Powered by Techcity

Đưa miền núi tiến gần miền xuôi

Theo Quyết định 861/QĐ-TTG (ngày 4/6/2021) của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Ninh có 56 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, với 162.531 người, chiếm 11,45% dân số toàn tỉnh, sinh sống ở vị trí trọng yếu về quốc phòng – an ninh. Kiên trì, thống nhất trong ý chí, tư duy, hành động mục tiêu “lấy dân làm gốc”, tỉnh Quảng Ninh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới người dân vùng DTTS và miền núi, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, để mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của sự phát triển.  

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, thăm hỏi đời sống của nhân dân xã Đại Dực, huyện Tiên Yên. Ảnh: Thu Chung

Hạ tầng đi trước một bước 

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành nguồn lực rất lớn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ. Nhiều công trình giáo dục đào tạo, giao thông, điện, nước… được đầu tư đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, học tập của nhân dân.

Đặc biệt, để học sinh được học tập trong ngôi trường hạnh phúc, tỉnh đã triển khai xây mới, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất các trường trên địa bàn, tiến tới thực hiện mục tiêu mỗi cấp học giáo dục phổ thông ở mỗi huyện có ít nhất 1 trường công lập; mỗi thành phố, thị xã có 1 trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao.

Toàn cảnh Trường THCS&THPT Quảng La (TP Hạ Long).

Năm học 2023-2024, Trường THCS&THPT Quảng La (TP Hạ Long) hoàn thành xây mới và đưa vào sử dụng. Ngôi trường được xây dựng trên diện tích 4,2ha gồm: Khối nhà học, nhà hiệu bộ, nhà để xe, nhà đa năng và đường giao thông đấu nối từ trường ra QL279 thuận lợi cho việc đi lại của cán bộ, giáo viên và học sinh. Ngôi trường khang trang, rộng rãi, bề thế còn nguyên vẹn mùi sơn mới ngập tràn niềm vui, hân hoan, phấn khởi của cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.

Lý Nguyễn Thái Sơn (học sinh lớp 10, Trường THCS&THPT Quảng La) cho biết: Năm học trước chúng em phải học trong ngôi trường cũ nhỏ hẹp, xuống cấp, chật chội. Vì thế, các khối phải học 2 buổi khác nhau. Buổi học sáng cho 10 lớp khối THPT và buổi chiều cho 8 lớp khối THCS. Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và thành phố, năm học này, chúng em được học trong ngôi trường mới khang trang, bề thế, đầy đủ. Chúng em xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập tốt, không ngừng tu dưỡng, tích cực rèn luyện để trở thành những công dân có ích, chung tay xây dựng quê hương.

Cô giáo Lê Thị Kim Thu, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Quảng La, chia sẻ: Trước đây, do thiếu diện tích nên nhà trường phải mượn UBND xã Quảng La một khu đất đối diện dành cho hoạt động giáo dục thể chất, quốc phòng. Vì vậy, ngay từ khi có thông tin trường được xây mới, cô và trò nhà trường vô cùng háo hức. Giờ đây, ngôi trường mới khang trang, đồng bộ được đưa vào sử dụng là niềm hạnh phúc nhất trong chặng đường mấy chục năm đứng trên bục giảng của tôi. Điều này cũng tiếp thêm động lực, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh ở vùng đất này.

Trường TH&THCS Vạn Yên (huyện Vân Đồn) được xây mới và đưa vào sử dụng từ năm học 2023-2024.

Vạn Yên là xã khó khăn của huyện Vân Đồn, vốn có điều kiện, cơ sở trường, lớp học nhiều thiếu thốn. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Vì vậy, huyện đã đề xuất tỉnh đầu tư Trường TH&THCS xã Vạn Yên, tổng mức đầu tư gần 72 tỷ đồng. Ngôi trường được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 3 khối nhà cao 3 tầng (khối tiểu học, khối THCS, khối nhà hiệu bộ) và các công trình phụ trợ, đáp ứng tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Sau thời gian ngắn triển khai thi công, công trình Trường TH&THCS Vạn Yên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp khai giảng năm học 2023-2024.

Cô giáo Bùi Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường TH&THCS xã Vạn Yên, cho biết: Trước đây thầy và trò nhà trường sử dụng những dãy nhà cấp 4 được xây dựng cách đây 20 năm đã bị xuống cấp, cũ kỹ, chật hẹp. Giờ được sử dụng ngôi trường mới khang trang, hiện đại, sạch đẹp như này, thầy, trò và các bậc phụ huynh rất vui mừng, phấn khởi. Đây là động lực, tiếp thêm sức mạnh để cho thầy, trò nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện trình độ dân trí ở xã vùng sâu của huyện.

Không chỉ ở lĩnh vực giáo dục, bằng đa dạng nguồn lực, nhiều dự án giao thông, thiết chế văn hóa, an sinh xã hội… tạo động lực cho miền núi, biên giới, hải đảo đã được đưa vào sử dụng. Có thể kể đến như: Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (QL18C) từ KKT cửa khẩu Móng Cái đến KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh (giai đoạn 2); đường giao thông nối từ trung tâm xã Đại Dực sang trung tâm xã Đại Thành cũ (huyện Tiên Yên); đường giao thông từ trung tâm huyện đi xã Quảng An (huyện Đầm Hà); đập dâng nước trên sông Đầm Hà…

Nhân dân xã Bắc Sơn (TP Móng Cái) phấn khởi đi trên đường tỉnh 341 mới hoàn thành cải tạo, nâng cấp. Ảnh: Đỗ Giang

Nổi bật phải kể đến Dự án cải tạo đường tỉnh 341 (QL18C) từ KKT cửa khẩu Móng Cái đến KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh (giai đoạn 2). Tuyến đường hoàn thành, ngoài việc cải thiện điều kiện giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, phát triển kinh tế – xã hội, còn là động lực để thúc đẩy giao thương hàng hóa, thu hút các dự án đầu tư, giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Quan trọng hơn hết, tuyến đường đã hiện thực hóa ước mơ kéo gần khoảng cách từ xã miền núi của TP Móng Cái và huyện Bình Liêu đến khu vực trung tâm.

Hay như, tuyến đường 31 kết nối khu vực Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn với trung tâm xã Vạn Yên, dài hơn 12km; công trình hạ tầng kỹ thuật khu hành chính, khu chợ truyền thống, khu văn hóa, thể thao và trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đài Xuyên (huyện Vân Đồn) vừa được khánh thành đã mang đến niềm vui cho người dân nơi đây.

Chị Tằng Nhì Múi (thôn Đài Van, xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn) chia sẻ: Được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư xây dựng các công trình mới, người dân chúng tôi vui mừng lắm. Trung tâm văn hóa xã là địa điểm lý tưởng để người dân đến sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao. Chợ mới để người dân tới buôn bán, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Con đường nối liền giữa xã Vạn Yên với xã Đoàn Kết và cao tốc, sân bay… đã giúp nhân dân đi lại thuận tiện. Chắc chắn đời sống nhười dân sẽ ngày càng sung túc hơn.

Chăm lo toàn diện

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) về phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn.

Để sơm đưa nghị quyết vào cuộc sống, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.

Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh khám bệnh cho người dân xã Tân Dân (TP Hạ Long).

Trên cơ sở đó, tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% kinh phí cấp thẻ BHYT cho người DTTS sinh sống ở các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và người đang sinh sống ở những xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 (theo số liệu của BHXH tỉnh, hiện toàn tỉnh có 71.812 người thuộc đối tượng trên được cấp 100% thẻ BHYT). Qua đó, góp phần bao phủ BHYT, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người dân vùng DTTS và miền núi, đảm bảo an sinh xã hội.

Để giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ninh xác định, nếu không có nguồn lực đủ mạnh thì vòng luẩn quẩn giữa thoát nghèo và tái nghèo còn tiếp diễn, khi tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân vẫn còn “bám rễ” trong cách nghĩ, cách làm.

Vườn trà hoa vàng trồng xen cây giổi của gia đình bà Triệu Thị Hương (thôn Khe Mằn, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ).

Do đó, tỉnh kiên trì với phương châm chuyển từ “cho không” sang “cho vay” tạo nguồn lực cho người dân phát triển sản xuất, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc sử dụng vốn. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh bố trí 240 tỷ đồng từ ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay tại 65 xã, thị trấn vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

Toàn tỉnh đã có 3.475 lượt người dân tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn với số tiền 258,5 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Qua đó, tổng nguồn ủy thác tại địa phương đến nay đạt 1.025 tỷ đồng, đưa Quảng Ninh là địa phương tốp đầu cả nước về nguồn vốn ủy thác. Con số này đã thể hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc tạo lập nguồn vốn giúp người dân phát triển sản xuất.

Ông Nịnh Văn Toàn (thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà) chia sẻ: Gia đình tôi trồng cam V2 từ nhiều năm nay. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cùng kỹ thuật chăm sóc đúng cách, vườn cam của tôi thường xuyên được mùa, sản lượng quả đạt 8-9 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, cho lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/năm. Để phát triển sản xuất, tôi dự định mở rộng thêm 1ha. Đang trong lúc vướng mắc vì thiếu vốn, tôi được Hội Nông dân huyện và Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Bằng nguồn vốn vay này, tôi đã mua thêm giống, phân bón, cải tạo đất trồng cam. Chỉ ít năm nữa, vườn cam của gia đình chắc chắn sẽ cho lợi nhuận tăng gấp đôi, thu nhập nâng cao.

Tiếp tục hành trình đưa người dân trên khắp mọi miền của tỉnh, nhất là khu vực DTTS và miền núi được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Theo đó, quy định chuẩn hộ cận nghèo cụ thể ở khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,6 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội; ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,1 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. Với quy định này, Quảng Ninh nâng tiêu chí thu nhập của hộ nghèo trong tỉnh cao hơn so với Trung ương khoảng 1,4 lần.

Với lộ trình thực hiện trong 2,5 năm, tỉnh phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, 4.600 hộ cận nghèo; đến hết năm 2025 còn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo dưới 0,5% theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới, giúp đối tượng thụ hưởng chính sách tiếp cận gần hơn với mức sống tối thiểu của người dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống của người dân giữa các vùng miền.

Ông Lưu Minh Thắng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ), cho biết: Đồn Đạc vốn là xã có nhiều khó khăn của huyện với trên 1.400 hộ dân sinh sống, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 72%. Do đó, việc HĐND tỉnh ban hành nghị quyết có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế – xã hội của xã, đồng thời đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân dân và địa phương trong việc thực hiện mục tiêu này.

Chặng đường thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền của Quảng Ninh còn không ít những khó khăn ở phía trước. Chắn chắn rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt, giải pháp đồng bộ, tư duy đổi mới, cùng vào cuộc quyết liệt của tỉnh đến các sở, ngành, địa phương, nhất là người dân vùng DTTS và miền núi, Quảng Ninh tiếp tục gặt hái được thành công trên hành trình thu hẹp khoảng cách, song hơn hết đó là mỗi người dân trên mảnh đất này đều được ấm no, bình yên, hạnh phúc, từ đó, tiếp thêm sức mạnh mới, động lực mới, khí thế mới để tỉnh vun đắp những giá trị cốt lõi: “Thiên nhiên tươi đẹp – Văn hóa đặc sắc – Xã hội văn minh – Hành chính minh bạch – Kinh tế phát triển – Nhân dân hạnh phúc”. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Liêu – Miền văn hóa đậm đà bản sắc

Hiện thực hóa chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời triển khai có hiệu quả và sáng tạo các nghị quyết về phát triển văn hóa, con người có tính dẫn dắt của tỉnh, những năm qua văn hóa Bình Liêu đã được bảo tồn và phát huy tốt, thực sự là trụ cột vững chắc cho sự phát triển, tiến...

Phân bổ linh hoạt nguồn vốn cho chương trình vùng khó

Thực hiện Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2024, từ đầu năm đến nay tỉnh đã quyết liệt, linh hoạt trong huy động, phân bổ vốn thực hiện các...

Vững vàng khối đại đoàn kết các dân tộc vùng biên

Thời gian qua, MTTQ Việt Nam các cấp huyện Bình Liêu đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Nét đẹp văn...

Tiếp tục đầu tư cho hạ tầng giao thông

Xác định giao thông luôn phải đi trước, đón đầu, những năm qua, ngoài đẩy mạnh phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, Quảng Ninh cũng tập trung đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Những dự án, công trình giao thông hoàn thành đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương thuộc vùng dự án. Quảng Ninh không chỉ chú trọng đầu...

Độc đáo không gian trình diễn, giới thiệu văn hóa dân gian của dân tộc Dao Thanh Phán

Tối 9/11, tại Quảng trường 25/12, thị trấn Bình Liêu, đã diễn ra không gian trình diễn, giới thiệu văn hóa dân gian của dân tộc Dao Thanh Phán. Dân tộc Dao Thanh Phán là một trong những dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Bình Liêu. Người Dao Thanh Phán vẫn lưu giữ được những nét văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực độc đáo của dân tộc mình. Trong không gian trình diễn văn hoá dân...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm

Các doanh nghiệp đang vừa khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm khi Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề, để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp vừa phải khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu...

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

Hơn 200.000 đồng một kg mận hậu sớm trái vụ

Trái nhỏ bằng một nửa hàng chính vụ, vị chua, nhưng mận Hậu sớm trái vụ được săn đón dù giá đắt đỏ. Năm nay, mận Hậu trái vụ xuất hiện sớm hơn mọi năm. Tháng 12, các vườn mận tại Sơn La đã bắt đầu thu hoạch những lứa tỉa đầu tiên. Thông thường, mận trái vụ chỉ có từ tháng 2 của năm sau, nhưng nhờ kỹ thuật kích thích ra trái sớm, các thương lái và cửa...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh trao thưởng “Hóa đơn trao tay – vận may bất ngờ”

Ngày 23/12, Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh, Công ty xăng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) tổ chức trao giải thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" cho khách hàng may mắn. Chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức từ ngày 22/9/2024 đến 30/11/2024 trên toàn quốc. Cơ cấu giải thưởng gồm: 62 giải Nhất; 186 giải Nhì;...

Trái cây độc lạ ‘trình làng’ dịp Tết

Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm. Dừa dát vàng chạy đơn cho kịp Tết Mỗi dịp Tết đến, dừa dát vàng được nhiều người ưa chuộng vì vẻ ngoài đẹp mắt, lóng lánh sang trọng, tượng trưng cho sự thịnh...

Dự báo lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng năm 2025

Các chuyên gia cho rằng, lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng trong quý IV năm nay với mức tăng trưởng tích cực nhưng chậm lại trong năm 2025, trong khi đó nợ xấu có xu hướng giảm dần. Lợi nhuận ngân hàng tăng chậm lại trong năm 2025 Tại báo cáo ngành ngân hàng năm 2025, Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS) dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng 16,2% trong năm nay, sang năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất