghĩa nhiều mặt, góp phần thực hiện thuận lợi và hiệu quả việc giáo dục di sản, lịch sử truyền thống của địa phương. Thực tế trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua đã có rất nhiều trường học đã thực hiện nhiều chương trình “Học sinh trải nghiệm sáng tạo”, những hoạt động trên không chỉ góp phần quảng bá các giá trị thiên nhiên, lịch sử, văn hóa đặc sắc của Hạ Long, của Vùng mỏ với hệ giá trị đã được xác định: “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc” mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; trang bị cho học sinh những kiến thức về lịch sử, văn hóa, gìn giữ giá trị “Kỷ luật – Đồng tâm” của giai cấp công nhân Vùng mỏ cùng với những truyền thống quý báu của địa phương, dân tộc, những di sản đang hiện hữu ngay trên quê hương Quảng Ninh. Đây cũng là một bước thay đổi quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, góp phần triển khai và thực hiện chất lượng hiệu quả chương trình giáo dục địa phương của tỉnh để góp phần quan trọng thúc đẩy đưa văn hóa, con người Quảng Ninh thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh, bền vững trong hiện tại và tương lai.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh: Đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1

Sáng 21/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Trường Đào tạo Cán bộ Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn mức 1. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là mốc son đánh dấu chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ. Đến dự buổi lễ có các đồng chí:...

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và Hội đồng giáo dục QP-AN các cấp của Quảng Ninh đã quán triệt, thực hiện hiệu quả công tác giáo dục QP-AN. Qua đó, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH. Đại tá...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng,...

Sáng 11/12, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người. Hội nghị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, được truyền trực tuyến...

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng lưu ý vấn đề thời gian, trí tuệ, khát vọng, tiềm lực, hội nhập để đưa nền giáo dục đào tạo ngang tầm, theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt, tự lực, tự cường, tự tin dân tộc. Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão tại các cơ sở...

Sáng 9/9, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại một số cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hạ Long. Kiểm tra, động viên cán bộ, giáo viên, học sinh tại Trường PTDT Nội trú tỉnh, sau bão, cơ sở vật chất của nhà trường không bị ảnh hưởng nhiều. Các hoạt động của nhà trường cơ bản...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất