Powered by Techcity

Gian nan bài toán xây dựng thương hiệu cho nông sản tại thị trường EU

Việc xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa đã khó, xây dựng thương hiệu tại thị trường lớn như EU còn khó khăn hơn. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng.

Gạo Lộc Trời được bày bán tại siêu thị Pháp.

Còn thiếu thương hiệu tại EU

Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, trong đó có xuất khẩu sang thị trường EU, câu chuyện đưa được gạo với thương hiệu riêng vào EU của Lộc Trời là một trong những câu chuyện điển hình về nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng thương hiệu.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, gạo Việt Nam từ xưa đến nay không có thương hiệu trên thế giới và khi Lộc Trời gặp được các chuyên gia đầu tiên là những chuyên gia lúa gạo, họ khẳng định lúa gạo Việt Nam là một trong những nơi tốt nhất thế giới. Lúc đó, Lộc Trời mới đặt ra câu hỏi tại sao gạo Việt Nam không xuất hiện với thương hiệu của chính mình trên thị trường thế giới, trong khi 1 năm ta xuất khẩu đến 6 triệu tấn gạo.

Xác định phải có mặt ở siêu thị ở châu Âu vì với châu Âu, siêu thị chiếm đến 90% tiêu dùng ở thị trường này, Lộc Trời đã tập trung xây dựng một thương hiệu vào tháng 7/2022, cùng với Thương vụ Việt Nam tại Pháp ra mắt thương hiệu Cơm Vietnam Rice.

“Ngay lập tức, cái tên này tạo ra sự tò mò của người dân thế giới khi họ băn khoăn “Cơm là gì?”, ông Nguyễn Duy Thuận chia sẻ và cho biết, sau đó, Lộc Trời đã tổ chức giới thiệu trực tiếp đến người tiêu dùng nước sở tại và nhận được sự chấp thuận vì cơm Việt Nam rất thơm, ăn rất ngon.

Đặc biệt, sau khi được giảm 200 Euro/tấn nhờ chính sách giảm thuế trong Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) thì trở nên rất cạnh tranh. Cơm Vietnam Rice đã xuất hiện ở các siêu thị với giá bán lẻ 4000 Euro/tấn, là giá đắt nhất thị trường và đến thời điểm này, Lộc Trời vẫn duy trì được mức giá đó.

Lộc Trời là một trong những thương hiệu đã thành công khi xây dựng thương hiệu trên thị trường EU. Tuy nhiên, đây là một trong những thương hiệu hiếm hoi.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, đối với ngành nông sản, nhiều tấm gương về thương hiệu đã được xây dựng thành công như gạo Lộc Trời, gạo Trung An, cà phê Vĩnh Hiệp, cà phê Phúc Sinh… Tuy nhiên, số lượng thương hiệu không nhiều.

“Có thể nói, xây dựng được một thương hiệu ở Việt Nam đã khó, xây dựng thương hiệu ở EU còn khó hơn nhiều lần. Dưới góc độ cá nhân, tôi cho rằng để có được thương hiệu phải có sự quyết tâm. Ví dụ như Lộc Trời phải rất tâm huyết mới đưa được thương hiệu của mình đến Pháp dưới cái tên Cơm Vietnam Rice”, ông Ngô Chung Khanh nói.

Hiện nay, hầu hết nông sản được xuất dạng thô, chưa có thương hiệu cũng là một rào cản của nông sản Việt khi xuất khẩu sang EU. Nhiều ý kiến cho rằng nông sản Việt Nam dù gia tăng sản lượng xuất khẩu sang EU song vẫn chưa có nhiều thương hiệu được biết đến. Trong bối cảnh thị trường EU với tiêu chuẩn đặt ra ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải liên tục cập nhật thông tin và kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu để duy trì thị phần và xây dựng thương hiệu ở thị trường này.

Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng chung là hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận làm gia công để nhàn hơn, an phận hơn. Họ cho rằng như thế là đủ. Bên cạnh đó, hiện nay không có nhiều doanh nghiệp như Lộc Trời có tiềm lực, có vùng nguyên liệu lớn, có quy trình canh tác bài bản, quy trình sản xuất bài bản để có được những sản phẩm tốt và có sức cạnh tranh.

Mặt khác, kể cả có muốn, có công nghệ, có tiền nhưng để vào EU được thì phải có được những mối quan hệ riêng. Bởi tâm lý chung của nhà nhập khẩu là họ muốn dùng thương hiệu riêng chứ không cổ vũ cho việc một thương hiệu của một quốc gia khác vào được thị trường của mình. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn ngồi chờ nhà nhập khẩu đến đặt hàng thì rất khó để có thể có được thương hiệu.

Giải pháp nào để xây dựng thương hiệu tại EU?

Phải khẳng định xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Thời gian qua, chúng ta có gạo, cà phê, hồ tiêu… nổi tiếng, xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng doanh nghiệp chưa được lợi bao nhiêu. Vừa rồi giá gạo lên cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu hầu như không được lợi nhiều.

Nhưng khi gạo của ta có thương hiệu thì khác. Ví dụ gạo Trung An bán 1.000 USD/tấn, Lộc Trời bán 1.500 USD, cao gấp đôi, gấp ba so với giá gạo xuất khẩu bình quân. Từ đó họ có được lợi nhuận cao hơn.

Xây dựng thương hiệu là giải pháp nâng giá trị tại EU.

Để xây dựng thương hiệu tại EU, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, đối với mặt hàng hồ tiêu và gia vị khi đi ra thị trường thì song song với câu chuyện thương hiệu còn phải gắn với câu chuyện thị trường và chất lượng bởi vì EU là một thị trường tương đối khó tính và liên tục cập nhật các vấn đề về kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó là kiểm soát được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Theo đó, các doanh nghiệp phải hướng đến phương thức hợp tác một cách chặt chẽ hơn, có cam kết trong thời gian ổn định trong một thời gian dài cùng với đó là các tiêu chí về môi trường, phát triển bền vững. Tín hiệu đáng mừng là hiện Việt Nam vẫn là thị trường cung các mặt hàng hồ tiêu và gia vị chính cho EU (chiếm tới 45% thị phần).

Về phía các chuyên gia, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh những lợi thế mang lại, EVFTA cũng buộc nền kinh tế của chúng ta phải chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản cũng cần phải có sự chuyển mình hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.

Doanh nghiệp cần phải làm thế nào để khi nghĩ về mặt hàng nông sản nào đó nếu người tiêu dùng biết ngay được đó là hàng được xuất từ Việt Nam và gắn với đó là một hình ảnh thương hiệu rất là tốt về mặt chất lượng, về mặt tiêu chuẩn, về kiểm định về động thực vật là những tiêu chuẩn về mặt xã hội, tiêu chuẩn về môi trường, phát triển bền vững. Song để được như vậy chắc chắn là phải có vai trò không chỉ là cơ quan quản lý nhà nước mà của chính các doanh nghiệp gồm doanh nghiệp như con sếu đầu đàn đến những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.

Dưới góc độ cơ quan chức năng, ông Ngô Chung Khanh chia sẻ, giải pháp quan trọng nhất là xây dựng hệ sinh thái kết nối chủ thể trong EVFTA, từ các doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, ngân hàng, tổ chức tư vấn, doanh nghiệp logistics, các bộ ngành liên quan… Việc xây dựng chuỗi kết nối này đã có nhưng chưa toàn diện, ví dụ hiệp hội kết nối doanh nghiệp nhưng lại chưa có sự kết nối với địa phương, bộ ngành… Do đó phải xây dựng lại chuỗi kết nối để có sự kết nối chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, cái khó của doanh nghiệp hiện nay chính là vốn, tín dụng. Phải làm thế nào để xây dựng được nguồn tín dụng thuận lợi hơn. Không phải là giảm lãi suất mà có các nguồn tín dụng ưu đãi dành cho xây dựng thương hiệu, cho các doanh nghiệp làm ăn bài bản, từ đó sẽ tạo điều kiện lớn cho doanh nghiệp trong thúc đẩy sản xuất và xây dựng thương hiệu. Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ làm việc với các bộ ngành để có nguồn tín dụng tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng tốt EVFTA để xây dựng thương hiệu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD. Hiện nay, nhiều đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm,...

Nâng tầm giá trị nông sản

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, các nông sản của Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường góp phần nâng tầm giá trị các sản phẩm. Tháng 5/2024, sản phẩm miến dong Bình Liêu của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh được công nhận là sản phẩm công nghiệp...

Nỗ lực để thương hiệu nông sản vươn xa

Các sản phẩm nông nghiệp của Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng. Hành trình đưa thương hiệu của nông sản vươn xa đang ghi nhận sự chủ động của các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, HTX và sự vào cuộc tích cực với vai trò đồng hành của các cơ quan, sở, ngành. Tham gia mô hình trồng chè VietGAP được gần 3 năm, gia đình...

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường lớn của hàng hoá Việt Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8%). Đáng chú...

Đẩy mạnh triển khai truy xuất nguồn gốc nông sản

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc khuyến khích các đơn vị tham gia Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của tỉnh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, văn minh. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Quảng Ninh đang đứng trước những thách thức và trở ngại lớn khi tiếp...

Cùng tác giả

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và...

Thủ tướng tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

Ông Nicolas Berggruen cho biết Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển. Tối 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicolas Berggruen, Giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, Chủ tịch Viện Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm. Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7/1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế điều chỉnh giá điện, việc triển khai thi hành Luật Điện lực và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Xây dựng cơ chế giá điện mới Để triển khai thi hành Luật Điện lực, mới đây Bộ...

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Pine Care bảo tồn và phục hồi những cánh rừng thông Mã Vĩ

Pine Care có vùng nguyên liệu dồi dào với gần 26.000ha rừng thông do các doanh nghiệp trong hệ sinh thái quản lý và bảo tồn tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kontum… Với tôn chỉ khai thác rừng luôn đi kèm với trồng mới và bảo vệ rừng, vùng tài nguyên rừng của hệ sinh thái đang ngày càng mở rộng về quy mô diện tích và nâng cao chất lượng rừng. Thông được coi là “vàng xanh”...

Từ ngày 15 – 28/1 sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn năm 2025

Từ ngày 15 – 28/1 (16 đến ngày 29/12 Âm lịch) , tại Trung tâm Văn hoá Thể thao khu kinh tế Vân Đồn (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) sẽ diễn ra Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025. Hội chợ hoa đào Vân Đồn lần thứ II năm 2025 có sự tham gia của 40 hộ dân trồng đào trên địa bàn xã Hạ Long, với khoảng 1.000 cây hoa đào phai thương...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam duy trì vị trị thứ ba trong quan hệ đối tác thương mại của Hàn Quốc. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MoTIE) và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm 2024, sau Trung Quốc và Mỹ. Theo thống kê, tổng kim ngạch...

Động lực mới giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong năm 2025

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, lạm phát được kiểm soát... Đây là những tiền đề quan trọng để năm 2025 nền kinh tế tăng tốc và về đích. Làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - thông tin, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường,...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 - 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của...

Việt Nam tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn. GDP tăng trưởng 7,09% Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, kinh tế Việt Nam không chỉ duy trì được quỹ đạo phát triển dài hạn, mà còn một trong những nền kinh tế đạt được tốc...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất