Powered by Techcity

Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Rà soát, hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền

Cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), đa số đại biểu tán thành sự cần thiết, quan điểm sửa đổi toàn diện luật hiện hành; đồng thời, đề nghị rà soát, hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm tạo sự chủ động, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.

Sáng 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Tham gia thảo luận, liên quan tới phân quyền, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) đề nghị cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc “phân quyền có điều kiện”, chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị.

Đồng thời, xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền; tăng cường giám sát của Trung ương thông qua thành lập Hội đồng kiểm soát phân quyền để giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) góp ý kiến vào dự thảo Luật. (Ảnh: DUY LINH)

Về phân cấp, đại biểu đề xuất, bổ sung cơ chế “thẩm định hiệu quả phân cấp”, trong đó quy định rõ nhiệm vụ nào bắt buộc phải có báo cáo đánh giá hằng năm; các quyết định phân cấp phải được Quốc hội giám sát định kỳ.

Ngoài ra, cần áp dụng nguyên tắc “phân cấp linh hoạt”, đối với các địa phương chưa đủ năng lực, cần có chế tài kiểm soát chặt chẽ thay vì giao toàn bộ quyền hạn.

Về ủy quyền, theo đại biểu Trần Văn Khải, cần giới hạn phạm vi ủy quyền và bổ sung trách nhiệm giải trình. “Phân quyền, phân cấp, ủy quyền là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Bổ sung quy định giám sát, đánh giá năng lực địa phương và trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để tránh chồng chéo…”, đại biểu đoàn Hà Nam nhấn mạnh.

Cũng quan tâm đến nội dung phân quyền, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho biết, Khoản 6 quy định chính quyền địa phương có thể đề xuất phân quyền khi có đủ điều kiện, năng lực nhưng không xác định rõ tiêu chí đánh giá năng lực và điều kiện cần thiết. Khoản 5 quy định chính quyền địa phương có thể chủ động phối hợp liên kết nội vùng, liên vùng nhưng không làm rõ cơ chế phối hợp, dẫn đến nguy cơ thiếu thống nhất giữa các địa phương. Khoản 2 yêu cầu công khai, minh bạch, nhưng chưa có cơ chế giám sát độc lập để bảo đảm việc thực hiện phân quyền không bị lạm dụng hoặc gây bất bình đẳng giữa các địa phương.

Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) nêu ý kiến. (Ảnh: DUY LINH)

Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá điều kiện phân quyền theo hướng sửa khoản 6 thành: “Chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm quản lý và đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ”.

Đồng thời, bổ sung cơ chế phối hợp liên vùng theo hướng sửa khoản 5 thành: “Chính quyền địa phương chủ động phối hợp liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển kinh tế-xã hội thuộc phạm vi được phân quyền trên cơ sở quy hoạch vùng, có sự giám sát và điều phối của Chính phủ”.

Bày tỏ băn khoăn để tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi và thông suốt các nội dung phân quyền này là hết sức khó khăn, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đề xuất cần bổ sung nội dung vào Điều 18 của Dự thảo Luật về Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện, năng lực cần thiết, đồng thời phải bổ sung quy định giám sát chặt chẽ nội dung này.

“Có như vậy, việc phân quyền mới thực sự hiệu quả và các điểm nghẽn mới được tháo gỡ, các nguồn lực,… mới có thể được giải phóng tốt nhất, nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”, đại biểu nêu quan điểm.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;…

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: DUY LINH)

“Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để tiếp thu, giải trình đầy đủ những ý kiến của các đại biểu. Luật Tổ chức Chính phủ là đạo luật gốc của nền hành chính Nhà nước Việt Nam và việc sửa luật này được thực hiện vào thời điểm lịch sử”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng nêu rõ, vấn đề mang tính cốt lõi, căn cơ trong lần sửa đổi này là hoàn thiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo Hiến định và chủ trương của Đảng nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo của các cơ quan hành chính nhà nước nhất là chính quyền địa phương; tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực.

Cũng theo Bộ trưởng Nội vụ, dự thảo Luật quy định điều khoản rất quan trọng đó là: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải căn cứ vào nguyên tắc để khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện theo quy định về phân quyền, phân cấp và ủy quyền.

Bộ trưởng khẳng định, đây là vấn đề rất mới, đặt trong bối cảnh đặc biệt của đất nước và nếu không làm như vậy thì không thể tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, rào cản lớn nhất để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Chúng ta lấy con người làm trung tâm, làm mục tiêu, là chủ thể độc lập phát triển; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân vì đây là mục tiêu của thể chế, của chế độ khi tất cả vì nhân dân, vì sự phát triển của con người”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Việc phân quyền, phân cấp phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo cũng như kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên. Sửa đổi cơ bản và hợp lý các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hoá đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá các...

Thủ tướng yêu cầu rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 13CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nghe công tác rà soát, sắp xếp các cơ quan, đơn vị

Sáng 20/12, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp nghe các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh báo cáo công tác rà soát, sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tại hội nghị, các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh đã báo cáo nét khái...

Băn khoăn việc phân cấp cho Chủ tịch UBND quyết chủ trương đầu tư dự án nhóm A

Chính phủ đề xuất phân cấp thẩm quyền cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng, nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý. Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 38, chiều 9/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Địa phương quyết, địa phương làm,...

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, chiều 26/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sau 16 năm thực hiện, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng, ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy...

Cùng tác giả

Chương trình nghệ thuật “Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tối 14/2, tại huyện Hải Hà, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Quảng Ninh chào đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Tại chương trình, các diễn viên của Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh đã mang đến những tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc được dàn dựng công phu về nội dung và biểu diễn với...

Thị trường vàng lại lên ‘cơn sốt’

Giá vàng đang trải qua một đợt "sóng thần" chưa từng có, liên tiếp phá vỡ các kỷ lục lịch sử. Giới chuyên gia nhận định, đằng sau cơn sốt này là bóng dáng của chính sách thuế quan cứng rắn từ Mỹ, biến kim loại quý thành nơi “tránh bão" cho giới đầu tư toàn cầu, nhưng đồng thời cũng gây ra những hệ lụy khó lường cho ngành kim hoàn và nền kinh tế. Giá vàng "nhảy múa” Giá...

Doanh nghiệp đau đầu vì hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng nhái được bày bán trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Điều này đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ để xử lý. Hàng giả tràn lan trên nền tảng thương mại điện tử Phản ánh đến Báo Lao Động, đại diện Công ty TNHH mỹ phẩm H.A cho biết, hiện nay, có nhiều gian hàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok shop… bán...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Triển lãm tranh vua Hàm Nghi tại Đại nội Huế

Hơn 20 tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi sẽ triển lãm tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế), cuối tháng 3. Sự kiện có tên Trời, non, nước, diễn ra trong hai tuần từ ngày 25/3, đánh dấu lần thứ hai tranh vua Hàm Nghi được trưng bày trong nước. So với lần đầu ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tháng 11/2024, triển lãm có quy mô lớn hơn, với hơn 20 bức từ 10 bộ sưu...

Cùng chuyên mục

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Quốc hội thảo luận dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện...

Đảm bảo tiến độ, chất lượng đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh có 4.785 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, đảng bộ bộ phận. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 95% chi bộ trực thuộc đã tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2025-2027, hoàn thành đúng tiến độ, yêu cầu đặt ra.  Toàn Đảng bộ huyện Tiên Yên có 190 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Trong đó có 76 chi bộ thôn, bản, khu phố; 114 chi bộ thuộc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, “khó mấy cũng phải làm”

Nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là yêu cầu tất yếu để thực hiện các mục tiêu trăm năm của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định "khó mấy cũng phải làm, không làm không được", đồng thời đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Quyết tâm vượt khó, đưa đất nước tiến lên Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KCCI). Đây là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề có giá trị vốn hóa thị trường gần 200 tỷ USD, đứng thứ hai tại Hàn Quốc và thuộc top 100 tập đoàn lớn nhất toàn cầu và đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào...

Thông cáo báo chí số 3, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Sáu, ngày 14/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định để tiến hành các nội dung sau: * Nội dung 1 Quốc hội nghe Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, thừa ủy quyền của Thủ...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều ngày 14/2, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Chủ tịch Tập đoàn SK thăm và làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao những thành quả đạt được của Tập đoàn SK trong quá trình đầu tư kinh doanh tại Việt...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý vào đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025

Ngày 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù,...

Hạ Long: Quyết tâm rút ngắn tiến độ triển khai các dự án và thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Để góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2025 của tỉnh đạt 14% theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, sáng 14/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long đã nghe và cho ý kiến về tiến độ triển khai các dự án đầu tư công năm 2025; tháo gỡ vướng mắc liên quan đến một số dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách. Đây là...

Hạ Long: 12 lãnh đạo xã, phường, đơn vị tình nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 14/2, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc diện BTV Thành ủy quản lý, còn đủ tuổi tái cử công tác có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy của Trung ương, của tỉnh và thành phố. Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới, sắp xếp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất