Powered by Techcity

Dự báo kinh tế châu Á tăng trưởng 4,5% năm 2024

Sự hợp tác và liên kết kinh tế ngày càng tăng giữa các quốc gia châu Á chắc chắn sẽ giúp khu vực này nâng cao vị thế hơn nữa trong nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Dự báo tăng trưởng trong năm 2024

Trong báo cáo kinh tế mới được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024 đang diễn ra ở Hải Nam (Trung Quốc), nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ duy trì động lực tăng trưởng mạnh với triển vọng sáng sủa. Đây cũng tiếp tục là khu vực đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á và tiến trình hội nhập của Diễn đàn châu Á Bác Ngao, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế bên ngoài và sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế châu Á năm nay dự kiến sẽ đạt 4,5% – cao hơn con số của năm 2023. Châu Á chiếm hơn 35% xuất khẩu toàn cầu và 43% thương mại thế giới.

Tính theo khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Á dự kiến tương đương với năm 2023, ở mức 4,3%; tăng trưởng kinh tế của Nam Á được dự đoán sẽ tăng từ 5,4% vào năm 2023 lên 5,8% trong năm 2024, duy trì vị thế là khu vực tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Á có thể sẽ giảm tốc từ 4,5% năm 2023 xuống 4,3% trong năm nay, còn tăng trưởng kinh tế ở Tây Á dự kiến sẽ tăng lên 3,5% từ mức 2,5% của năm 2023.

Báo cáo cũng cho biết xét về sức mua tương đương, nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ chiếm 49% GDP toàn cầu vào năm 2024, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2023.

Ông Li BaoDong – Tổng thư ký Diễn đàn Châu Á Bác Ngao cho biết: “Chủ nghĩa bảo hộ thương mại và sự phân mảnh kinh tế ngày càng tăng. Nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước khi đại dịch bùng phát. Nền kinh tế các nước châu Á cũng có nhiều biến động, nhưng khu vực này cho thấy khả năng phục hồi tốt. Động lực tăng trưởng của châu Á sẽ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Arab Saudi và các nền kinh tế đang phát triển khác”.

Báo cáo cũng dự báo, về tổng thể, áp lực lạm phát ở hầu hết các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ giảm bớt hơn nữa trong năm 2024, nhưng lưu ý rằng ở các nền kinh tế hiện đang có lạm phát thấp hơn dự kiến, lạm phát sẽ tăng.

Dự báo kinh tế châu Á tăng trưởng 4,5% năm 2024 - Ảnh 1.
Kinh tế châu Á sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao.

Kỳ vọng đà tăng trưởng tích cực ở châu Á

Theo “Báo cáo triển vọng kinh tế và tiến trình hội nhập châu Á 2024” được công bố tại Diễn đàn Bác Ngao năm nay, kinh tế châu Á sẽ tiếp tục đứng trước không ít thách thức bên trong và bên ngoài, nhưng sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhờ các động lực tiêu dùng tương đối mạnh mẽ và chính sách tài khóa chủ động.

Lĩnh vực thương mại và du lịch của châu Á dự kiến sẽ đảo ngược xu hướng giảm trong năm 2023 nhờ các động lực chính là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại kỹ thuật số, sự phục hồi nhanh chóng của du lịch, cũng như những tiến triển trong việc triển khai các thỏa thuận kinh tế – thương mại… như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Về thu hút đầu tư, nhiều diễn giả tham gia Diễn đàn châu Á Bác Ngao đánh giá, châu Á “vẫn còn tràn đầy sức sống và là điểm đến đầu tư hấp dẫn”, dòng vốn FDI trong năm 2023 chủ yếu chảy vào bốn lĩnh vực chính là tiêu dùng, công nghiệp, điện tử và bán dẫn… Đây là một tín hiệu tích cực, bởi khi vốn đầu tư chảy nhiều hơn vào các ngành như sản xuất tiên tiến, sẽ góp phần cải thiện năng suất và nâng cao đáng kể giá trị gia tăng cho các sản phẩm của châu Á.

Ngoài ra, hàng loạt chính sách điều tiết vĩ mô của các nền kinh tế lớn trong năm 2023, dự kiến sẽ tiếp tục phát huy tác dụng và góp phần củng cố đà phục hồi của kinh tế châu Á trong năm nay.

Năm 2023, châu Á có tới 3 trong số 5 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Riêng nền kinh tế Trung Quốc đã đóng góp hơn 30% cho tăng trưởng toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ những năm gần đây đã khiến châu Á trở thành mắt xích không thể thiếu trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư hay sản xuất… Và tác động dễ nhận thấy nhất, đó là xu hướng dịch chuyển trọng tâm kinh tế từ phương Tây sang phương Đông, qua đó định hình cán cân kinh tế quốc tế đa cực và cân bằng hơn.

Với các nước trong khu vực, việc các nền kinh tế lớn phát triển ổn định sẽ mang lại nhiều cơ hội cho mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng chuỗi cung ứng. Ngoài ra, vai trò đầu tàu của các nền kinh tế này cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy giao lưu, hợp tác và thúc đẩy tiến trình hội nhập trong khu vực. Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là không ít thách thức, đòi hỏi các nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực phải nỗ lực cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh để có thể tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Với vị thế là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất và xuất khẩu nhiều loại hàng hóa cho thế giới, kinh tế khu vực châu Á đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Sự hợp tác và liên kết kinh tế ngày càng tăng giữa các quốc gia châu Á chắc chắn sẽ giúp khu vực này nâng cao vị thế hơn nữa trong nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Quyết tâm của thành phố thủ phủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn lên mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới và hiểu rõ trách nhiệm của một thành phố thủ phủ, động lực tăng trưởng của tỉnh, TP Hạ Long đặt quyết tâm tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 18,8% (tăng 2% so với chỉ tiêu đã được thông qua tại Nghị quyết số 88-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025).  Theo kịch bản...

Bình Liêu quyết tâm bứt phá trong phát triển kinh tế

Năm 2024, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện Bình Liêu đã hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng. Bước vào năm cuối nhiệm kỳ, với nhiều cơ hội đan xen khó khăn, thách thức, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện quyết tâm đoàn kết, đồng lòng, thực hiện chủ đề công tác năm 2025 của tỉnh: “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm...

Cùng tác giả

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Cảnh nóng tràn ngập phim Hàn để câu kéo khán giả hay xu hướng mới?

Màn ảnh Hàn Quốc liên tục xuất hiện những cảnh nóng táo bạo, phát sóng vào khung giờ vàng, khiến dư luận xôn xao và dấy lên tranh cãi về mức độ phù hợp với khán giả. Dù chỉ mới phát sóng 2 tập đầu tiên, Buried hearts của Park Hyung Sik nhanh chóng vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội của khán giả. Nguyên nhân xuất phát từ việc phim có nhiều cảnh hôn, đặc biệt là cảnh...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Phim có Phương Mỹ Chi thu gần 100 tỷ đồng

Ngay trong tuần đầu ra mắt, phim Việt "Nhà gia tiên" - Huỳnh Lập đạo diễn, Phương Mỹ Chi đóng chính - nhanh chóng dẫn đầu phòng vé và thu gần 100 tỷ đồng. Thành công này giúp dự án vượt xa đối thủ, đẩy các phim của Thu Trang, Trấn Thành xuống vị trí thấp hơn. Đúng như dự đoán, phim Việt Nhà gia tiên nhanh chóng hạ gục nhiều đối thủ để vươn lên dẫn đầu bảng xếp...

Cùng chuyên mục

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất