Powered by Techcity

Duy trì ổn định thị trường bất động sản

Hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Một góc khu đô thị Green Bay (Hà Nội). (Ảnh THẢO CHI)

Ðáng chú ý, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và Luật Ðất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý và mở ra chu kỳ phát triển mới cho thị trường bất động sản. Các phân khúc bất động sản đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều dự án mới được triển khai.

Tuy nhiên, thị trường cũng đã xuất hiện những dấu hiệu “tạo nhiệt”, thể hiện qua việc đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà ở và phát sinh các giao dịch bất động sản thiếu minh bạch,… Ðiều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần triển khai có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan nhằm duy trì ổn định, phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững trong tương lai.

Tháo gỡ những vướng mắc

Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nguồn cung thị trường bất động sản đã có chuyển biến tích cực nhưng còn hạn chế, cơ cấu sản phẩm còn chưa hài hòa. Hiện nay, cả nước triển khai được 2.254 dự án với tổng số 1,2 triệu căn hộ, lô, đất nền; về nhà ở xã hội có 622 dự án đã và đang triển khai với quy mô khoảng 565.177 căn; về giá giao dịch, một số địa phương có xu hướng tăng cục bộ tại một số vị trí và loại hình.

Tính chung 9 tháng qua, thị trường ghi nhận 30.589 giao dịch thành công, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ; thị trường cũng ghi nhận 38.797 sản phẩm mới được chào bán, trong đó, các sản phẩm có giá bán hơn 50 triệu đồng/m2 trở lên chiếm phần áp đảo…

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đánh giá, thị trường bất động sản năm 2024 dù còn nhiều khó khăn nhưng về cuối năm đã có sự phục hồi tích cực nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp, dự án bất động sản tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ, thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung đã có phần cải thiện, các phân khúc có dấu hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều dự án mới được triển khai. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng biến động giá bất động sản cục bộ tại một số phân khúc và khu vực vẫn xảy ra, dẫn đến làm tăng giá chung trên thị trường. Do đó, việc tìm ra giải pháp nhằm phát triển ổn định, bền vững thị trường bất động sản trong thời gian tới cũng là mục tiêu trong phát triển kinh tế đất nước.




Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và Luật Ðất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý và mở ra chu kỳ phát triển mới cho thị trường bất động sản. Các phân khúc bất động sản đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều dự án mới được triển khai.

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Hoàng Hải cho biết: Qua phân tích, có nhiều nguyên nhân tác động làm tăng giá bất động sản nhà ở, trong đó một phần do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai, áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới. Ðáng lưu ý, tại một số địa phương, khu vực có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Việc quản lý, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều nơi chưa tốt; xảy ra hiện tượng nhiều nhà đầu tư thành lập hội, nhóm tham gia đấu giá; trả giá đất cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, rồi có thể bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất nhằm mục đích thiết lập mặt bằng giá ảo tại khu vực để kiếm lời. Thêm vào đó là hiện tượng tạo giá ảo, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản khi lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đầu tư theo tâm lý đám đông của người dân để trục lợi, thao túng, gây thiệt hại cho khách hàng và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản.

Không chỉ vấn đề tăng giá cục bộ, thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là hàng loạt dự án “đắp chiếu” kéo dài, gây lãng phí nguồn lực quốc gia và ảnh hưởng tiêu cực đến người dân lẫn doanh nghiệp.

Theo thống kê, riêng thành phố Hà Nội đang có gần 1.500 dự án bị dừng triển khai, còn tại Thành phố Hồ Chí Minh có tới 2.600 dự án. Tình trạng này không chỉ gây thiếu hụt nhà ở mà còn làm suy giảm cơ hội việc làm.

Tuy các cơ quan quản lý đã có những động thái tích cực để tháo gỡ khó khăn, tiến hành rà soát toàn bộ các dự án đang gặp vướng mắc, bao gồm cả những dự án chậm tiến độ, dự án bị “đắp chiếu”, nhưng theo TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, việc cần thiết nhất hiện nay là xây dựng được một Nghị quyết Quốc hội nhằm tháo gỡ tốt hơn các vướng mắc liên quan đến pháp lý, quản lý và thủ tục hành chính,…

Một góc khu đô thị tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh Tuệ Nghi)

Đồng bộ các giải pháp

“Nghị quyết này sẽ tạo ra khung pháp lý cần thiết để giải quyết triệt để các bất cập hiện tại. Ðây không chỉ là niềm hy vọng của các doanh nghiệp bất động sản mà còn là lời giải cho bài toán nhà ở cho hàng triệu người dân. Nếu không hành động kịp thời, thị trường sẽ tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, các cơ hội đầu tư và phát triển bị bỏ lỡ. Ðặc biệt, với việc Luật Ðất đai đã được sửa đổi, sắp tới thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới nhờ các quy định thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các dự án hạ tầng lớn như đường sắt cao tốc hay việc mở rộng mạng lưới đường bộ và đường sắt sẽ trở thành đòn bẩy mạnh mẽ, góp phần hình thành nhiều đô thị, mở ra những cơ hội đầu tư bất động sản trong tương lai” – TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ.

Thực tế hiện nay, vướng mắc trong định giá đất đang là vấn đề rất lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp bất động sản, hàng loạt các dự án đang “tắc” ở khâu định giá đất. Thậm chí, có nhiều dự án đã hoàn thiện nhưng chưa được định giá đất, nên chưa thể mở bán ra thị trường.

Nghiêm trọng hơn, nếu định giá đất tăng cao, khiến cấu thành giá bán bất động sản trở thành một vòng luẩn quẩn giữa giá nhà và giá đất đối với các doanh nghiệp và thị trường. Nếu không có sự can thiệp kịp thời từ phía các cơ quan chức năng và hệ thống luật pháp, giá bất động sản có thể tiếp tục leo thang mà không có điểm dừng. Như vậy, dù giá bất động sản có vẻ tăng trưởng tốt, nhưng thực tế sẽ không có người mua.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Ðính cho rằng, thị trường bất động sản đang ở giai đoạn chuyển giao, vì vậy sẽ rất nhạy cảm trước các yếu tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ các chủ thể. Sự tăng trưởng nhẹ ở một số phân khúc có thể tạo nên đà hồi phục mạnh mẽ nếu các yếu tố hỗ trợ từ chính sách, hạ tầng và tài chính được đáp ứng. Tuy nhiên, câu chuyện tăng giá bất động sản nếu không được can thiệp sớm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường và cho cả xã hội. Ðể giải quyết được tình trạng này, Nhà nước cần sớm có các biện pháp hỗ trợ nhằm mở đường cho các dự án nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội và có thêm những chính sách phục hồi cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Song song với đó, rất cần sự tham gia, đồng hành của tất cả các chủ thể bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp bất động sản và môi giới bất động sản.

Ðể thị trường bất động sản phát triển bền vững trong tương lai, quan trọng nhất là các thủ tục hành chính liên quan cần được cải cách mạnh mẽ, từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các dự án, tăng nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng tiếp tục nghiên cứu bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn, đồng thời, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định, nhất là ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường,…



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển ổn định thị trường bất động sản

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản còn góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thời gian qua sự phát triển “nóng” của lĩnh vực bất động sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: tình trạng “lệch pha...

Chuyển động tích cực của thị trường bất động sản trong quý III/2024

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam quý III nói riêng và 9 tháng đầu năm 2024 có sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, trong đó có những tác động nặng nề do bão số 3 - Yagi, tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi...

Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa rõ nét

Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới về thị trường bất động sản Việt Nam trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam công bố ngày 26-8. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và tăng tốc lên đến 6,5% trong các năm 2025 - 2026. Theo WB, diễn biến thị trường bất động sản cho thấy dấu hiệu phục hồi và...

Thị trường bất động sản kỳ vọng được trợ lực từ kiều hối

Với các quy định thông thoáng về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều trong các bộ luật liên quan đến đất đai sắp được ban hành, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD/năm về Việt Nam đang được các chuyên gia bất động sản (BĐS) kỳ vọng là trợ lực tạo dòng tiền cho thị trường bất động sản thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các dự án BĐS vẫn gặp khó khăn về...

Thị trường bất động sản khát nguồn cung, giá nhà tăng liên tục, dự báo khó giảm

Nguồn cung bất động sản thiếu hụt nghiêm trọng khiến giá nhà được dự báo sẽ khó giảm trong thời gian tới. Tình trạng nguồn cung suy giảm đã diễn ra nhiều năm gần đây. Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, trong năm 2022, nguồn cung nhà ở tung ra thị trường đạt khoảng 43.500 căn hộ, tương đương 90% tổng lượng sản phẩm chào bán năm 2021, thời điểm thị trường chịu ảnh...

Cùng tác giả

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024

Chiều 19/12, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Hội trường Trung ương Đảng kết nối trực tuyến tới các điểm cầu Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương, tỉnh...

Sở NN&PTNT triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 19/12, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đến dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, ngành nông nghiệp Quảng Ninh phải đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức bởi dịch bệnh, thiên tai, nhất là cơn bão số 3 vừa qua đã làm cho kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổng kết công tác đóng quân canh phòng

Sáng 19/12, tại TP Hạ Long, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác đóng quân canh phòng năm 2024. Đại tá Khúc Thành Dư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, chủ trì hội nghị. Theo đó, năm 2024, các đơn vị Quân đội phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trong hoạt...

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục mới, sẽ đạt 10 tỉ USD như thủy sản?

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ mang về 7,2 tỉ USD. Từ con số 3 tỉ USD năm 2022 lên 5,6 tỉ USD năm 2023, với xu hướng tăng này, tương lai rau quả có mang về 10 tỉ USD sánh ngang thủy sản? Ngày 19-12, Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Đặng Phúc Nguyên - tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, về những kỷ lục...

Sự nôn nóng kéo tai tiếng của ca sĩ show Anh trai

Sau cơn sốt từ chương trình Anh trai say hi, nhiều nghệ sĩ trẻ tận dụng thời cơ đẩy mạnh tên tuổi bằng việc tung ra sản phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, sản phẩm được đánh giá chất lượng, tạo tiếng vang chưa thấy đâu, thay vào đó có nhiều bài hát gây tranh cãi dữ dội trên các nền tảng mạng xã hội. Anh trai tai tiếng Giữa tháng 11, “anh trai” Đỗ Phú Quí mang...

Cùng chuyên mục

Sở NN&PTNT triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 19/12, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đến dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, ngành nông nghiệp Quảng Ninh phải đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức bởi dịch bệnh, thiên tai, nhất là cơn bão số 3 vừa qua đã làm cho kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản...

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục mới, sẽ đạt 10 tỉ USD như thủy sản?

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ mang về 7,2 tỉ USD. Từ con số 3 tỉ USD năm 2022 lên 5,6 tỉ USD năm 2023, với xu hướng tăng này, tương lai rau quả có mang về 10 tỉ USD sánh ngang thủy sản? Ngày 19-12, Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Đặng Phúc Nguyên - tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, về những kỷ lục...

Niên vụ cà phê 2023-2024: Niềm vui được mùa, được giá

Bước vào niên vụ 2023-2024, nông dân Bình Phước rất phấn khởi vì cà phê được mùa, giá thu mua trên thị trường lại đang cao kỷ lục, dao động quanh mức 100-110 ngàn đồng/kg nhân. Giá tăng cao ngay từ đầu vụ là tín hiệu vui cho người trồng cà phê. Qua đó, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và có điều kiện tái đầu tư sản xuất, ổn định diện tích cây...

Kinh doanh trên Shopee, Lazada… sẽ kê khai, nộp thuế qua cổng thông tin điện tử từ 19/12

Sáng 19/12, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và đại diện một số bộ, ngành đã kích hoạt Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số (cổng thông tin). Tại sự kiện tổng kết hoạt động ngành Thuế diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, với biện pháp tạm...

Giá xăng lên 21.000 đồng một lít

Giá xăng, dầu cùng tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 380 đồng, lên 21.000 đồng một lít. E5 RON 92 thêm 410 đồng, ở mức 20.240 đồng. Tương tự, các mặt hàng dầu tăng 330-480 đồng một lít. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 480 đồng, lên 18.730 đồng. Dầu hỏa thêm 400 đồng, mazut ở mức...

Phát triển ổn định thị trường bất động sản

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản còn góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thời gian qua sự phát triển “nóng” của lĩnh vực bất động sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: tình trạng “lệch pha...

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường lớn của hàng hoá Việt Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 8%). Đáng chú...

Giá vàng mua vào tăng mạnh

Sáng nay (19/12), các đơn vị kinh doanh vàng tăng mạnh giá mua vào vàng miếng SJC và vàng nhẫn. Việc tăng giá mua vào của các nhà vàng được cho là để kích thích nhu cầu bán vàng ra từ thị trường. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 83,1 - 85,1 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng nửa triệu đồng/lượng chiều mua vào, giữ nguyên chiều bán...

Trung Quốc chi hơn 100.000 tỷ đồng mua rau quả Việt

11 tháng, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt hơn 4,3 tỷ USD (108.000 tỷ đồng), tăng 28% so với cùng kỳ 2023, cao nhất từ trước tới nay. Đây là con số mới nhất vừa được hải quan công bố. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 11 tháng đã vượt 6,6 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 65% thị phần, tiếp đến là Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật...

Xóa khoảng cách chênh lệch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện Quảng Ninh có 171 xã, phường, thị trấn; trong đó có 55 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN). Thời gian qua, tỉnh tiếp tục có nhiều giải pháp giảm nghèo ở khu vực này, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch vùng miền trong tỉnh. Trước hết, tỉnh tiếp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất