Powered by Techcity

Du lịch văn minh: Cần tiếng nói dung hòa giữa cộng đồng bản địa và khách quốc tế

Xưa nay, chuyện bất đồng ngôn ngữ hay khác biệt văn hóa khi di dịch từ quốc gia này sang vùng đất khác là lẽ cố nhiên. Song đâu phải ai cũng hiểu, du lịch không đơn giản là “xách balo lên và đi”, đặt chân đến đất nước mới, người ta sẽ nhìn vào hành vi của cá nhân để đánh giá về quê hương mà họ sống. Ngược lại, hình ảnh của người dân bản địa là nhân tố cốt lõi, góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch địa phương trong mắt bạn bè quốc tế.

Việt Nam đón lượng lớn du khách quốc tế trong dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua. (Ảnh: HÀ NAM)

Thời gian qua, đoạn clip ngắn kèm tiêu đề “bán 3 quả dứa vừa với giá 500 nghìn cho khách nước ngoài” đã gây xôn xao khắp mạng xã hội. Trong clip, không đạt được thương thảo, một nữ du khách hất văng đồ hàng của bà N.T.T. xuống đất. Nghe tiếng cãi vã, nhiều người chung quanh chạy tới can ngăn, yêu cầu bà T. trả lại tiền. Chưa rõ thực hư, hàng nghìn người đã lên án, chỉ trích người bán. Đến lúc lực lượng chức năng vào cuộc, xác minh thông tin trên là không chính xác, người ta mới biết nguyên căn của vụ việc phần lớn do bất đồng ngôn ngữ, dẫn đến không thuận mua vừa bán.

Câu chuyện trên cho thấy, trước một sự việc, đặc biệt là những mâu thuẫn trong quá trình cung cấp dịch vụ, xã hội cần có cái nhìn khách quan và công tâm khi đánh giá về đối tượng nào đó. Riêng với ngành du lịch, để xây dựng môi trường hoạt động văn minh cần đạt được sự hài hòa giữa tiếng nói, quyền lợi của cộng đồng bản địa và du khách quốc tế.

Cái khó của người làm dịch vụ du lịch

Bấy lâu nay, nhắc đến hành nghề dịch vụ trong môi trường du lịch, nhiều người thường nghĩ đến những chuyện tiêu cực như “chặt chém” khách hàng hay hét giá vào mùa cao điểm. Thế nhưng, khó có thể phủ nhận, làm dịch vụ vốn là “làm dâu trăm họ” và hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành đã, đang gặp phải không ít khó khăn. Ở nước ta, một trong những nhân tố cấu thành nên vướng mắc ấy xuất phát từ định kiến của người Việt dành cho người Việt.

Nhìn lại thực hư chuyện bán 3 quả dứa với giá 500 nghìn trên phố cổ Hà Nội, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam nhận định: “Hiện nay, việc thông tin được truyền tải nhanh chóng mang lại cả mặt lợi lẫn hại. Nhiều người chưa kịp hiểu rõ đầu, đuôi sự việc đã vội quy chụp và đổ lỗi. Đến lúc lực lượng chức năng vào cuộc, họ lại chẳng quan tâm đến kết quả và nguyên nhân. Đối với ngành du lịch, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hoạt động và làm xấu đi thương hiệu du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế”.

Rõ ràng, phán quyết cuối cùng của những vụ việc dân sự được đưa ra bởi các cơ quan chức năng. Chỉ khi có kết luận xác đáng, từng cá nhân, tập thể mới nên tỏ rõ thái độ và đưa ra đánh giá phù hợp. Việc thiếu bình tĩnh trong khâu xử lý thông tin, nóng vội chia sẻ những hình ảnh thiếu tính chính xác có thể để lại những hậu quả khôn lường cho hệ thống du lịch của cả quốc gia.

Suy xét ở góc độ khác, Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) lại cho rằng: “Dư luận phản ứng dữ dội với người bán hàng là diễn biến tâm lý dễ đoán. Trong thời đại 4.0, mạng xã hội đã phổ cập và đại chúng, bất cứ ai cũng có thể làm một nhà phê bình, một đối tượng dẫn dắt truyền thông. Thêm vào đó, tâm lý đám đông khiến ít ai dám đưa ra ý kiến theo chiều hướng phản biện vì sợ bị chỉ trích”.

Đoạn clip gây tranh cãi giữa bà N.T.T. và 2 nữ du khách trên phố cổ Hà Nội. (Ảnh: Cắt từ clip)

Lý giải về hiện tượng trên, Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc phân tích thêm, việc người bán hoa quả tức khắc bị phán quyết là có hành vi ép giá khách du lịch một phần dựa trên những vụ việc tương tự đã xảy ra. Và chúng từng là tâm điểm của những cuộc luận bàn, bị lên án trên các mặt báo suốt thời gian dài. Vậy là với ngần đó dữ liệu, thực tế đã bị bẻ cong, dư luận bị định hướng: người bán hàng trên phố cổ luôn “chặt, chém”, còn du khách nước ngoài không sai.

Cùng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững thuộc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chỉ trong vòng vài tháng, đã có liên tiếp nhiều vụ hét giá du khách khi bán táo, bán bánh rán ở cùng khu vực phố cổ Hà Nội. Người dân còn chưa thôi bức xúc thì đã xuất hiện thêm những thông tin trên, khiến ai nấy đều có xu hướng đánh đồng và lập tức đẩy phản ứng lên cao trào dẫu chưa xác minh. Chuỗi sự việc này có thể tạo ra hiệu ứng liên hoàn, khiến hình ảnh về điểm đến của địa phương chịu tác động tiêu cực”.

Không khó để nhận ra rằng, việc những thông tin thiếu tính chân thực được lan truyền một cách chóng mặt khiến định kiến về những người làm dịch vụ trong ngành du lịch ngày càng sâu sắc hơn trước. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng người Việt thiếu niềm tin với những người làm du lịch nội địa, còn khách quốc tế có thể sẽ hoài nghi khi sử dụng những dịch vụ ở Việt Nam.

Cần các bên cùng hành động trách nhiệm

Thực tế, kể từ năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, nhằm quy định rõ về hành vi, thái độ, thói quen và cách thức xử sự của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trong ngành này. Đối tượng cần tuân thủ ở đây không chỉ là người Việt Nam đi du lịch trong và ngoài nước mà còn là người ngoại quốc đến nước ta.

Theo đó, các quy tắc ứng xử đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh lĩnh vực này được đề cập rõ như: tuân thủ pháp luật, quy định của địa phương trong kinh doanh du lịch; niêm yết công khai và bán đúng giá dịch vụ; tư vấn trung thực về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; cạnh tranh lành mạnh, ứng xử đúng mực, thân thiện, trách nhiệm; không chèo kéo, đeo bám, nài ép khách; không có hành vi, thái độ phân biệt đối xử với khách du lịch…

Còn với khách du lịch, Bộ Quy tắc yêu cầu du khách văn minh, tự trọng và trách nhiệm khi tham gia các hoạt động du lịch. Họ cần tuân thủ các nội quy, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng địa phương; ứng xử văn minh, thân thiện, vui chơi lành mạnh…

Tuy nhiên, các quy định này sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành liên quan, cùng sự chung tay từ các cơ sở kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, ẩm thực, vận tải, mua sắm và ý thức của du khách lẫn cộng đồng dân cư địa phương.

Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đội ngũ giảng viên luôn nhấn mạnh vấn đề then chốt: du lịch là đáp ứng mọi nhu cầu chính đáng của khách. Do đó, những người làm trong lĩnh vực này phải học cách để tỉnh táo khi đón nhận vấn đề, dung hòa giữa nhiều yếu tố: du khách, người dân bản địa, doanh nghiệp dịch vụ và điểm đến”.

Môi trường du lịch văn minh cần đạt được sự hài hòa giữa tiếng nói, quyền lợi của cộng đồng bản địa và du khách quốc tế. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Theo ghi nhận, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thường dưới 2 dạng: trải nghiệm theo đoàn và du lịch tự túc. Với các khách đi theo đoàn, họ thường sử dụng dịch vụ của đơn vị lữ hành, tuân thủ quy định mà công ty và hướng dẫn viên đưa ra. Họ cũng được bảo vệ quyền lợi, truyền đạt về trách nhiệm, kinh nghiệm để hạn chế tối đa rủi ro không đáng có trong suốt quá trình đi tour.

Còn với đối tượng đi lẻ, không thông qua dịch vụ để tránh tốn kém, họ thường dựa vào đánh giá trên các trang mạng xã hội và khá cảnh giác với người dân địa phương. Đa phần, các sự cố du lịch cũng xảy ra ở nhóm đối tượng này.

Theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, du lịch là dịch vụ đòi hỏi sự tinh tế, giúp cho người thụ hưởng sở hữu tâm thế thoải mái, vui vẻ và hài lòng. Những người làm dịch vụ phải làm sao để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Cho nên, họ cần kiên nhẫn để hướng dẫn, hỗ trợ cho khách hàng, tránh xung đột giữa cộng đồng bản địa và du khách. Đây cũng là cách để xây dựng hình ảnh đẹp cho điểm đến quốc gia.

“Mâu thuẫn trong dịch vụ du lịch đều có bối cảnh và nguyên nhân khác nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã linh hoạt để đưa ra những chính sách, cách xử lý phù hợp. Với Việt Nam, cần thêm các nguyên tắc, quy định cụ thể hơn đối với nhóm khách quốc tế để xây dựng môi trường du lịch thực sự văn minh, đạt được sự dung hòa trong quyền lợi từ phía cung cấp dịch vụ lẫn đối tượng thụ hưởng”, ông Phùng Quang Thắng cho biết thêm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các điểm đến có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến "hot" như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được du khách quốc tế yêu thích với lượng tìm kiếm chỗ ở vào thời điểm này tăng 30% so với năm...

Vì sao du lịch Việt Nam ‘hút hồn’ du khách ngoại?

Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, người dân hiền lành chất phác..., có quá nhiều lý do khiến du lịch Việt Nam “ghi điểm” trong mắt các du khách quốc tế. Phong cảnh tuyệt đẹp Việt Nam không có nhiều những địa danh quá tiếng tăm như thác Niagara, Nhà hát Opera Sydney hay Grand Canyons. Tuy nhiên, đây thực sự là một viên ngọc “ẩn” mà chỉ những ai đặt chân đến mới có thể cảm nhận được. Việt Nam có...

Liên tiếp đón du khách quốc tế bằng đường tàu biển

Chỉ trong hai tháng cuối năm 2024, hàng chục ngàn lượt khách quốc tế đến Việt Nam trên các chuyến tàu biển quốc tế. Đại diện Lữ hành Saigontourist cho biết trong hai tháng cuối năm, đơn vị sẽ đón 7 chuyến tàu biển, phục vụ 2.600 khách quốc tế tham quan Việt Nam. Trong dịp cuối tuần này, đơn vị đã đón và phục vụ tàu biển Celebrity Solstice (thuộc hãng Royal Caribbean) chở theo hơn 2.800 khách quốc tịch...

Tăng tốc đón khách quốc tế dịp cuối năm

Đẩy mạnh xúc tiến, thúc đẩy du lịch đường biển, mở rộng thị trường... là cách mà du lịch Quảng Ninh tiến hành để tăng tốc, hoàn thành mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024. Theo báo cáo của Sở Du lịch, trong tháng 10, Quảng Ninh đón khoảng trên 1,1 triệu lượt khách, nâng tổng lượng khách 10 tháng năm 2024 đạt gần 16,8 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế ước đạt trên 3...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng

Việt Nam đón 14,1 triệu lượt khách quốc tế trong 10 tháng đầu năm, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng nay, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 tăng cao, đạt 1,42 triệu lượt khách - tăng gần 28% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14,1 triệu lượt, tiến gần mốc kế hoạch cả...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Cùng chuyên mục

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất