Powered by Techcity

Đưa thủ công mỹ nghệ trở thành sản phẩm du lịch

Quảng Ninh là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời với nhiều nghề truyền thống, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn về văn hoá và du lịch.

Nghệ nhân vẽ hoa văn lên sản phẩm mộc tại Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, TX Đông Triều.
Nghệ nhân vẽ hoa văn lên sản phẩm mộc tại Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, TX Đông Triều.

Quảng Ninh với nền văn hoá Hạ Long từng là nơi người Việt cổ phát triển từ lâu đời các nghề truyền thống đánh bắt hải sản, chế tác đồ gốm từ nhuyễn thể, đan lát… Một số nghề ra đời sau đó cùng với tiến trình phát triển của lịch sử vùng đất Quảng Ninh. Tại Quảng Ninh, hiện cũng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hoá bản địa, góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số nhóm ngành nghề truyền thống như: Nghề gốm sứ, mây tre đan, điêu khắc than đá, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…

Trong đó, phải kể đến các làng nghề như: Gốm sứ Đức Chính, gốm sứ Vĩnh Hồng, gốm sứ Đông Thành (Đông Triều); nuôi cấy ngọc trai ở Hạ Long, than đá mỹ nghệ ở Hạ Long, Cẩm Phả; nghề trồng hoa ở Đông Triều, nghề làm miến dong Bình Liêu, nghề làm mắm ở Vân Đồn, nghề đan ngư cụ Hưng Học, nghề đóng thuyền vỏ gỗ bên sông Bạch Đằng (Quảng Yên)… 

Một số làng nghề, nghề truyền thống đã chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường. Tại Quảng Ninh, từ việc triển khai thực hiện chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua, đã góp phần hồi sinh, tạo sức sống mới cho nghề truyền thống, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động địa phương. Sản phẩm làng nghề trở nên đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường như: Miến dong Bình Liêu, mắm sá sùng Vân Đồn, nem chua Quảng Yên, hải sản khô Cô Tô, gốm sứ mỹ nghệ Đông Triều… Bên cạnh giá trị kinh tế, các nghề và làng nghề truyền thống còn đóng góp vào bức tranh văn hóa của địa phương. Do đó, đưa nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch đã và đang trở thành xu hướng phát triển tại nhiều nơi.

Đã có một số làng nghề và nghề thủ công truyền thống được công nhận. Bên cạnh đó còn có một số nghề khác như gốm sứ, than đá mỹ nghệ, nuôi cấy ngọc trai, mây tre đan, thêu thổ cẩm đang được gìn giữ và phát triển. Được biết, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Quảng Ninh đã tạo được dấu ấn trên thị trường trong và ngoài nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2023 của Quảng Ninh đạt gần 8.160 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, trên thực tế các nghề truyền thống và làng nghề ở Quảng Ninh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một số nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hộ gia đình, chưa có sự liên kết giữa các nhóm hộ với nhau nên rất ít nghề, làng nghề đạt tiêu chí công nhận nghề, làng nghề truyền thống. Cùng với đó, hiện nay chính người lao động, các địa phương cũng chưa thực sự quan tâm đến việc công nhận các nghề truyền thống hay làng nghề truyền thống. Thêm nữa, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ còn thấp, chính sách phát triển nghề còn nhiều bất cập, nhu cầu tiêu dùng thay đổi tạo khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ…

Một số sản phẩm mỹ nghệ than đá của ông Phạm Tiến Chín (tổ 7, khu 3, phường Hồng Hải, TP Hạ Long).
Một số sản phẩm mỹ nghệ than đá của ông Phạm Tiến Chín (tổ 7, khu 3, phường Hồng Hải, TP Hạ Long).

Ngày 30/10/2023, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh bền vững, với những mục tiêu phù hợp với xu thế thời đại, thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng phát triển nền văn hoá giàu bản sắc, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trên cơ sở kết hợp hài hoà Hệ giá trị đặc trưng của Quảng Ninh. 

Một trong những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 17-NQ/TU xác định đến năm 2030, xây dựng Đề án phát triển các làng nghề truyền thống trở thành sản phẩm văn hóa du lịch; phát triển văn hóa ẩm thực Quảng Ninh thông qua việc lựa chọn, hoàn thiện các món ăn địa phương, nâng tầm thành nghệ thuật từ khâu sản xuất đến thưởng thức kết nối thành điểm đến của khách du lịch, hướng tới xuất khẩu ẩm thực truyền thống; từng bước hình thành các cơ sở dịch vụ ăn uống đạt chuẩn xếp hạng quốc tế. Đặc biệt, Quảng Ninh xác định sẽ phát huy hơn nữa giá trị văn hóa của từng địa phương qua mô hình OCOP; xác định sản phẩm OCOP là sản phẩm văn hóa và quan tâm đầu tư nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp cho từng sản phẩm, mang đậm giá trị văn hóa bản địa.

Để giữ gìn những tinh hoa nghề truyền thống của cha ông gửi gắm cho thế hệ mai sau, các cấp, ngành, địa phương cần có những biện pháp hiệu quả và quyết liệt hơn, huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho công tác bảo tồn, tạo điều kiện phát triển nghề gắn với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch; tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Một bức ảnh Triệu Lệ Dĩnh nuôi sống cả một ngôi làng

Nhờ sức ảnh hưởng, Triệu Lệ Dĩnh đã làm sống dậy cả một làng nghề truyền thống. Ngày 25/9, Nhật báo Giải Phóng Trung Quốc đưa tin người dân làng Xunpu, Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến trong năm 2023 đã tăng thêm 243 triệu NDT (hơn 850 tỷ đồng) số dư tiết kiệm tại hai ngân hàng. Thành công này có được là nhờ bức ảnh cài trâm hoa của Triệu Lệ Dĩnh. Cụ thể, đầu năm 2023, Triệu Lệ Dĩnh...

Hội thảo về di sản diễn xướng then với phát triển du lịch

Sáng 10/5, huyện Bình Liêu phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”. Hội thảo đã nhận được 22 tham luận và nhiều ý kiến trao đổi tại chỗ tập trung làm rõ những nội dung như: Diễn xướng then...

Trò chơi dân gian trong các lễ hội văn hoá vùng cao

Trò chơi dân gian không chỉ tạo ra không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày hội mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy và giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Quảng Ninh. Các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, bịt mắt bắt vịt, đi cà kheo, ném còn, đánh quay… thường được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra...

Bảo tồn di sản Hán Nôm tại Hạ Long

Với số lượng di tích lịch sử khá nhiều, TP Hạ Long đang sở hữu kho tàng di sản Hán Nôm phong phú, đa dạng cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Mùi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cho biết: Từ sau công cuộc đổi mới vào năm 1986, các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn TX Hồng Gai và nay là TP Hạ Long từng bước được...

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

Theo kế hoạch dự kiến, UBND huyện Bình Liêu sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5). Ngày hội di sản Then sẽ tổ chức không gian trưng bày các hiện vật...

Cùng tác giả

Nhiều đơn vị của TKV tổ chức ra quân sản xuất đầu năm

Sáng 1/2 (tức mùng 4 Tết), nhiều đơn vị sản xuất than lộ thiên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đồng loạt tổ chức ra quân sản xuất đầu năm. Khí thế sản xuất những ngày đầu năm mới diễn ra sôi nổi, khẩn trương, tạo đà giúp các đơn vị quyết tâm hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2025. Tại Công ty CP Than Cao Sơn, để tạo khí thế,...

Giao thông đi trước mở đường

Phát triển kết cấu hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Nghị quyết đại hội XIII của Đảng. Giao thông có vai trò đi trước mở đường, bởi các dự án không chỉ mở ra không gian phát triển mới còn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực có dự án và đáp ứng nhu cầu...

Cảng CICT Cái Lân bốc xếp trên 60.000 tấn hàng đầu năm mới Ất Tỵ 2025

Sáng 1/2 (mùng 4 Tết), Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Cái Lân (CICT), đơn vị quản lý, khai thác bến số 2,3,4 của Cảng Cái Lân đã thực hiện bốc xếp hơn 60.000 tấn hàng rời của hai tàu vào làm hàng. Hai tàu vào làm hàng tại cảng CICT Cái Lân gồm: Tàu Alba quốc tịch Bahamas vận chuyển trên 36.000 tấn hàng lúa mỳ nhập khẩu và tàu Stamina Diva quốc tịch Panama vận chuyển hơn...

‘Bà hoàng cải lương’ Lệ Thủy viên mãn bên con cháu, U80 vẫn đắt show

U80, NSND Lệ Thủy có cuộc sống, sự nghiệp viên mãn. Bà tận hưởng cuộc sống yên bình tuổi xế chiều bên chồng, con cháu, vừa đi hát để tri ân khán giả. Đón Tết đoàn viên bên con cháu NSND Lệ Thủy hạnh phúc đón Tết cùng gia đình đầy đủ 3 thế hệ. Các con, cháu từ Australia về nước sau 1 năm xa quê làm việc, học tập. “Dù bao nhiêu năm Tết với tôi vẫn mang ý...

Sao Hàn 1/2: Cặp đôi phim ‘Khi điện thoại đổ chuông’ hẹn hò vào dịp Tết?

Người hâm mộ đang xôn xao trước tin đồn cặp đôi chính của "Khi điện thoại đổ chuông" bí mật hẹn hò sau đoạn video được Chae Soo Bin đăng tải. Những tin tức đáng chú ý về sao Hàn ngày 1/2. Chae Soo Bin lộ "hint" hẹn hò với Yoo Yeon Seok? Nữ diễn viên Chae Soo Bin, gần đây gây ấn tượng mạnh mẽ qua bộ phim "When The Phone Rings" đóng cùng Yoo Yeon Seok. Sự tương tác ăn...

Cùng chuyên mục

552.000 lượt khách đến Quảng Ninh trong 7 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (từ 25 đến 31/1), Quảng Ninh đón 552.000 lượt khách, trong đó có 190.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 1.518 tỷ đồng. Riêng ngày 31/1 (mùng 3 Tết), tổng lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 175.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 34.000 lượt. Khách lưu trú quốc tế đạt gần...

Khách Tây bối rối vì hàng quán đóng cửa nghỉ Tết

Mong chờ đến Hội An trải nghiệm dịch vụ may quần áo lấy ngay, khách Australia Balin Blondes hụt hẫng thấy khi hàng loạt tiệm may đóng cửa nghỉ Tết. Balin Blondes cho biết cô cùng bạn đồng hành đến Việt Nam từ 24/1, điểm đầu tiên là TP HCM. Những ngày giáp Tết, Balin ghé Mũi Né, Đà Nẵng và có mặt ở Hội An vào hôm giao thừa. Balin cho hay trước chuyến đi cô mong chờ đến...

Quảng Ninh sôi động các điểm du lịch đầu năm mới

Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón những tín hiệu tích cực với lượng khách tăng cao, nhất là ở các điểm du lịch tâm linh. Qua đó, tạo động lực để hiện thực mục tiêu đón 20 triệu lượt khách trong năm 2025. Mùng 2 Tết Ất Tỵ, thời tiết tạnh ráo, không quá giá lạnh, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch. Vịnh Hạ Long...

Chùa Cái Bầu – Điểm du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu xuân mới

Đi lễ chùa ngày đầu năm mới từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Người dân đi lễ chùa không chỉ cầu nguyện điều may mắn, bình an cho bản thân, gia đình trong năm mới mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên. Nét đẹp này thể hiện ở chỗ du khách, phật tử cùng đến chùa trong dịp đầu năm mới và cầu mong những điều may...

Lên cao nguyên Bắc Hà ngắm biển mây trắng huyền ảo

Những ngày cuối năm, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, trở nên huyền ảo, thoắt ẩn, thoắt hiện giữa biển mây trắng bồng bềnh. Nằm cách trung tâm TP Lào Cai khoảng 60km về phía Đông Nam, thị trấn Bắc Hà nổi tiếng với tên gọi “cao nguyên trắng” bởi nơi đây bốn mùa mây trắng bao phủ khắp các triền núi cao. Không ồn ào, náo nhiệt như Sa Pa,...

Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đón trên 12.000 người nhập cảnh trong ngày mồng 1 Tết Nguyên đán

Trong sáng ngày 29/1 (tức ngày mồng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), TP Móng Cái đã tổ chức đón những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” năm mới nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Nhân dịp này, lãnh đạo TP Móng Cái đã tới tặng hoa, chúc mừng năm mới tới các vị khách đầu tiên. Đoàn khách gồm 350 người làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế...

Những ngôi chùa đẹp, linh thiêng hút khách du xuân đầu năm 2025

Dưới đây là gợi ý một số địa điểm du xuân đầu năm 2025 để đón năng lượng mới, tràn đầy niềm vui và sự bình an.Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam Chùa Địa Tạng Phi Lai (còn gọi là chùa Đùng) tọa lạc ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70km. Vài năm gần đây, Địa Tạng Phi Lai Tự là điểm du lịch tâm linh thu...

Quảng Ninh đón khách du lịch “xông đất” trong ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025

Sáng ngày 29/1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Sở Du lịch và TP Hạ Long đã tổ chức đón những đoàn khách du lịch “xông đất” đầu năm mới. Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu - một trong những cửa ngõ đón khách tham quan vịnh Hạ Long ngay trong ngày mùng 1 Tết chào đón hơn 2.500 du khách trong nước và quốc tế bằng màn múa lân và những bản nhạc xuân rộn...

Những ngọn núi được nhiều người lựa chọn du Xuân đầu năm

Fansipan (Lào Cai), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Nà (Đà Nẵng), Ba Đèo (Quảng Ninh), Đọi Sơn (Hà Nam) thu hút nhiều du khách trải nghiệm cảnh đẹp, cầu may mắn dịp đầu năm. Fansipan, Lào Cai Được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, đỉnh Fansipan được nhiều người lựa chọn đến vào dịp đầu Xuân để gửi gắm nguyện ước tại nơi đỉnh trời. Tại đây, du khách có thể chiêm bái Đại tượng Phật A Di Đà lớn...

Nhiều tour xuyên Tết khởi hành

Kỳ nghỉ dài nên nhiều khách Việt chọn du lịch nước ngoài xuyên Tết với các tour bắt đầu từ 26 Âm lịch đi Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Ngày 26/1 (27 Tết), các đoàn du khách tham gia tour xuyên Tết của công ty Du lịch Việt bắt đầu khởi hành. Trước đó một ngày, ba đoàn với hơn 100 khách cũng đã xuất phát đi Thái Lan, Nhật Bản và Trung Quốc. Ông Mạnh Khanh, du khách từ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất