Powered by Techcity

Giá lươn thịt thấp, người nuôi đứng trước nguy cơ thua lỗ

Qua hơn 4 năm phát triển mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp cho hàng trăm nông dân ở tỉnh Kiên Giang tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Nuôi lươn không bùn tại xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2022, nhất là từ tháng 10/2023 đến nay giá lươn thương phẩm giảm mạnh dẫn đến nguy cơ thua lỗ cho người nuôi.

Gần một tháng qua, bà Huỳnh Thị Diệu ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đứng ngồi không yên trước tình trạng giá lươn thương phẩm giảm mạnh. Theo bà Diệu, gắn bó 4 năm với nghề nuôi lươn không bùn thì đây là lần đầu tiên giá lươn thịt giảm mạnh đến mức chỉ còn 88.000 đồng/kg lươn xô cỡ nhất, cỡ nhì.

Bà Diệu cũng cho biết, năm 2020 lần đầu gia đình nuôi lươn bán giá hơn 200.000 đồng/kg, đến năm 2021 giá giảm còn 130.000 đồng/kg, từ giữa năm 2022 đến tháng 9/2023 giá duy trì trên dưới 110.000 đồng/kg và từ đầu tháng 10 đến nay giá lươn thịt được thương lái thu mua với mức dưới 90.000 đồng/kg.

“Để nuôi được 1kg lươn thịt, chi phí cho con giống, thức ăn và điện chạy mô tơ bơm nước khoảng 85.000 đồng. Vì vậy, giá lươn thịt 88.000 đồng/kg nếu như tính tiền công chăm sóc 10 tháng nữa coi như lỗ vốn. Hai bể lươn của tôi đã đến kỳ thu hoạch, nhưng giá rẻ quá nên tiếp tục nuôi cầm chừng. Tuy nhiên, nếu nuôi tiếp mà giá lươn không tăng thì lỗ nhiều hơn”, bà Diệu cho biết thêm.

Cũng có cùng nỗi trăn trở như bà Diệu, ông Lê Văn Bảo, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng than thở, nhiều ngày qua vợ chồng ông trông đợi giá lươn tăng lên để bán gần 2.000 con lươn thịt đã đến kỳ thu hoạch hơn 3 tuần qua.

“Bây giờ nếu bán giá 90.000 đồng/kg lươn cỡ nhất, 85.000 đồng/kg lươn cỡ nhì coi như hòa tiền vốn bỏ ra và coi như không tính tiền công chăm sóc gần cả năm trời. Còn nếu tiếp tục nuôi cầm chừng không biết liệu giá có tăng, trong khi tiền thức ăn, tiền điện mỗi ngày tốn thêm gần 150.000 đồng”, ông Bảo bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Tổ trưởng Tổ nuôi lươn xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, những năm qua, Tổ nuôi lươn của xã đã cung ứng con giống cho hàng trăm nông dân trong tỉnh Kiên Giang cũng như một số tỉnh lân cận như: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang. Bên cạnh bán con giống, ông Hải và các thành viên trong Tổ nuôi lươn còn tư vấn, hướng dẫn quy trình xây bồn nuôi, cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh trên con lươn…

Ông Hải cũng cho hay, qua tình hình bán con giống cho thấy mô hình nuôi lươn không bùn phát triển mạnh trong những năm 2020, 2021, 2022, riêng từ đầu năm 2023 đến nay do giá lươn thịt giảm mạnh nên số lượng nông dân mua con giống giảm hơn những năm trước.

Ngoài bán con giống, gia đình ông Hải cũng duy trì thả nuôi 30 bể lươn thương phẩm. Những năm trước, khi giá lươn khoảng 140.000 đồng/kg, gia đình thu lời hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, gần đây, giá lươn liên tục sụt giảm và với mức giá khoảng 90.000 đồng/kg, người nuôi gần như không còn lợi nhuận.

“Mô hình nuôi lươn không bùn ít bị dịch bệnh, dễ nuôi, tuy nhiên, giá lươn không ổn định nên người nuôi luôn lo lắng. Để nghề nuôi lươn phát triển bền vững, ngành chức năng và doanh nghiệp cần có giải pháp, như ký kết bao tiêu đầu ra với giá ổn định, khoảng 120.000 đồng/kg thì người nuôi yên tâm hơn”, ông Nguyễn Thanh Hải nói.

Bà Nguyễn Thu Thủy, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng cũng chia sẻ, trước đây gia đình nuôi lợn để tăng thêm thu nhập ngoài nghề trồng lúa, tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay thấy giá lợn giảm thấp, thường bị dịch bệnh nên đã chuyển sang nuôi lươn.

Khi mới nuôi lươn vào năm 2020, giá lươn thương phẩm duy trì từ 140.000 đồng/kg đến 160.000 đồng/kg nên gia đình thu lãi khá. Thế nhưng, từ giữa năm 2022 đến nay, giá lươn giảm dần và hiện nay chỉ còn 90.000 đồng/kg thì người nuôi không có lãi.

“Trước đây gia đình tôi nuôi hơn chục bể lươn, năm 2023 giảm còn 4 bể nhưng giờ vẫn đối mặt với thua lỗ vì giá lươn quá thấp. Như vậy, nếu chỉ làm 2 vụ lúa/năm lợi nhuận chỉ đủ sinh hoạt trong gia đình. Tôi mong ngành nông nghiệp, Hội Nông dân kêu gọi doanh nghiệp bao tiêu mức giá khoảng 120.000 đồng/kg lươn thịt để giúp bà con yên tâm gắn bó và phát triển kinh tế”, bà Thủy chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, toàn tỉnh có hơn 350 hộ nuôi lươn không bùn với hơn 1.500 bể nuôi. Trong đó, nuôi nhiều ở các huyện: Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, An Minh và U Minh Thượng, chủ yếu nông dân lươn theo hình thức tự phát.

Từ năm 2021 trở về trước, thị trường tiêu thụ lươn thịt tốt, giá bán cao, người nuôi có lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây nông dân ở nhiều tỉnh miền Tây phát triển mạnh mô hình nuôi lươn không bùn, trong khi thị trường xuất khẩu lươn thịt gặp khó, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá lươn sụt giảm nhiều so với trước đây.

Theo ông Hiển, để giúp mô hình phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi, vận động thành lập tổ hợp tác nuôi lươn đạt tiêu chuẩn VietGAP; đồng thời, xây dựng mô hình mẫu để nông dân tham quan học hỏi và áp dụng.

Trung tâm đã và đang chỉ đạo thống kê lại số lượng hộ nuôi và bể nuôi lươn không bùn để đánh giá tình hình phát triển đối tượng nuôi này. Đơn vị cũng đã làm việc với một số doanh nghiệp chuyên thu mua chế biến lươn thương phẩm và các doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường ký kết hợp đồng tiêu thụ lươn thương phẩm với nước ngoài.

“Khi ký kết được hợp đồng sẽ tạo đầu ra ổn định giúp mô hình nuôi lươn phát triển ổn định. Trung tâm sẽ làm đầu mối để hướng dẫn doanh nghiệp làm việc với các hợp tác xã, tổ hợp tác ký kết tiêu thụ, tập huấn quy trình, kỹ thuật nuôi đạt theo yêu cầu để cung ứng cho doanh nghiệp”, ông Hiển nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗi lo khi làm phim hành động Việt

Đầu tư kinh phí lớn, khó thực hiện, nhưng khi ra rạp, nhiều phim hành động Việt vẫn “chết yểu” ở phòng vé khiến nhà sản xuất thua lỗ hàng chục tỉ đồng. Phim hay đếm trên đầu ngón tay Phim hành động từng được xem là “miếng bánh ngon” cho các nhà làm phim Việt khai thác. Nhất là sau cú hích của phim “Hai Phượng” giúp Ngô Thanh Vân thu về 200 tỉ đồng ngoài rạp, các nhà làm...

Phim Việt không có dòng phim mùa hè?

"Mùa hè đẹp nhất' và các phim Việt khác đều thua lỗ, nhường lại phòng vé cho phim ngoại. Phim rạp Việt vẫn chưa tìm ra cách thu hút khán giả vào mùa hè. Phim Việt không có dòng phim mùa hè? Câu hỏi được đặt ra khi những bộ phim mang không khí mùa hè bởi tính chất sôi động hoặc hoài niệm như Móng vuốt hay Mùa hè đẹp nhất đều thất thu. Các phim Việt khác có hơi...

Lý do đạo diễn Việt lao vào điện ảnh ‘như thiêu thân’ dù dễ thua lỗ

Nhiều đạo diễn bán nhà, đổ nợ vì doanh thu phim thấp khi ra rạp. Động lực nào khiến các nhà làm phim vẫn bước vào cuộc chơi đầy khốc liệt của điện ảnh? Đó là câu hỏi của nhiều người quan tâm đến lĩnh vực điện ảnh Việt sau bài viết Đạo diễn Việt đổ nợ, bán 3 căn nhà vì thị trường phim rất khốc liệt và Đạo diễn Minh Khang bán hủ tiếu trả nợ sau khi...

Người chăn nuôi sợ thua lỗ vì giá thức ăn tăng cao

Từ năm 2023 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản liên tục tăng làm cho nhiều người chăn nuôi ở Kiên Giang không mạnh dạn đầu tư thả nuôi vì lo sợ bị thua lỗ; trong đó, đa số hộ chăn nuôi chọn nuôi cầm chừng, đồng thời áp dụng các giải pháp tiết kiệm thức ăn để giảm chi phí đầu tư. Là một trong những hộ có quy mô...

Sau phim của Mai Thu Huyền, một phim Việt khác chỉ bán được 4 vé một ngày

"B4S: Trước giờ yêu" có khả năng là phim Việt tiếp theo rời rạp ngay sau "Đóa hoa mong manh" vì ế ẩm. Tác phẩm chỉ bán được bốn vé trong ngày 3/5. Bộ phim B4S: Trước giờ yêu chỉ bán được 4 vé tính đến chiều 3/5, trên tổng ba suất chiếu tại các cụm rạp, theo thống kê từ Box Office Vietnam - đơn vị thống kê phòng vé độc lập. Sau 14 ngày ra rạp, phim có...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất