Powered by Techcity

“Giai cấp công nhân Cẩm Phả sớm trưởng thành là yếu tố quyết định trong Cách mạng Tháng Tám”

E

TS Nguyễn Văn Anh.

Bằng những nghiên cứu về khảo cổ, lịch sử trong nhiều năm qua, TS Nguyễn Văn Anh, giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có một vốn liếng dày dặn về các di tích nhà Trần ở Đông Triều và vùng đất Đông Triều trong lịch sử.

Những năm gần đây, từ mạch nghiên cứu ấy, anh tiếp tục có những tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu mở rộng hơn về những vùng đất khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, như khu vực Hoành Bồ cũ (nay thuộc TP Hạ Long), địa đầu Móng Cái, vùng than Cẩm Phả… Và nội dung nghiên cứu không dừng ở giai đoạn văn hoá cổ mà sang cả những giai đoạn cận đại, hiện đại, như việc tìm hiểu về “đất và người” Cẩm Phả mà anh đã chia sẻ với chúng tôi trong cuộc trò chuyện gần đây.

– Qua nghiên cứu các tư liệu lịch sử về văn hoá vùng than Cẩm Phả, anh có nhận xét gì về lịch sử vùng đất này?

+ Cẩm Phả hiện là một thành phố năng động, trung tâm của công nghiệp than. Nhìn sâu vào lịch sử, từ thời tiền sử, con người đã cư trú tại một số hang động, núi đá của Bái Tử Long. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, nhất là địa hình chủ yếu là đồi núi nên mặc dù tụ cư từ khá sớm nhưng trong suốt chiều dài lịch sử, mật độ cư dân trên vùng đất Cẩm Phả không cao như các vùng khác. Số lượng và niên đại của di tích lịch sử ở Cẩm Phả cho chúng ta hình dung phần nào bức tranh đó.

Cuối thế kỷ XX, cùng với Hòn Gai, Mạo Khê, Cẩm Phả trở thành trung tâm khai thác than lớn nhất của Pháp ở Bắc Kỳ. Sự phát triển của ngành than kéo theo các luồng di dân hội tụ về Cẩm Phả, chỉ trong một thời gian rất ngắn đã đưa Cẩm Phả từ một vùng dân cư thưa thớt trở thành một thị tứ, một đô thị, mở ra thời kỳ phát triển mới của vùng đất này. Dân cư hội tụ về đây từ nhiều địa phương, nhiều tộc người khác nhau, họ đến và mang theo các tập quán đã hình thành từ quê cũ đến vùng đất Cẩm Phả.

Trong điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội mới, các yếu tố văn hoá mới nảy sinh, yếu tố văn hoá cũ – mới đan xen tạo cho văn hoá Cẩm Phả có những yếu tố vừa gần gũi với văn hoá truyền thống vừa có những điểm mới. Bên cạnh văn hoá tình làng nghĩa xóm được duy trì, nảy sinh văn hoá kỷ luật, đồng tâm của người thợ mỏ. Đó là những cảm nhận ban đầu của tôi khi tìm hiểu, nghiên cứu về vùng đất này.  

Đình công năm 1936 – tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Đình Lan.

– Cẩm Phả là nơi khởi đầu cuộc Tổng bãi công của 3 vạn thợ mỏ vùng than Quảng Ninh năm 1936. Theo nghiên cứu của anh thì điều đó là tình cờ hay có lý do đặc biệt nào không?

+ Tôi không phải là người nghiên cứu sâu về nội dung này nên bàn về vấn đề này là “đánh trống qua cửa nhà sấm” (cười), vì vậy, chỉ xin chia sẻ một vài cảm nhận cá nhân, không dám lạm bàn. Như đã nói ở trên, đô thị Cẩm Phả được hình thành khá đặc biệt, từ một vùng khá hoang vu chuyển đổi thành một thị tứ rồi một đô thị. Điều đó bắt nguồn từ quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp than tại Cẩm Phả.

Như đã biết, ngành than không chỉ có hoạt động khai thác mà cùng với khai thác đã kéo theo hàng loạt các ngành nghề phụ trợ khác cùng phát triển. Dịch vụ, thương mại cũng phát triển theo. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề là cơ sở hình thành và phát triển tầng lớp công nhân trở thành lực lượng chính trong cơ cấu dân số của Cẩm Phả; thương mại, dịch vụ phát triển giúp cho Cẩm Phả có cơ hội mở rộng tiếp xúc giao lưu, trên cơ sở đó các luồng tư tưởng mới được truyền bá vào.

Nhờ đó, lực lượng công nhân ở Cẩm Phả không chỉ lớn mạnh về số lượng mà trình độ nhận thức, trong đó có nhận thức cách mạng cũng không ngừng được nâng cao, từ đó sớm hình thành nhận thức cách mạng. Vì vậy, phong trào công nhân Cẩm Phả nói chung và sự kiện tổng bãi công năm 1936 nói riêng không phải là những hành động ngẫu nhiên bột phát mà nó thể hiện sự trưởng thành của lực lượng công nhân Cẩm Phả.

Người dân Cẩm Phả tưng bừng đón bộ đội vào giải phóng (Ảnh tư liệu của Bảo tàng Quảng Ninh).

– Việc giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám ở Cẩm Phả được gọi là “Khởi nghĩa tự quản” với ý nghĩa đề cao vai trò của lực lượng công nhân mỏ và thanh thiếu niên giác ngộ ở đây. Công nhân mỏ cũng đóng vai trò nòng cốt hết sức quan trọng và to lớn trong việc bảo vệ chính quyền ở Cẩm Phả sau Cách mạng Tháng Tám. Anh có lý giải gì về điều này?

+ Trước tiên cần phải nói rõ là, trên thực tế không có “khởi nghĩa tự quản”, chỉ có chính quyền cách mạng theo hình thức tự quản, bởi như đã biết, ngay từ ngày 12/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó nêu rõ: Thời cơ tổng khởi nghĩa chưa chín muồi nhưng cũng đang dần đến. Do vậy, Đảng chủ trương, phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước và lấy khởi nghĩa từng phần ở từng bộ phận làm hình thức để thúc đẩy cách mạng phát triển, tạo đà cho tổng khởi nghĩa.

Thực hiện chủ trương đó, từ tháng 3/1945 cho đến trước khi Tổng khởi nghĩa diễn ra trên cả nước, có nhiều cuộc khởi nghĩa thắng lợi và lập nên chính quyền, trong đó có Cẩm Phả. Những cuộc khởi nghĩa này không phải là khởi nghĩa tự phát mà nằm trong chủ trương chung. Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là công nhân, nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ở Cẩm Phả, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là do giai cấp công nhân và thanh niên trí thức ưu tú được giác ngộ cách mạng. Sự ra đời sớm, tập trung đông của giai cấp công nhân đã là yếu tố căn bản quyết định cách mạng ở Cẩm Phả phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Khi cách mạng thành công, chính quyền thành lập, cũng chính những người công nhân là đội ngũ tiên phong, nòng cốt tranh đấu để bảo vệ cho chính quyền mà họ vừa thành lập. Do đó, chúng ta gọi chính quyền tự quản là theo nghĩa đó.

Cẩm Phả hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: CTV

– Cẩm Phả cho tới nay vẫn là một vùng than, các cơ sở kinh tế tập trung vào ngành than, người dân đa phần vẫn nối đời gắn bó với các mỏ than, theo anh thì vì sao lại như vậy?

+ Theo tôi, điều này thật dễ hiểu bởi than là thế mạnh lớn nhất của Cẩm Phả, kinh tế chủ đạo của Cẩm Phả gắn với than. Và tôi cho rằng, than vẫn sẽ là nền tảng và là động lực kinh tế quan trọng của Cẩm Phả trong nhiều thập kỷ, và vì vậy, các yếu tố văn hóa, xã hội khác cũng sẽ tiếp tục xoay quanh trục này trong nhiều thập kỷ tới.

Mặc dù chúng ta biết, Cẩm Phả không phải là nơi đầu tiên khai thác than ở nước ta, địa điểm khai thác than đầu tiên ở nước ta là núi Yên Lãng, nay thuộc Đông Triều, nhưng Cẩm Phả là trung tâm của ngành than, do vậy chúng tôi cũng đã từng có đề xuất Quảng Ninh nên chọn Cẩm Phả là nơi xây dựng các hoạt động quan trọng gắn với ngành than.

– Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi!



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc triển lãm nhiếp ảnh, mỹ thuật chào mừng Quốc khánh 2/9

Sáng 30/8, tại TP Hạ Long, Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Ninh tổ chức khai mạc triển lãm nhiếp ảnh, mỹ thuật chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2024), kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Hội VHNT Quảng Ninh 8/9 (1969-2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 (1954-2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944-2024). Triển lãm giới thiệu...

Triển lãm “Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và mốc son lịch sử 60 năm Chiến thắng trận đầu 5/8/1964”

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5 tháng 8 (1964-2024), sáng 30/8, tại TP Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Bảo tàng Phòng không - Không quân tổ chức triển lãm trưng bày chuyên đề “Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và mốc son lịch sử 60 năm chiến thắng trận đầu 5/8/1964”. Triển lãm có hai phần chính:...

Lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2024), sáng 19/8, huyện Cô Tô tổ chức thượng cờ và dâng hương, dâng hoa tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô. Tham dự lễ thượng cờ có đoàn nghệ sĩ thuộc Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Cô Tô. Trong không khí thiêng...

Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa...

Chủ tịch Hồ Chí Minh – linh hồn của sự nghiệp giải phóng dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết định quan trọng, góp phần to lớn tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, làm thay đổi vận mệnh nước nhà. Cách mạng Tháng Tám được dẫn dắt bởi thiên tài tư tưởng và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng cách mạng chân chính do Người sáng lập và rèn luyện đã đưa dân...

Cùng tác giả

Trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Khí phách hiên ngang, sự hy sinh anh dũng của đồng chí Lý Tự Trọng là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hiệu triệu các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tối 20/10, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng –...

Thoát nghèo nhờ nuôi cua đồng trong bể xi măng

Khởi nghiệp từ năm 2018, đến nay mô hình kinh tế nuôi cua đồng trong bể xi măng của anh Vũ Sỹ Linh (SN 1985) thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Vũ Sỹ Linh từng đi làm thuê ở nước ngoài, làm đủ nghề để kiếm sống nhưng công việc vất vả, thu nhập không ổn định lại thường xuyên phải xa gia đình. Năm 2018, tình cờ...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất