Powered by Techcity

Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam

Trong tháng 6/2024, dư luận báo chí nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó, triển vọng kinh tế của Việt Nam được đánh giá vẫn khả quan; Việt Nam là ngôi sao đang lên, điểm sáng ở Đông Nam Á và là quốc gia kết nối, cũng như được đánh giá đang trở thành một trung tâm kỹ thuật số.

Truyền thông nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Tăng trưởng GDP vẫn khả quan trong thời gian tới

Truyền thông, báo chí nước ngoài phân tích một số khó khăn, thách thức của kinh tế Việt Nam, trong đó nhấn mạnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại do giá năng lượng tăng cao và lạm phát kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam vốn dựa vào xuất khẩu và sản xuất.

Tuy nhiên, nhìn chung, báo chí nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, theo đó triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan, với dự báo tăng trưởng đạt 4,5%-6% trong năm 2024 và 4,7%-7% trong năm 2025.

Cụ thể, Oxford Economics dự báo GDP năm 2024 tăng 5,6%, trong khi Ngân hàng United Oversea – UOB (Singapore) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6% trong năm 2024 và 6,4% vào năm 2025.

Hãng Maybank Research dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2024 và 2025, lần lượt ở mức 4,5% và 4,7%, so với 4% năm 2023, còn trang ING THINK dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 là 6%, một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và dự kiến ​​sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2025.

&P Global Ratings dự báo, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan, với tăng trưởng GDP thực tế ở mức 5,8% trong năm 2024 và quay trở lại xu hướng dài hạn là từ 6,5-7% trong 3 đến 4 năm tới.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu nhiều khả năng sẽ quay lại mức tăng trưởng ổn định trong năm 2024. Thặng dư tài khoản vãng lai sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 5,5% GDP trong năm 2024, trước khi giảm theo xu hướng dài hạn từ năm 2025.

Nền kinh tế vĩ mô ổn định và ngày càng đa dạng, với lĩnh vực sản xuất đang bùng nổ, chủ yếu là nhờ FDI. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, khi các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa hoạt động trong khu vực.

Việt Nam với tư cách là điểm đến thu hút FDI ở Đông Nam Á nhờ lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn ngày càng cao và có tính cạnh tranh, điều này sẽ giúp duy trì sự phát triển trong dài hạn.

Mạng lưới logistics phục vụ xuất khẩu ngày càng hoàn thiện, giúp ngành sản xuất trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn toàn cầu trong ngành điện tử, điện thoại di động và dệt may.

Các ngành có vốn FDI tiếp tục thúc đẩy hoạt động trong nước, với cơ hội việc làm tốt hơn và mức lương cao hơn, theo đó thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cá nhân.

Kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng của ngành bán dẫn cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 khi xuất khẩu của ngành bán dẫn tăng lên.

Về lĩnh vực dịch vụ, du lịch xuyên biên giới đang phục hồi, trong đó lượng khách du lịch Trung Quốc tăng đột biến. Nhu cầu trong nước cũng đang phục hồi dù vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đầu tư công có khả năng tăng tốc dần trong những năm tới, chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

Việt Nam là ngôi sao đang lên, điểm sáng ở Đông Nam Á và là quốc gia kết nối

Trang web của chính quyền thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) đánh giá, Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á.

Việt Nam, được mệnh danh là nền kinh tế mới nổi ở châu Á, phát triển thành quốc gia lớn thứ 35 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lớn thứ 26 thế giới về sức mua tương đương (PPP) tính đến năm 2023 (thống kê của IMF).

GDP bình quân đầu người là khoảng 4.300 USD, tương đương khoảng 14.000 USD tính theo PPP. Đây là một khoảng cách rất xa so với con số chỉ 1.200 USD khi Việt Nam bắt đầu cải cách. Hiện Việt Nam đã trở thành nước có quy mô kinh tế vừa và nước có thu nhập trung bình thấp về thu nhập.

Khi cải cách kinh tế tiến triển, hệ thống kinh tế của Việt Nam cũng thay đổi. Cơ cấu công nghiệp đã trở thành hình mẫu điển hình cho các nước đang phát triển.

Việt Nam xuất siêu từ năm 2012 (trừ năm 2015). Đây chủ yếu là kết quả xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khi Việt Nam thực hiện các chính sách cải cách, đặc biệt kể từ năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

Khi kinh tế Việt Nam phát triển, không chỉ các công ty FDI mà cả các công ty trong nước cũng ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chuỗi cung ứng toàn cầu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao như nguyên liệu khoáng sản như đất hiếm, pin xe điện, chất bán dẫn. Việt Nam cũng đang cố gắng không tụt hậu trong ngành công nghệ cao.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nỗ lực bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin bằng cách thu hút các trung tâm công nghệ thông tin của các công ty đẳng cấp thế giới đến Việt Nam.

Trong khi đó, hãng CNBC (Mỹ) trích ý kiến của ông Kai Wei Ang, chuyên gia kinh tế ASEAN tại BofA Securities Inc. đánh giá, Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng ở Đông Nam Á, là điểm sáng ở Đông Nam Á bất chấp tình trạng thiếu điện xảy ra vào năm ngoái và bất động sản suy yếu.

Ông Kai Wei Ang nhấn mạnh, Việt Nam và ASEAN rõ ràng là những bên hưởng lợi lớn nhất từ ​​chiến lược “Trung Quốc + 1”. Đông Nam Á là lựa chọn tự nhiên vì gần Trung Quốc. Lợi thế của Việt Nam về thị trường lao động cạnh tranh và một loạt các FTA giúp xuất khẩu sang các thị trường khác như Liên minh châu Âu dễ dàng hơn nhiều. Những lợi thế này cung cấp hỗ trợ cơ bản giúp Việt Nam thu hút đầu tư.

Việt Nam cũng được đánh giá đang trở thành một trung tâm kỹ thuật số, được thúc đẩy bởi sự hợp tác năng động giữa các nhà đầu tư toàn cầu và các nhà đổi mới công nghệ địa phương.

Theo xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 2 về phát triển kinh tế kỹ thuật số trên thế giới. Ngân hàng Thế giới cho rằng, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến vượt 43 tỷ USD vào năm 2025 nhờ sự tập trung liên tục vào việc thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm các sáng kiến ​​tích hợp AI.

Lực lượng lao động chất lượng cao ngày càng tăng là một trong nhiều yếu tố giúp Việt Nam nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho đổi mới kinh doanh.

Chính phủ đã đưa ra một loạt sáng kiến ​​và chính sách nhằm tăng cường giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin. Việt Nam có 57.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Sản xuất chất bán dẫn là lĩnh vực khác đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Đầu tư của Mỹ và mối quan hệ sâu sắc hơn với các tập đoàn lớn như Microsoft, Nvidia và Marvell giúp Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong ngành trong những năm tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bốn lý do khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 cao nhất lịch sử

Tết cổ truyền với nhiều hoạt động diễn ra trùng với cao điểm khách quốc tế đi du lịch là 2 trong 4 yếu tố giúp Việt Nam đón khách kỷ lục ngay từ tháng đầu năm. Theo Cục Du lịch quốc gia, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng một đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất tính từ khi Cục bắt đầu công bố số liệu vào...

Việt Nam hồi phục du lịch nhanh nhất Đông Nam Á

Năm 2024, tỷ lệ phục hồi so với năm 2019 của du lịch Việt đạt 98%, cao hơn các điểm du lịch nổi tiếng khác như Thái Lan, Singapore, Indonesia. Dựa vào số liệu cập nhật của Ban Thư ký ASEAN, Cục Du lịch Quốc gia chỉ ra Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phục hồi du lịch năm 2024 tốt nhất Đông Nam Á. Năm 2024, Việt Nam đón 17,6 triệu lượt khách quốc tế, mức phục...

Thu hút kiều hối: Điểm sáng nổi bật của kinh tế Việt Nam

Kiều hối vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Theo ước tính, lượng kiều hối về Việt Nam...

Khách Ấn tăng trưởng đột biến ngay từ đầu năm

Trong 7 ngày đầu năm mới 2025, một số công ty lữ hành Việt Nam đã đón lượng khách Ấn tăng 50-70% so với tháng 12/2024. Trong những ngày đầu tiên của năm 2025, khách Ấn cũng là nhóm đông nhất lưu trú tại khách sạn Flower Garden, Hà Nội, chiếm 30%, theo bà Vũ Thu Hiền, Giám đốc Kinh doanh khu vực phía Bắc của TMG. Tại hội thảo "Thúc đẩy Du lịch Việt Nam - Ấn Độ trong bối...

Năm 2025 đầy triển vọng của kinh tế Việt Nam

Báo chí quốc tế tiếp tục khẳng định kinh tế Việt Nam là một trong những điểm sáng nổi bật tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới trong năm 2025. Trong lĩnh vực kinh tế, không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ trong bức tranh kinh...

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, chủ trì phiên họp thứ nhất năm 2025 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhất là năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 và Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đồng...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Anh trai say hi là phim concert có lượng vé đặt trước ‘cao nhất trong lịch sử rạp Việt’

Tối 22/2, kênh Anh trai say hi Vie Channel và CGV khẳng định "Anh trai say hi' là phim concert có số vé đặt trước 'cao nhất lịch sử tại Việt Nam'. Tuy nhiên cả hai đơn vị đều không đưa con ra số cụ thể là có bao nhiêu vé đặt trước tính đến nay. Anh trai say hi: Ai là kẻ phản diện? Phim concert Anh trai say hi: Kẻ phản diện tạo nên người hùng có lịch khởi chiếu...

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Cùng chuyên mục

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, cùng với các địa phương, các sở, ngành trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện tổng kiểm kê, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ đặt ra. Sở GD&ĐT hiện...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất