Powered by Techcity

Du lịch đô thị – điểm đến chính trong xu hướng toàn cầu

Mỗi đô thị, dù ở nước ngoài hay ở Việt Nam đều có những đặc thù nhất định vì vậy muốn phát triển du lịch đô thị bền vững đều cần vận dụng sáng tạo trên cơ sở nguồn lực sẵn có, độc đáo của mỗi nơi.

Đèn lồng được treo và bày bán trên các tuyến phố cổ ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Tốc độ đô thị hóa của nước ta tăng khá nhanh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du lịch, phát huy các thế mạnh về văn hóa, di sản, lịch sử của mỗi đô thị.

Nhân dịp thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng và phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam vừa được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO (UCCN), phóng viên TTXVN thực hiện chùm 2 bài viết về phát triển du lịch đô thị bền vững.

Các bài viết khẳng định sự đóng góp tích cực của loại hình du lịch đô thị, cũng như thúc đẩy vai trò tiếp cận văn hóa, tăng cường sức mạnh sáng tạo trong phát triển bền vững.

Bài 1: Điểm đến chính trong xu hướng toàn cầu

Du lịch đô thị từ lâu đã thu hút lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan với nhiều mô hình hiệu quả để Việt Nam học tập. Ở nước ta, vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX chỉ có 500 đô thị, đến năm 2022 đã tăng lên khoảng 900. Hoạt động du lịch đô thị thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực. Loại hình này cung cấp các trải nghiệm du lịch từ giá trị và sản phẩm văn hóa, kiến trúc, công nghệ, xã hội và tự nhiên đa dạng tại đô thị đó.

Từ thế giới…

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia du lịch các đô thị vẫn là điểm đến chính trong xu hướng du lịch toàn cầu bởi nhiều lợi thế như sự thuận tiện về giao thông, quy tụ đa dạng bản sắc văn hóa, dịch vụ phong phú, dễ tiếp cận, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự…

Quá trình xây dựng, phát triển du lịch đô thị bền vững ở Việt Nam rất cần tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới. Việc này sẽ giúp Việt Nam có bài học vận dụng chung cho các đô thị một cách hiệu quả, thiết thực, rút ngắn thời gian mày mò để phát triển du lịch bền vững.

Tiến sỹ Vũ Nam, Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thông tin Zurich (Thụy Sĩ) được mệnh danh là trung tâm tài chính thế giới. Nơi đây cũng là thành phố du lịch nổi tiếng với khu phố cổ, hồ Zurich, nhà thờ Gross Munter, bảo tàng nghệ thuật Kunsthaus hay vườn thú. Zurich tập trung xây dựng các tiêu chí, hành động cụ thể để phát triển du lịch bền vững, được cộng đồng doanh nghiệp và người dân ủng hộ.

Sau COVID-19, Zurich đã xây dựng, ban hành Chiến lược phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2022-2026 với tên gọi “Zurich takes Responsibility” (Zurich có trách nhiệm). Chiến lược hướng tới nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và các bên liên quan về phát triển du lịch bền vững, xây dựng Zurich trở thành một “Điểm đến du lịch thành phố bền vững” (Sustainable City Destination).

Về tổng thể, các chương trình và hành động trong chiến lược được hỗ trợ thực hiện trên một nền tảng vững chắc với thành tích và dấu ấn nổi bật. Điển hình: Zurich đứng số 1/141 thành số trên toàn cầu về chỉ số thành phố thông minh năm 2023; xếp 17/65 thành phố về chỉ số phát triển điểm đến bền vững toàn cầu (GDS Index); 2/231 thành phố về chỉ số chất lượng cuộc sống năm 2019; xếp thứ 11/100 thành phố về chỉ số thành phố bền vững Arcadis của châu Âu năm 2022 (The Arcadis Sustainable Cities Index 2022).

Trong khi đó, thành phố Lyon (Pháp) có nhiều di sản văn hóa giá trị, một nền kinh tế mạnh, có thể trở thành điểm đến cho du lịch công vụ; rượu vang và nền ẩm thực hấp dẫn. Lyon nổi tiếng với sản xuất lụa và công nghiệp dệt, hóa chất. Vì vậy, Lyon phát huy lợi thế này để thu hút, hấp dẫn khách du lịch, tập trung phát triển du lịch văn hóa lịch sử, nhất là du lịch ẩm thực với hệ thống nhà hàng cao cấp đạt sao Michelin, nhà hàng truyền thống và ẩm thực đường phố, rượu vang.

Ở Đông Nam Á, Singapore có diện tích vô cùng khiêm tốn nhưng năm 2019 đã thu hút 19,1 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch lên tới 27,7 tỷ đôla Singapore. Dù nghèo về tài nguyên du lịch tự nhiên nhưng Singapore lại là đô thị hiện đại và nhất quán trong phát triển du lịch đô thị bền vững. Singapore quan tâm đến số lượng và các giá trị mà khách du lịch mang lại cho nền kinh tế. Du lịch đô thị ở đây được nhiều bên liên quan quan tâm, mỗi quy hoạch đều được phân vùng rõ ràng.

Cơ quan quy hoạch Singapore đã bố trí quỹ đất để xây dựng khách sạn, đặt tại những vị trí trọng điểm du lịch như dọc theo sông Singapore, phố mua sắm Orchard, đảo Sentosa, khu Trung tâm thể thao (Sport Hub) hay trong khu vực trung tâm thương mại. Singapore cũng có mô hình điểm đến tích hợp (Integrated resorts) thu hút và lưu giữ du khách. Hai điểm đến tích hợp nổi tiếng nhất ở Singapore hiện nay là tổ hợp khách sạn-casino-hội nghị và trung tâm thương mại Marina Bay Sands và tổ hợp trung tâm vui chơi giải trí và casino Resorts World Sentosa trên đảo Sentosa.

Khách du lịch tại Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại Singapore, các khu thương mại trung tâm, khu văn hóa… được kết nối liền mạch thông qua một mạng lưới liên kết giao thông toàn diện trên cao, dưới lòng đất. Giao thông du lịch trong đô thị rất thuận tiện, được du khách đánh giá cao…

Đến Thành phố sáng tạo UNESCO – Hội An và Đà Lạt

Tiến sỹ Nguyễn Văn Lưu, nguyên Vụ trưởng Vụ Đào tạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ về phát triển du lịch đô thị độc đáo tại Hội An và Đà Lạt – 2 thành phố vừa được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo.

Theo ông, ở Hội An hiện có nhiều hoạt động du lịch đô thị tạo nên một thương hiệu đặc sắc. Điển hình là việc tái hiện không gian đô thị cổ vào đêm 14 Âm lịch hàng tháng. Phố cổ Hội An sẽ tắt điện, thắp đèn lồng, tạo nên một cảnh tượng huyền ảo. Du khách được tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, chợ đêm, thả đèn hoa đăng, âm nhạc đường phố. Hoạt động này bắt nguồn từ chương trình “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ XX” diễn ra từ năm 1998, được duy trì và phát triển đến nay.

Điều đặc biệt ở Hội An là không gian “Phố đi cho người đi bộ và xe không động cơ” từ tháng 6/2004 và mở rộng vào năm 2017. Du khách đến đây ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu phố cổ sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn…

Hội An đặc biệt chú trọng bảo tồn, gìn giữ “bảo tàng sống” chính là từng mái nhà, góc phố, ngôi đình, cây cầu… trong không gian một đô thị cổ kính, thanh bình. Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách bởi kiến trúc cổ kính, không gian yên tĩnh, món ăn độc đáo, còn bởi chính con người. Người Hội An thuần hậu, tao nhã, hiền hòa, mến khách đã rút ngắn khoảng cách, xóa nhòa ranh giới ngôn ngữ của du khách, nhất là khách quốc tế. Để Hội An có được sự hấp dẫn riêng có như ngày nay là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đến từng người dân.

Năm 2023 là dấu mốc quan trọng với Hội An khi chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian. Hội An luôn khẳng định các giá trị truyền thống, văn hóa bản địa, phong tục, tập quán, di sản lâu đời chính là nền tảng, động lực để thế hệ sau tiếp tục bảo tồn, phát huy và sáng tạo.

Khu vực hồ Xuân Hương là điểm check in với Mai Anh Đào của du khách khi đến với thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Quốc Hùng/TTXVN)

Còn Đà Lạt là một điểm du lịch thơ mộng với không gian yên bình, khí hậu mát mẻ, hoa nở quanh năm, hệ thống đồi núi và cao nguyên đặc trưng vùng Tây Nguyên, sông, hồ, suối, thác cũng tạo ra vẻ đẹp khác biệt. Đà Lạt thu hút khách du lịch không chỉ bởi giá trị tự nhiên vốn có mà còn từ các giá trị văn hóa, sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ.

Khu sinh thái, trang trại nông nghiệp, nhà vườn… cũng là nét cuốn hút đặc trưng. Đà Lạt hiện có 33 danh thắng đang kinh doanh hiệu quả; hơn 60 điểm tham quan mở cửa miễn phí đón khách quanh năm. Có 45 hãng lữ hành trong nước, quốc tế đang kinh doanh phát triển sản phẩm du lịch trong thành phố.

Ở Đà Lạt, các loại hình vui chơi giải trí không ồn ào, náo nhiệt, chủ yếu là khám phá thiên nhiên, cắm trại, chụp ảnh, chiêm ngưỡng cảnh quan. Du khách có thể trải nghiệm đi xe đạp, xe máy quanh các triền đồi, thung lũng để khám phá cảnh đẹp bình minh hay khi hoàng hôn xuống. Một sản phẩm hấp dẫn khác là lễ hội truyền thống và hiện đại, góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn của du lịch đô thị nơi đây.

Để thành công trong phát triển du lịch đô thị, Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển. Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành 3 nghị quyết quan trọng: “Phát triển du lịch chất lượng cao,” “Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại” và “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ” nhằm cải thiện môi trường phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch trong đó có du lịch đô thị theo hướng bền vững.

Trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc là tin vui nhân dịp Đà Lạt kỷ niệm 130 năm hình thành, phát triển (1893-2023). Bên cạnh du lịch, Đà Lạt mong muốn tiềm năng của các ngành công nghiệp văn hóa; trong đó âm nhạc sẽ đóng vai trò cốt lõi để thúc đẩy hội nhập quốc tế, phát triển đô thị bền vững, gắn kết các nhóm xã hội, dân tộc và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Qua đó có thể thấy, mỗi đô thị, dù ở nước ngoài hay ở Việt Nam đều có những đặc thù nhất định. Muốn phát triển du lịch đô thị bền vững đều cần vận dụng sáng tạo trên cơ sở nguồn lực sẵn có, độc đáo của mỗi nơi nhằm tạo sức hút với du khách./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ là các điểm đến có số lượng du khách lựa chọn Việt Nam nhiều nhất để tạm biệt năm cũ, với các điểm đến "hot" như Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được du khách quốc tế yêu thích với lượng tìm kiếm chỗ ở vào thời điểm này tăng 30% so với năm...

Báo Anh ‘mách’ 12 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

Trong bài viết mới nhất được đăng tải, tờ The Times danh tiếng của Anh giới thiệu loạt điểm đến ấn tượng trên khắp Việt Nam. Nữ phóng viên du lịch của The Times Claire Boobbyer vừa kết thúc hành trình khám phá Việt Nam đáng nhớ. Từ trải nghiệm cá nhân, Boobbyer đưa ra gợi ý về những điểm đến mà cô cho rằng đáng để ghé thăm nhất trên mảnh đất hình chữ S. Đầu tiên phải kể tới...

Quảng Ninh kích cầu du lịch cuối năm 2024, ưu đãi tới 50%

Chương trình kích cầu du lịch với ưu đãi lên tới 50%, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, bao gồm 3,5 triệu khách quốc tế. Siêu du thuyền Azimut Grande 32 METRI giá trị khoảng 600 tỉ đồng có mặt tại Tuần Châu sẵn sàng phục vụ du khách tỉ phú đến Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng Ngày 18.11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn...

5 điểm đến hàng đầu dịp lễ độc thân

Theo dữ liệu của Agoda, Tokyo, Bangkok, Seoul, Osaka và Đài Bắc (Đài Loan) dẫn đầu danh sách điểm đến quốc tế dành cho khách du lịch một mình. Ngày lễ độc thân bắt nguồn từ Trung Quốc và trở thành một hiện tượng toàn cầu. Đây là dịp để nhiều người tôn vinh tình trạng độc thân, tự thưởng cho mình những món quà và chuyến du lịch. Năm nay, dữ liệu đặt phòng của Agoda đã xếp hạng 5...

Rộn ràng phố đi bộ Quan Lạn

Hoạt động từ tháng 4/2023, phố đi bộ Quan Lạn đã trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh khi đến với hòn đảo xinh đẹp giữa biển trời Đông Bắc. Phố đi bộ Quan Lạn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí đối với nhân dân, du khách mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, truyền thống và điểm xuất phát để khám phá xã đảo...

Cùng tác giả

Những anh trai được cứu

Bằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội. Đầu tiên là trường hợp của SOOBIN Hoàng Sơn. Một năm trước, nam ca sĩ ra mắt MV tiền tỷ Heyyy, mở đầu cho album đầu tay của sự nghiệp. SOOBIN quảng bá rầm...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh trao thưởng “Hóa đơn trao tay – vận may bất ngờ”

Ngày 23/12, Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh, Công ty xăng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) tổ chức trao giải thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" cho khách hàng may mắn. Chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức từ ngày 22/9/2024 đến 30/11/2024 trên toàn quốc. Cơ cấu giải thưởng gồm: 62 giải Nhất; 186 giải Nhì;...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Trái cây độc lạ ‘trình làng’ dịp Tết

Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm. Dừa dát vàng chạy đơn cho kịp Tết Mỗi dịp Tết đến, dừa dát vàng được nhiều người ưa chuộng vì vẻ ngoài đẹp mắt, lóng lánh sang trọng, tượng trưng cho sự thịnh...

Cùng chuyên mục

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Tour tàu xuyên Việt giá hơn 200 triệu đồng mỗi khách

Chuyến tàu hạng sang với giá vé lên tới hơn 200 triệu đồng mỗi khách khởi hành từ ga Sài Gòn, đưa 13 khách quốc tế đi xuyên Việt trong 7 ngày 6 đêm. Theo đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam, chuyến tàu hỏa cao cấp xuyên Việt đầu tiên mang ký hiệu SE61, khởi hành từ ga Sài Gòn ngày 18/12, dừng tại ga Phan Thiết hôm 19/12. Tàu sau đó di chuyển...

Khai thác du lịch từ nghệ thuật hát xẩm

Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến quảng bá Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh vừa tổ chức giới thiệu trải nghiệm nghệ thuật hát xẩm trung tuần tháng 12/2024. Đây cũng là gợi mở để xây dựng một sản phẩm, trải nghiệm du lịch mới mẻ, hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Triển lãm “Sắc màu văn hóa di sản phi vật thể Quảng...

Độc đáo homestay Hương Hồi Quế

Homestay là loại hình lưu trú đặc thù không còn xa lạ tại Bình Liêu. Hầu hết các homestay của Bình Liêu đều được hướng dẫn phát triển theo hướng để du khách được cùng ăn, cùng nghỉ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm như một người dân bản địa thực thụ. Nằm ở vị trí thuận lợi tại thôn Khe Tiền (xã Đồng Văn) homestay Hương Hồi Quế mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thêm...

Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước dịch vào năm 2025, với 18 triệu lượt khách quốc tế và đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP. Mục tiêu được đưa ra trong buổi hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn" sáng nay. Cục phó Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy cho biết du lịch Việt thời...

Dân châu Á đắn đo giá cả khi du lịch, khách Việt thoải mái hơn

Mặc dù nhạy cảm với giá cả ít hơn so với khu vực, 37% du khách người Việt vẫn coi giá cả là yếu tố quan trọng khi chọn chỗ ở, xếp trên các yếu tố khác như sự thoải mái và các sáng kiến bền vững. Theo khảo sát của Traveloka, phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố nhạy cảm về giá cả đóng vai trò quan trọng. Gần một nửa số du khách...

Phát triển kinh tế di sản

Vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều di sản vẫn hiện diện, trực tiếp hoặc gián tiếp, lặng thầm lan tỏa giá trị trong cuộc sống đương đại. Quảng Ninh, với vị trí ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, cùng những ưu ái đặc biệt của thiên nhiên đang sở hữu một hệ thống di sản phong phú, đa dạng và đặc sắc. Không chỉ là chứng nhân của quá khứ, những di sản còn...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế, trong đó chú trọng đến thị trường truyền thống và từng bước...

Năm tăng tốc của du lịch Việt

Với khoảng 17 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt năm 2024 đã nỗ lực hồi phục như trước dịch và tăng tốc chạy đua trong khu vực. "Tăng từ 12,6 triệu lượt khách quốc tế của năm ngoái lên 17,5 triệu trong năm nay là nỗ lực đáng kể của ngành du lịch", Chủ tịch công ty du lịch Lửa Việt Nguyễn Văn Mỹ nói. Ngoài các chiến dịch xúc tiến,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất