Powered by Techcity

Dự báo sát tình hình, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị trong năm 2024, Chính phủ cần quan tâm, dự báo sát tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đề ra các nhiệm vụ cụ thể, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp chiều 11/10. (Ảnh: DUY LINH)

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có sự đổi mới, đạt kết quả tích cực

Chiều 11/10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2023.

Thẩm tra sơ bộ báo cáo này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban nhận thấy, Báo cáo của Chính phủ đã tích hợp, phản ánh toàn diện kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước và của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước theo đúng yêu cầu của Quốc hội; đồng thời, tiếp tục có những đổi mới để nâng cao chất lượng Báo cáo.

Báo cáo đã cơ bản bám sát Đề cương và các yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phản ánh rõ tình hình, với nhiều số liệu cụ thể; đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Qua Báo cáo của Chính phủ cho thấy, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023 tiếp tục có sự đổi mới, đạt kết quả tích cực, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật đối với 81,8% các vụ việc khiếu nại, 86,2% các vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền.

Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Thường trực Ủy ban Pháp luật đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm và những kết quả đạt được trong công tác này của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế-xã hội có nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực.

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các số liệu, bổ sung thông tin, đánh giá sâu sắc, làm rõ thêm một số nội dung cụ thể trong Báo cáo nhằm thể hiện đầy đủ hơn kết quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023 như đã được nêu trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ đầy đủ.

Làm rõ lý do của việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ “tiếp ít, ủy quyền nhiều”

Thẩm tra kết công tác tiếp công dân, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, so với năm 2022, năm nay số lượt, số người, số vụ việc và số đoàn đông người tăng mạnh (tăng 37,5% về số lượt, 41,8% về số người, 33,2% về số vụ việc), nhưng Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương vẫn bảo đảm thực hiện tốt công tác tiếp công dân.

Tuy nhiên, việc công dân trực tiếp đến các Bộ, ngành để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng mạnh so với ở địa phương, nhất là về số lượng đoàn đông người (ở các Bộ, ngành tăng 268,6%), cho thấy tình hình công dân khiếu kiện lên các cơ quan ở Trung ương năm 2023 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để có giải pháp phù hợp xử lý, khắc phục.

Cũng theo ông Hoàng Thanh Tùng, qua xem xét số liệu trong Báo cáo cho thấy, việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chuyển biến tích cực (đạt 79%), cao hơn 2% so với năm 2022 và cao hơn 23% so với bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2021.

Tuy nhiên, việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa đạt yêu cầu (chỉ đạt 45%) và cũng mới chỉ đạt 92% số ngày tiếp theo quy định. Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ bổ sung làm rõ lý do của việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ “tiếp ít, ủy quyền nhiều”.

Về kết quả tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do dẫn đến số lượng đơn thuộc trách nhiệm xử lý của Bộ, ngành tăng cao, số đơn đủ điều kiện xử lý càng lên cấp cao càng giảm để có giải pháp khắc phục phù hợp, bảo đảm hiệu quả, chất lượng của công tác tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ, công chức làm công tác này.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Đối với kết quả giải quyết khiếu nại, theo Báo cáo của Chính phủ, số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp tăng 15,5% và các cơ quan đã giải quyết được 81,8% tổng số vụ việc. Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, tỷ lệ này tuy có thấp hơn so với năm 2022 (83,8%) và chưa đạt mục tiêu phấn đấu 85% được Chính phủ đề ra, nhưng trong bối cảnh số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết tăng mạnh thì đây là sự cố gắng, nỗ lực lớn của các cơ quan.

Ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác giải quyết tố cáo, Thường trực Ủy ban Pháp luật đánh giá, việc giảm số vụ việc tố cáo, nhất là trong bối cảnh khiếu nại tăng nhiều cho thấy giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong giải quyết tố cáo đang đi đúng hướng.

Quyết liệt chỉ đạo, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp

Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với nhận định của Chính phủ về dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo trong năm tới và các nhóm giải pháp được nêu trong Báo cáo nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ lưu ý phân tích, đánh giá thêm một số vấn đề để dự báo sát hơn tình hình năm 2024, cụ thể:

Các dự án đầu tư lớn đã và đang được khẩn trương triển khai, các dự án phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao dự báo vẫn tiếp tục là điểm nóng phát sinh khiếu nại tố cáo hành chính liên quan đến đất đai, môi trường.

Tình hình kinh tế-xã hội trong nước còn nhiều khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực… tác động đến người lao động, doanh nghiệp về vấn đề việc làm, thu nhập… có thể phát sinh khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động, của chủ doanh nghiệp…

Năm 2024 là năm chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có thể phát sinh đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác nhân sự; đồng thời, đây cũng là năm tập trung thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2025 theo quy định của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, có thể dẫn đến phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)…, một mặt sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực đất đai, khắc phục nguyên nhân dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, do quyền lợi của người dân theo quy định mới của các văn bản luật này được bảo đảm tốt hơn nên cũng có thể phát sinh tâm lý “so bì” dẫn đến gia tăng khiếu nại, tố cáo.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cần quan tâm, bám sát tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đề ra các nhiệm vụ cụ thể tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 – 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023. Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý III/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 589,71 nghìn tấn, trị giá 988,44 triệu USD, tăng 89,3% về lượng và tăng 98% về trị...

Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024

VEPR vừa đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP. Trong đó, ở kịch bản cao, tăng trưởng quý IV và cả năm 2024 sẽ đạt lần lượt ở mức 7,4% và 7%. Tăng trưởng kinh tế nhiều điểm sáng Kết thúc quý III năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối tốt trong sự lạc quan về tăng trưởng chung của kinh tế thế giới cuối 2024 và năm 2025. Tăng trưởng GDP sau 9 tháng...

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Ngày 25/9/2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), theo đó, tổ chức này đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0%...

Dự báo mức tăng giá xăng trong phiên điều chỉnh ngày mai

Nếu giá dầu thế giới giữ nguyên đà tăng những ngày qua, trong phiên điều chỉnh tới (26.9), giá xăng dầu trong nước dự báo sẽ tăng cao. Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 25.9 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI bất ngờ quay đầu trượt nhẹ bất chấp tồn kho xăng, dầu của Mỹ giảm mạnh. Còn Brent vẫn "neo" tại mức 75,17 USD/thùng. Các chuyên gia cho biết, kết thúc phiên giao dịch ngày 24.9, giá dầu tăng...

Cùng tác giả

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn… Sáng 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Anh Tú Atus mở fan meeting, có tên Galaxy Day

Anh Tú Atus mở fan meeting sau Anh trai say hi: "2024 có quá nhiều điều đáng nhớ để tâm tình với fan". Đáp lại tình cảm của khán giả trong hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hành trình "Anh trai say hi" vừa qua, Anh Tú Atus chính thức tổ chức fan meeting có tên Galaxy Day (tên FC của nam nghệ sĩ). Điều này cho thấy sự trân quý tình cảm cũng như...

Hết năm 2024, du lịch Việt Nam có thể cán đích 18 triệu lượt khách quốc tế?

Việt Nam cần đón thêm khoảng 3,9 triệu lượt khách quốc tế trong 2 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024. Năm 2024, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Đây được coi là mục tiêu "nhiều tham vọng" với ngành công nghiệp không khói này. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, sau 10...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Cùng chuyên mục

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn… Sáng 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính...

Tăng cường hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam với truyền thông Thái Lan

Nhận lời mời của Liên đoàn Nhà báo Thái Lan (CTJ), Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam (VJA) do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu có chuyến thăm Thái Lan từ ngày 25-29/11. Chiều 25/11, đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam đã có buổi hội đàm với đoàn đại biểu...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng... Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...

Tổng thống Rumen Radev: Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev khẳng định Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, đối tác quan trọng hàng đầu của Bulgaria tại Đông Nam Á. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Tại cuộc hội kiến, Thủ...

Mong muốn Ericson hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ 5G, 6G

Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại cuộc tiếp, lãnh đạo Ericsson giới thiệu về năng lực của tập đoàn; trao đổi về phương thức hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đưa ra một số khuyến nghị về công nghệ số. Hoan nghênh Chủ tịch...

Tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ Việt Nam–Bulgaria trong thời gian tới

Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Trong không khí chân tình, tin cậy và cởi mở, hai bên đã trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Tại hội đàm, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt...

Tổng Bí thư: Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Bulgaria là cửa ngõ quan trọng để phát triển quan hệ với EU, đồng thời bày tỏ Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á. Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Rumen Radev...

​Thông cáo báo chí số 25, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 25/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG: Quốc hội nghỉ. BUỔI CHIỀU: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam-Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria, nhất là sau khi hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác mới năm 2023. Chiều 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev đang thăm chính thức Việt Nam. Chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu...

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Việt Nam-Bulgaria ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, hòa bình, phát triển bền vững. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất