Powered by Techcity

“Ghi tên trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO là cách tốt nhất để bảo tồn di sản”

Với vai trò Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam từ tháng 10/2021-5/2023, ông Christian Manhart (ảnh) luôn đồng hành với Quảng Ninh trong nỗ lực cân bằng giữa bảo tồn và phát triển du lịch tại Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (VHL), nhất là giai đoạn ngay sau đại dịch Covid-19. Phóng viên Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã phỏng vấn ông Christian Manhart về các dự án và chương trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản mà Quảng Ninh đã và đang triển khai, xu hướng phát triển du lịch bền vững tại đây.




– Thưa ông, trong số các di sản của UNESCO, điều gì khiến VHL trở nên khác biệt?

+ VHL có cảnh sắc rất ngoạn mục với những cấu trúc địa chất độc đáo và thiên nhiên đẹp nổi trội, ấn tượng. Đây chính là yếu tố khiến Hạ Long trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới, có sức hấp dẫn to lớn với du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, chúng ta cần bảo vệ VHL khỏi những tác động tiêu cực của du lịch đại trà và việc xây dựng hạ tầng để giữ được sức hút đó, đồng thời truyền lại những giá trị và vẻ đẹp của VHL cho thế hệ tương lai. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải dừng các công trình xây dựng và du lịch trong khu vực, nhưng chúng ta cần hài hòa phát triển với bảo tồn thiên nhiên, hạn chế tối đa các tác động trực quan, trông thấy của việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó chúng ta phải tìm ra những phương thức tốt hơn để quản lý tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phân luồng du lịch.

– Được biết, Dự án “Đánh giá sức tải Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” là một trong những dự án nổi bật mà Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh và Ban Quản lý VHL tiến hành thời gian qua. Với dự án này, UNESCO kỳ vọng gì?

+ Trong 3 năm qua, UNESCO cùng chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp thực hiện dự án đánh giá sức tải Di sản Thiên nhiên thế giới VHL. Kết quả thu được là rất cụ thể, đồng thời là cơ sở để chúng ta đưa ra những quyết sách và bước đi tiếp theo.

Sau khi thu thập và phân tích số liệu, UNESCO đã phối hợp với tỉnh tổ chức Hội thảo “Sức tải Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và Quản trị phát triển du lịch bền vững” vào tháng 5/2022. Hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó các chuyên gia tư vấn quốc tế đã đưa ra lời khuyên để chúng ta hài hòa các hoạt động phát triển kinh tế du lịch với công tác bảo tồn, chuyển hướng tiếp cận phát triển du lịch bền vững hơn, hạn chế du lịch đại trà và tập trung nhiều hơn vào các hoạt động du lịch bảo vệ môi trường. UNESCO hiện đang làm việc với Ban Quản lý VHL để lên phương án điều phối khách và cách thức quản trị du lịch, ví dụ như giảm tải cho một số cảnh điểm trên VHL.

Cũng phải nói thêm rằng, ở Việt Nam, VHL là di sản thế giới đầu tiên được tiến hành đánh giá sức tải. Tôi cho rằng, các bạn là mô hình để các địa phương khác học tập và với việc hỗ trợ VHL, chúng tôi mong muốn các di sản thế giới khác tại Việt Nam cũng sẽ tiến hành những dự án đánh giá tương tự.

– Trước sự phát triển nóng của du lịch, UNESCO sẽ làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững của di sản?

+ Đó thực sự là một thách thức, vì chúng ta phải cân bằng giữa phát triển và bảo tồn. Với các dự án mới được đề xuất triển khai, nếu chỉ cân nhắc tới lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài của việc bảo tồn, chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để có những khuyến nghị kịp thời.

Hang Đầu Gỗ (Vịnh Hạ Long) dịp cao điểm du lịch hè.

– Trong trường hợp các khuyến nghị của UNESCO không được lắng nghe và cân nhắc thì những hành động nào sẽ được tiến hành tiếp theo?

+ Trước hết phải nói rằng, tại Việt Nam chúng tôi nhận được sự phối hợp tuyệt vời không chỉ ở cấp cơ quan quản lý di sản, mà của tất cả các cấp chính quyền. Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và các cơ quan kể trên thường xuyên duy trì trao đổi. Chúng tôi cảm thấy may mắn vì cơ quan chính quyền cao nhất thấu hiểu giá trị của việc phát triển bền vững di sản thế giới. Chính phủ Việt Nam cũng rất quan tâm tới việc bảo tồn di sản, vì các bạn nhận thấy những cơ hội phát triển lâu dài, bền vững, chứ không chỉ là những lợi ích ngắn hạn trước mắt.

Ngược lại, với một số trường hợp, ở một số quốc gia, chính phủ các nước không hợp tác với UNESCO thì chúng tôi sẽ chuyển những khuyến nghị lên Ủy ban Di sản thế giới để đưa những di sản không được quan tâm đúng mức vào danh sách “bị đe dọa”. Đó là bước đi đầu tiên.

Nếu biện pháp này không có hiệu quả thì bước đi cuối cùng là loại bỏ di sản đó khỏi danh sách Di sản thế giới của UNESCO. Ở đây, chúng tôi không phải là cơ quan có quyền ra quyết định mà là Ủy ban Di sản thế giới. Quyết định sẽ chỉ được đưa ra sau rất nhiều năm thảo luận và trao đổi, để chính phủ quốc gia có di sản nằm trong danh sách “bị đe dọa” có cơ hội và thời gian điều chỉnh. Ví dụ, thung lũng Elbe ở Dresden của nước Đức – quê hương của tôi, cũng bị hủy niêm yết khỏi danh sách Di sản thế giới vì cho phép xây dựng cầu cao tốc trong vùng lõi của di sản.

Đây là một quá trình rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc một địa điểm được ghi tên trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO sẽ là cách tốt nhất để bảo tồn di sản đó trong dài hạn.

– Thời gian gần đây, du lịch xanh đang được đề cập đến rất nhiều. Theo ông, dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự chuyển dịch bền vững trong du lịch như thế nào?

Du khách nghe hát giao duyên trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: Hoàng Quỳnh

+ Dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn với ngành du lịch trên quy mô toàn cầu, khiến 90% di sản thế giới phải đóng cửa. Giờ đây chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu, suy nghĩ về những mô hình mới. Tôi cũng cho rằng, chúng ta sẽ không thể quay trở lại trạng thái trước đây nữa, mà phải phát triển các mô hình bền vững hơn, những mô hình phát triển quan tâm hơn tới bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa và cộng đồng dân cư.

Nhu cầu của du khách đã thay đổi. Họ mong muốn có nhiều trải nghiệm hơn, những trải nghiệm nguyên bản, những câu chuyện liên quan đến điểm đến… Du lịch đại trà giờ đây cũng không còn được ưa chuộng nữa. Quảng Ninh cũng đang hướng đến các mô hình phát triển du lịch bền vững phù hợp hơn.

– Ông đánh giá thế nào về các sản phẩm du lịch hiện có trên VHL?

+ Hạ Long đã có khá nhiều hoạt động văn hóa du lịch, như lễ hội Carnaval. VHL cũng có những tour đi tàu ngắm cảnh, nhưng tôi nghĩ sẽ thú vị hơn nữa nếu phát triển được các hoạt động du lịch trên đảo, du lịch thể thao. Tôi cho rằng, VHL nên đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tập trung vào các hoạt động thể thao để giữ chân du khách, khiến họ ở lại lâu hơn. Hiện thời gian lưu trú của du khách còn khá ngắn. Nếu họ lưu lại lâu hơn thì không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho địa phương, mà cũng thân thiện hơn với môi trường.

– Các di sản UNESCO khác trên thế giới, họ có cách tiếp cận tương tự như VHL đối với phát triển du lịch bền vững không thưa ông? Bài học kinh nghiệm nào mà VHL có thể học hỏi từ họ?

+ Trước khủng hoảng Covid-19, chúng tôi nhận thấy rằng các di sản thiên nhiên thế giới, di sản phi vật thể, các di sản địa chất, các khu bảo tồn đang thu hút ngày càng đông du khách ghé thăm. Đôi khi lượng khách đến những di sản này là quá đông, không chỉ ở các di sản thế giới tại Việt Nam mà ở nhiều nơi khác trên thế giới. Sau Covid-19, chúng tôi đặc biệt tìm kiếm những mô hình du lịch có trách nhiệm, bền vững hơn với sự bảo tồn di sản.

Chúng ta nên phát huy vai trò của người dân địa phương trong phát triển các mô hình du lịch. Chính họ sẽ trở thành yếu tố hấp dẫn du lịch lớn nhất của điểm đến, vì họ là phần không thể tách rời của di sản từ những điệu múa, điệu hát, truyền thống được họ gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là những điều chúng ta cần phát huy và cần phải cân nhắc trong bài toán quản lý di sản, để đảm bảo rằng người dân phải được hưởng lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch.

– Ông đánh giá thế nào về đề xuất mở rộng phạm vi di sản thế giới VHL sang khu vực đảo Cát Bà?

+ Tôi cho rằng đây là một đề xuất tuyệt vời. Một mặt nó sẽ giúp mở rộng phạm vi bảo vệ đối với đảo Cát Bà thông qua Công ước Di sản thế giới 1972. Mặt khác, khu vực vùng lõi của Vịnh Hạ Long cũng được mở rộng, điều này sẽ giúp giảm áp lực du lịch tại khu vực vùng lõi hiện thời, bằng cách điều chuyển khách tới một vùng rộng lớn hơn. Thực tế là đến nay, Quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, nếu trở thành di sản thế giới, Cát Bà sẽ khác biệt và quan trọng gấp đôi.

– Là một trong những khách mời tham dự EATOF 17 diễn ra tại Quảng Ninh tháng 10/2022, ông đánh giá thế nào về vai trò của những diễn đàn du lịch như EATOF trong việc thúc đẩy chuyển đổi mô hình du lịch bền vững tại các di sản UNESCO trong khu vực?

+ Thách thức với mỗi di sản thế giới là khác nhau, nhưng việc tham gia và phát huy vai trò của những diễn đàn, như EATOF sẽ giúp các quốc gia, các tỉnh, thành phố có di sản thế giới chia sẻ kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch bền vững. Tại những diễn đàn như EATOF, những chính trị gia, những người có quyền đưa ra quyết định và chuyên gia cùng ngồi lại với nhau để đặt vấn đề và tìm kiếm giải pháp cũng như hoạch định chính sách. Từ đây, các tỉnh thành viên cũng có thể học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu.

Tôi cho rằng, các tỉnh thành viên của EATOF, trong đó có Quảng Ninh, cần tập trung không chỉ phát huy các giá trị văn hóa, mà còn cần làm sao để bảo tồn được nó. Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta không nên tập trung vào việc thu hút thêm nhiều du khách, mà phải làm thế nào để thu hút thêm nhiều du khách “chất lượng”.

Năm 2022, EATOF 17 đổi tên từ Diễn đàn Du lịch Liên khu vực Đông Á thành Liên minh Du lịch Liên khu vực Đông Á. Tôi kỳ vọng từ đây, EATOF sẽ đóng vai trò tích cực và thực chất hơn trong hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh thành viên, thúc đẩy du lịch thân thiện với môi trường và phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là tại các di sản UNESCO.

– Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ninh: ‘Vịnh Hạ Long chưa bao giờ nằm trong danh sách Di sản lâm nguy’

Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) ông Vũ Kiên Cường khẳng định thông tin "UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới" là không có cơ sở và không chính xác. UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới là không chính xác Chiều 24/12, thông tin với báo chí, ông Vũ Kiên Cường - Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (BQL) đã bày tỏ quan điểm xung quanh thông...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Để kinh tế di sản phát huy hiệu quả bền vững

TS Phùng Quốc Hiển, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội: “Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản”. Quảng Ninh có nhiều di sản tự nhiên và di sản văn hóa, nhất là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Vì vậy, tỉnh cần phải lựa chọn hướng phát triển đúng, đúng xu thế, giảm mức độ xung đột giữa các mục tiêu...

Cùng tác giả

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Hải Hà: Trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân

Hôm nay 25/12, UBND huyện Hải Hà tổ chức trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quảng Minh. Đây là những hộ dân đầu tiên trên địa bàn huyện được trao Quyết định giao khu vực nuôi biển. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích từ 9.000m2 cho đến dưới 1ha; thời hạn giao trong vòng 10 năm....

Cùng chuyên mục

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Năm 2024, ngành Du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, định hướng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch lớn đã được tổ chức ở trong nước và quốc tế. Kết quả, ngành Du lịch đã đạt được nhiều chỉ tiêu ấn tượng về lượt khách và doanh...

Quảng Ninh: ‘Vịnh Hạ Long chưa bao giờ nằm trong danh sách Di sản lâm nguy’

Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) ông Vũ Kiên Cường khẳng định thông tin "UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới" là không có cơ sở và không chính xác. UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới là không chính xác Chiều 24/12, thông tin với báo chí, ông Vũ Kiên Cường - Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (BQL) đã bày tỏ quan điểm xung quanh thông...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Đà Nẵng vào 8 điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025

Đà Nẵng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp vào danh sách 8 điểm đáng du lịch ở châu Á năm 2025 của tạp chí Time Out. Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ ba trong 8 điểm lý tưởng để ghé thăm tại châu Á năm 2025. Chuyên trang du lịch nổi tiếng có trụ sở tại London, Anh, nhận xét thành phố biển của Việt Nam không đông đúc, có nhiều điểm vui chơi, trải...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Tour ẩm thực – sao sáng của du lịch Việt

Các chuyên gia đánh giá ẩm thực là lý do níu chân khách nước ngoài quay lại Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh nổi bật của du lịch Việt trên trường quốc tế. "Ẩm thực là con đường ngắn nhất để tìm hiểu văn hóa một điểm đến", Harvey Koi, du khách Dubai nói. Harvey lần đầu đến Việt Nam năm 2017, ghé thăm TP HCM và bị chinh phục bởi sự đa dạng ẩm thực của thành phố....

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Vân Đồn: Tạo hấp dẫn thu hút khách du lịch 4 mùa

Vân Đồn nổi tiếng là điểm đến du lịch biển đảo, đặc biệt thu hút hàng nghìn du khách dịp hè. Chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội độc đáo dịp thu đông để đưa Vân Đồn sôi động 4 mùa trong năm. Vừa qua, huyện Vân Đồn tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân....

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất