Powered by Techcity

Giải mã kỷ lục xuất siêu 24,6 tỉ USD

Tín hiệu vui là cả nước xuất siêu 24,6 tỉ USD, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, cẩn thận nền kinh tế sẽ rơi vào tăng trưởng xuất khẩu âm lần thứ hai kể từ khi đổi mới.

Công nhân sơ chế và đóng gói mít sấy xuất khẩu tại Công ty cổ phần Vinamit, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Và sự phục hồi của xuất khẩu trong năm 2024, theo nhiều chuyên gia kinh tế, phụ thuộc vào sự phục hồi của cầu tiêu dùng thế giới và sự vươn lên của các doanh nghiệp xuất khẩu nội địa.

Xuất siêu tăng mạnh, xuất khẩu giảm sâu

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Bùi Dương Thuật – giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Mekong – cho hay tháng 9-2023 đã cho chuyến container dừa uống nước xuất khẩu sang Mỹ đầu tiên kể từ khi APHIS (Cục Kiểm dịch động thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ) thông tin cho phép Việt Nam xuất khẩu dừa sang thị trường này.

Có thêm thị trường, hiện nay trung bình mỗi tháng công ty của ông Thuật xuất khẩu sang thị trường Mỹ khoảng 10 container dừa tươi uống nước (tương đương khoảng 200.000 trái).

“Trong thời gian tới, hy vọng thị trường Trung Quốc sẽ mở cửa với loại trái cây này và chúng tôi cũng đặt mục tiêu doanh thu khoảng 80 tỉ đồng mỗi năm”, ông Thuật kỳ vọng với doanh thu 50 tỉ/năm hiện nay.

Tuy nhiên, tổng thể chung thì không phải ngành nào cũng tăng tốc như nông nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10-2023 ước đạt 61,62 tỉ USD, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhưng tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa là 557,9 tỉ USD, giảm gần 60 tỉ USD.

Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa 10 tháng ước đạt 291,2 tỉ USD, giảm 7,1% (giảm 22,2 tỉ USD). Giá trị nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023 ước đạt 266,67 tỉ USD, giảm 12,3% (giảm 37,2 tỉ USD) so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, cả nước xuất siêu 24,61 tỉ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022 (xuất siêu 9,56 tỉ USD). Nhưng cơ bản xuất siêu do nhập khẩu giảm.

Nhận định về thị trường xuất nhập khẩu 10 tháng qua, ông Lưu Mạnh Tưởng – phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan – cho biết các nhóm mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh nhất là điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu, sắt thép, vải, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tính đến 30-9 có 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch giảm hơn 1 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nhóm điện thoại các loại và linh kiện nhập khẩu giảm tới 9,7 tỉ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm hơn 4 tỉ USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 2,64 tỉ USD; sắt thép giảm 2 tỉ USD; nhập khẩu vải, các loại kim loại thường, hóa chất giảm hơn 1,5 tỉ USD.

Xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi do nhu cầu trên thế giới tăng mạnh – Ảnh: BỬU ĐẤU

Nguyên nhân do đâu?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Quốc Phương – nguyên phó giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) – cho biết:

Năm 2023 kinh tế thế giới có nhiều khó khăn lớn, gay go hơn cả thời Covid-19, tổng cầu thế giới giảm mạnh do lạm phát tăng cao, xung đột Nga – Ukraine và Israel – Hamas, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này dẫn tới nhiều nền kinh tế tăng lãi suất rất cao, kinh tế nhiều nước suy giảm… Những nguyên nhân này làm cho xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh.

“Theo tôi, năm nay tăng trưởng xuất khẩu sẽ âm, đây là năm thứ hai nền kinh tế tăng trưởng xuất khẩu âm kể từ khi đổi mới. Năm đầu tiên chúng ta có tăng trưởng xuất khẩu âm là năm 2009. Điều đáng lưu ý là xuất khẩu giảm mạnh nhưng nhập khẩu của nền kinh tế đang giảm mạnh hơn, do đó kết quả xuất siêu gần 25 tỉ USD chúng ta có được cho đến nay là vì nhập khẩu giảm sâu”, ông Phương nhấn mạnh.

Theo phân tích của ông Phương, xuất siêu là tốt nhưng trường hợp xuất siêu của Việt Nam 10 tháng qua không hẳn là điều đáng mừng. Thường quốc gia nào cũng mong muốn xuất siêu, đặc biệt xuất siêu hàng chục tỉ USD thời gian qua là một tin tốt, giúp chúng ta giữ được tỉ giá, tăng được dự trữ ngoại hối, hỗ trợ cho kiểm soát lạm phát.

Nhưng mặt không tốt ở đây là nhập khẩu giảm quá mạnh, trong khi Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có tính gia công, lắp ráp cao. Ví dụ như các mặt hàng xuất khẩu điện thoại, linh kiện điện tử, dệt may, da giày… phải nhập khẩu linh phụ kiện, nguyên liệu rất nhiều từ bên ngoài. Vì thế, nhập khẩu giảm mạnh 10 tháng qua sẽ tác động lớn tới xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Phạm Tất Thắng – Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương – đánh giá kinh tế thế giới 10 tháng qua không tốt, sức mua giảm mạnh. Đặc biệt, phần giảm lại rơi vào các bạn hàng chính của Việt Nam. Ngay cả Trung Quốc cũng rơi vào khó khăn kinh tế. Thị trường Mỹ có dấu hiệu phục hồi nhưng không đều suốt trong cả quá trình. Nguyên nhân thứ hai là sản xuất trong nước phục hồi chậm.

Theo ông Thắng, không phải mọi lĩnh vực đều khó khăn, không có đơn hàng nhưng ở trong nước những doanh nghiệp kịp thời phản ứng với xu hướng này không lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Việc khôi phục sản xuất tốn nhiều chi phí hơn tính toán ban đầu của doanh nghiệp. Một số lĩnh vực sản xuất phục hồi không chắc chắn, nhiều doanh nghiệp không phục hồi sản xuất vì thiệt hại giai đoạn dịch bệnh quá lớn. Đây là những vấn đề làm kim ngạch xuất khẩu giảm sâu trong 10 tháng năm nay.

Nguồn: Tổng cục Thống kê – Tổng hợp: B.NGỌC – Đồ họa: N.KH.

Nhiều giải pháp để khôi phục xuất khẩu

Về vấn đề nhập khẩu giảm mạnh có phải do tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam đang tăng lên trong giá trị xuất khẩu, ông Phương cho rằng nền công nghiệp vẫn tập trung vào lắp ráp gia công, công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự phát triển. Ví dụ ngành sản xuất xơ sợi, dệt nhuộm trong nước chưa phát triển, doanh nghiệp trong nước chưa tham gia sâu được vào các chuỗi sản xuất điện thoại, ô tô.

Cũng theo ông Phương, xu hướng năm tới xuất khẩu có tăng được hay không một phần dựa vào tổng cầu thế giới. Còn về dài hạn, nếu Việt Nam tiếp tục duy trì nền công nghiệp gia công, lắp ráp thì nền kinh tế sẽ không được hưởng lợi nhiều từ xuất khẩu. Muốn xuất khẩu đóng góp thực sự vào tăng trưởng kinh tế thì phải chuyển từ nền công nghiệp gia công, lắp ráp sang nền công nghiệp nội địa hóa cao, hàm lượng công nghệ cao.

Một số chuyên gia kinh tế lại cho rằng Việt Nam cần tập trung thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như nông sản trong thời gian tới. Bởi giá gạo Việt Nam đang ở mức đỉnh, nhiều nông sản khác như rau quả cũng đang được giá.

Tuy nhiên, cần chú ý đến vấn đề chất lượng. Riêng với xuất khẩu thủy sản, cần tích cực tháo gỡ thẻ vàng của Liên minh châu Âu. Nếu không gỡ được sẽ kiềm chế xuất khẩu thủy sản, một trong những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam.

Thứ hai cần đẩy mạnh xuất khẩu trong các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng lớn. Ví dụ trong nông nghiệp cần đẩy mạnh chế biến để tăng giá trị gia tăng. Chúng ta xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới sau Brazil nhưng lại chủ yếu xuất thô, kim ngạch rất cao nhưng giá trị gia tăng rất thấp.

Theo ông Phạm Tất Thắng, cần có biện pháp hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đó phải là những chính sách cơ bản, mạnh mẽ, như hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, và chính sách phải thực thi hiệu quả, giúp doanh nghiệp vươn lên được.

Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Thòn – chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời – cho biết năm 2023 tập đoàn này dự kiến đạt doanh thu 11.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2022.

Giá gạo tăng dẫn đến các thương lái tự do đổ xô đi mua lúa của nông dân. Rất nhiều nông dân khi thấy giá lúa cao đã hủy bỏ thỏa thuận bán lúa đã ký từ trước. Điều này dẫn đến các công ty có đơn hàng giao trong tháng 9 đến tháng 11 bị thiệt hại nặng, làm gãy đổ hệ thống cung ứng.

Ấn Độ có thể hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu bất kỳ thời điểm nào, khi đó giá gạo quốc tế sẽ giảm mạnh trong khi giá gạo tồn kho đang ở mức cao. Như vậy, doanh nghiệp nào mua lúa của nông dân tại thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ chịu lỗ.

Để xuất khẩu nói chung cũng như chuỗi giá trị lúa gạo có thể bền vững, cần phải xây chắc các mối liên kết sản xuất. Ông Thòn đề nghị cần tổ chức liên kết sản xuất nghiêm túc theo như nghị định 107 của Chính phủ về liên kết sản xuất trong xuất khẩu gạo; tổ chức cho nông dân vay vốn sản xuất theo mùa vụ; tổ chức cho các công ty đủ điều kiện xuất khẩu gạo vay tiền thu mua và lưu kho lúa gạo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành điều và kỷ lục mới về xuất khẩu

Năm 2024, xuất khẩu hạt điều đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục mà ngành hàng đã đạt được là 3,63 tỷ USD vào năm 2021. Ghi nhận mức kỷ lục mới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và...

Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ, cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã...

Dòng vốn FDI kỷ lục chảy vào Việt Nam ra sao?

Trong 11 tháng năm nay, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung nhiều ở các tỉnh thành có lợi thế về cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư… Nguồn

Xuất khẩu cà phê lần đầu có thể vượt 5 tỷ USD

Năm nay, giá cà phê tăng cao đã giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam lần đầu tiên có thể vượt mốc 5 tỷ USD. Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với khoảng 97% sản lượng là cà phê Robusta, phần còn lại bao gồm cà phê Arabica và các giống đặc sản khác. Mặc dù lượng tiêu thụ cà phê trong nước đang tăng, nhưng xuất khẩu vẫn là...

Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD

Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt Kế hoạch phát triển rừng năm 2024; thông tin, khuyến cáo kịp thời cho các địa phương về mùa vụ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng những loài cây chủ yếu… Tỷ lệ giống cây lâm nghiệp được kiểm soát nguồn gốc, chất lượng để đưa vào trồng rừng đạt 85-90%. Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), 11...

Cùng tác giả

Gần 970.000 lượt khách đến Quảng Ninh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Du lịch, trong 9 ngày (từ 25/1-2/2, tức từ 26/12 Âm lịch đến hết ngày mùng 5 Tết), Quảng Ninh đón gần 970.000 lượt khách du lịch, tăng 21% so với cùng kỳ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 230.000 lượt, khách nội địa đạt trên 740.000 lượt. Khách lưu trú quốc tế đạt gần 140.600 lượt. Tổng thu du lịch đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 43% so với...

Du xuân Ngọa Vân – Báo Quảng Ninh điện tử

Những ngày đầu xuân 2025, một điểm đến linh thiêng tại TP Đông Triều nằm trong quần thể hơn 600 di tích của Quảng Ninh hấp dẫn bậc nhất du khách dịp này là Am - Chùa Ngọa Vân, nơi đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật – là Thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm. Về với đất Phật, khách hành hương có những trải nghiệm thú vị về lịch sử quá trình...

Rạng rỡ Việt Nam – Báo Quảng Ninh điện tử

Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời. Một mùa Xuân mới đang...

Tiếc cho ngọc nữ trăm tỷ

Phim Việt "Yêu nhầm bạn thân" chưa tạo được hiệu ứng mạnh mẽ khi ra mắt dịp Tết Nguyên đán. Diễn xuất của "ngọc nữ trăm tỷ" Kaity Nguyễn cũng không thể giúp tác phẩm thu hút khán giả. Kaity Nguyễn được kỳ vọng khi trở lại với vai diễn trong Yêu nhầm bạn thân – một trong ba phim Việt chiếu Tết Nguyên đán 2025, bên cạnh Bộ tứ báo thủ và Nụ hôn bạc tỷ. Đáng tiếc, “ngọc nữ”...

Khai hội Lễ hội Tiên Công năm 2025

Ngày 2/2 (mùng 5 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia miếu Tiên Công, xã Cẩm La (TX Quảng Yên), đã diễn ra khai hội lễ hội Tiên Công năm 2025, kỷ niệm 591 năm các Tiên Công khai canh, mở đất vùng đảo Hà Nam (1434 – 2025). Đây là lễ hội Xuân đặc sắc lớn nhất vùng đảo Hà Nam được tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị Tiên Công đã có công...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài “tạo lực” cho tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh đầu tư thế giới đều suy giảm, Việt Nam lại "ngược dòng" trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tiếp tục là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh...

Đồng loạt đi xuống, dầu diesel giảm gần 1.000 đồng ngày Mùng 4 Tết Nguyên đán

Từ 15 giờ ngày 1/2, giá xăng E5 RON92 giảm 201 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 140 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel giảm 948 đồng/lít; dầu hỏa giảm 671 đồng/lít và dầu mazut giảm 250 đồng/kg. Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước cùng đi xuống trong kỳ điều hành ngày 1/2 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), trong đó có mặt hàng giảm gần 1.000 đồng/lít. Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, từ 15...

Nhiều đơn vị của TKV tổ chức ra quân sản xuất đầu năm

Sáng 1/2 (tức mùng 4 Tết), nhiều đơn vị sản xuất than lộ thiên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đồng loạt tổ chức ra quân sản xuất đầu năm. Khí thế sản xuất những ngày đầu năm mới diễn ra sôi nổi, khẩn trương, tạo đà giúp các đơn vị quyết tâm hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2025. Tại Công ty CP Than Cao Sơn, để tạo khí thế,...

Giao thông đi trước mở đường

Phát triển kết cấu hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng. Giao thông có vai trò đi trước mở đường, bởi các dự án không chỉ mở ra không gian phát triển mới còn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực có dự án và đáp ứng nhu cầu...

Cảng CICT Cái Lân bốc xếp trên 60.000 tấn hàng đầu năm mới Ất Tỵ 2025

Sáng 1/2 (mùng 4 Tết), Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Cái Lân (CICT), đơn vị quản lý, khai thác bến số 2,3,4 của Cảng Cái Lân đã thực hiện bốc xếp hơn 60.000 tấn hàng rời của hai tàu vào làm hàng. Hai tàu vào làm hàng tại cảng CICT Cái Lân gồm: Tàu Alba quốc tịch Bahamas vận chuyển trên 36.000 tấn hàng lúa mỳ nhập khẩu và tàu Stamina Diva quốc tịch Panama vận chuyển hơn...

Giá vàng lập đỉnh, Wall Street lao dốc vì thuế của ông Trump

Giá vàng thế giới vượt 2.820 USD, trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm khi Nhà Trắng xác nhận áp thuế Mexico, Canada, Trung Quốc từ 1/2. Chốt phiên giao dịch 31/1, giá vàng thế giới giao ngay tăng gần 1 USD lên 2.796 USD một ounce. Trong phiên, giá có thời điểm lập kỷ lục mới tại 2.823 USD. Nhà đầu tư đổ xô mua tài sản trú ẩn khi Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline...

Trung Quốc tìm kiếm động lực kinh tế mới

Trước sự suy giảm của thị trường bất động sản, Trung Quốc đang đẩy mạnh chuyển hướng sang các ngành công nghiệp chiến lược như xe điện, robot và chất bán dẫn. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp nền kinh tế nước này bứt phá, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Theo trang tin Oilprice.com, trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm, Trung Quốc đang thực hiện chiến...

Sau Tết Nguyên đán 2025, lãi suất huy động tiếp tục tăng?

Lãi suất huy động đầu năm 2025 sẽ thế nào sau "làn sóng" tăng liên tục xuất hiện vào dịp cuối năm 2024? Tiếp nối sự gia tăng cuối năm trước, trong tháng đầu tiên của năm 2025 ghi nhận 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó có 4 ngân hàng niêm yết lãi suất trên mốc 7%. Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động bình quân có thể tăng thêm khoảng 0,5% trong...

Trên 750 tấn hàng hóa được xuất khẩu tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái), hoạt động xuất nhập khẩu đã sôi động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Lãnh đạo TP Móng Cái đã trực tiếp đến chúc mừng và lì xì chúc Tết các doanh nghiệp tham gia làm hàng, lái xe chở hàng xuất nhập khẩu qua Trung Quốc. Trong ngày hoạt động trở lại sau 2 ngày nghỉ Tết Nguyên...

Cảng Cái Lân đón 2 tàu vào “xông đất” đầu năm mới

Sáng 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), tại Cảng Cái Lân, Công ty TNHH MTV Cảng Quảng Ninh đón liên tiếp 2 tàu vào làm hàng. Hai tàu vào làm hàng là tàu Sendai Spirit chở 38.000 tấn dăm gỗ xuất khẩu và Tàu Oriental Breeze chở 35.000 tấn dăm gỗ xuất khẩu. Ngay sau khi các tàu cập cảng, Cảng Quảng Ninh đã bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị để bốc xếp hàng hóa nhằm giải phóng tàu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất