Powered by Techcity

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dự kiến cao nhất gần 3.800 đồng một kWh

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là gần 3.786 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT.

Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương vẫn giữ đề xuất rút ngắn biểu giá điện bậc thang từ 6 xuống còn 5 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay vì 50 kWh hiện nay, còn bậc cao nhất từ 701 kWh trở lên.

Giá điện các bậc thang 1-5 được tính bằng 90-180% giá bán lẻ điện bình quân (hiện là 2.103,11 đồng một kWh áp dụng từ ngày 11/10/2024). Như vậy, giá thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.893 đồng một kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.786 đồng một kWh. Các mức giá này chưa bao gồm thuế VAT.











Bậc Biểu giá hiện hành Phương án 5 bậc
Mức sử dụng Giá (*) Mức sử dụng Giá
1 0-50 kWh 1.893 0-100 kWh 1.893
2 51-100 kWh 1.956 101-200 kWh 2.272
3 101-200 kWh 2.272 201-400 kWh 2.860
4 201-300 kWh 2.860 401-700 kWh 3.407
5 301-400 kWh 3.197 701 kWh trở lên 3.786
401 kWh trở lên 3.302

(*) Giá chưa bao gồm thuế VAT

Dự thảo lần này được giữ nguyên như phương án từng đưa ra cuối 2023. Biểu giá mới có chênh lệch giữa bậc 1 và 5 là hai lần, theo Bộ Công Thương, phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Nhưng các hộ dùng điện nhiều, trên 400 kW phải trả tăng tiền điện.

Theo đó, giá điện cho 100 kWh đầu tiên được giữ nguyên để hỗ trợ người nghèo, hộ gia đình chính sách (gần 33,5% tổng số hộ dùng điện). Chênh lệch giảm doanh thu tiền điện của số hộ này sẽ được bù từ hộ dùng 401-700 kWh và trên 700kWh (khoảng 2% số hộ dùng điện toàn quốc). Tức là, giá điện các bậc cao (từ trên 400 kWh trở lên) được thiết kế tăng 6,5-14,7% nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp, theo Bộ Công Thương.

Riêng các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh, giá điện được giữ nguyên như hiện hành.

Tại dự thảo lần này, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất tính giá bán lẻ điện cho trạm sạc xe điện chia theo cấp điện áp (giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm), chia thành 3 phương án.

Phương án 1, áp dụng theo giá điện kinh doanh. Song theo nhà điều hành, phương án này có thể tác động không tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm tăng chi phí sạc điện, chưa phản ánh đúng chi phí của khách hàng trạm, trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.

Phương án 2, áp dụng giá điện kinh doanh cho nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện theo cơ cấu giá bán lẻ điện mới. Tức là, cơ quan quản lý sẽ xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện. Theo tính toán của Bộ Công Thương, cơ cấu biểu giá điện cho nhóm khách hàng này sẽ thấp hơn mức áp dụng cho kinh doanh nhưng cao hơn sản xuất.

Phương án 3, áp dụng theo giá sản xuất. Phương án này có thể tác động tích cực tới chính sách phát triển xe điện do làm giảm chi phí sạc điện. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, sẽ tác động tới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Bởi, giá bán lẻ điện cho sản xuất thấp hơn sẽ dẫn tới việc tăng giá điện cho các nhóm khách hàng khác để cân đối lại doanh thu.

Bộ Công Thương tính toán nếu áp dụng phương án 3, khách hàng trạm, trụ sạc xe điện phải trả ít hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân 552-699 đồng một kWh. Còn nếu áp theo giá kinh doanh khiến khách hàng trạm, trụ sạc xe điện phải trả nhiều hơn chi phí thực tế khoảng 467-587 đồng một kWh.

Do vậy, Bộ Công Thương kiến nghị xem xét lựa chọn phương án xây dựng biểu giá bán điện mới dành cho nhóm khách hàng này. Đây cũng là cách tính được một số nước áp dụng như Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan. Dự kiến, cơ cấu biểu giá điện theo cấp điện áp, thấp nhất bằng 71%, cao nhất bằng 195% giá bán lẻ điện hiện hành.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề xuất tách khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” với các khách hàng kinh doanh khác và được áp dụng cơ cấu biểu giá ngang bằng với khách hàng sản xuất. Nhà điều hành cho rằng phần thiếu hụt doanh thu do bổ sung nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” có thể được xem xét để bù từ giá bán điện của nhóm khách hàng sản xuất. Cụ thể, cơ cấu giá bán lẻ điện ngành sản xuất tăng từ 1-2% so với giá bán lẻ điện bình quân. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu tác động tăng giá điện từ 2,41-3,34% với phương án này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chiều 11/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới,...

Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến bằng 75% máy bay

Vé đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến bằng 75% giá vé máy bay trung bình, với chặng Hà Nội - TP HCM từ 1,7 đến 6,9 triệu đồng. Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, giá vé được chia 3 mức để phù hợp khả năng chi trả của người dân, nhu cầu và mức độ tiên nghị khác nhau. Giá vé đường sắt...

Việt Nam dự kiến tiêu thụ một triệu ôtô vào 2030

Tổng lượng ôtô bán ra trên thị trường vào năm 2030 có thể lên 1-1,1 triệu chiếc, gấp đôi mức kỷ lục năm 2022. Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến 2030, Bộ Công Thương cho biết mục tiêu tổng lượng ôtô bán ra đạt khoảng 1-1,1 triệu xe, tốc độ tăng trưởng bình quân 14-16% mỗi năm. Trong đó, tiêu thụ xe điện và hybrid, năng lượng mặt trời chiếm 350.000 chiếc...

IMF: Tăng trưởng Việt Nam năm nay dự kiến gần 6%

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay gần 6%, nhờ vào lực cầu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng với các chính sách hỗ trợ. Đánh giá sau đợt tham vấn định kỳ, ông Paulo Medas, Trưởng nhóm phụ trách Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận định nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 đầy thử thách đã tăng trưởng 5% nhờ những chính sách quyết...

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ khai mạc ngày 20/5

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Sáng 15/5, tiếp tục Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất