Powered by Techcity

Đồng yen yếu – sức ép hay ‘cú hích’?

Đồng yen liên tục mất giá trong thời gian gần đây đang gây ra những xáo trộn tại Nhật Bản.

Một mặt sự mất giá được xem là yếu tố có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, chế tạo và ngành du lịch, nhưng mặt khác tình trạng này kéo dài đang làm nảy sinh những tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội Nhật Bản.

Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

“Cú hích” cho xuất khẩu, du lịch và tăng trưởng GDP

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự kiến trong ba tháng tính đến cuối tháng Sáu do đồng tiền yếu của nước này đã thúc đẩy xuất khẩu.

Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản công bố ngày 8/9 cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã tăng hơn ba lần trong tháng Bảy so với một năm trước đó, lên mức 2.770 tỷ yen (19 tỷ USD).

Ngành sản xuất ô tô trên thế giới đang chứng kiến nhu cầu tăng vọt trên toàn cầu sau khoảng thời gian dịch COVID-19 kéo dài khiến lĩnh vực này bị trì trệ. Ngoài ra, tình trạng đồng yen suy yếu so với đồng USD cũng góp phần thúc đẩy số liệu kinh doanh của Toyota, trong bối cảnh lãi suất của Mỹ và Nhật Bản có sự chênh lệch lớn. Lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô trong nước – bao gồm Toyota, Honda và Nissan – đã được tăng lên trong những tháng gần đây khi họ nhận thấy nhu cầu xuất khẩu tăng lên.

Về du lịch, số lượng du khách nước ngoài ngày càng tăng khi Nhật Bản chứng kiến sự hồi sinh của ngành du lịch trong những tháng gần đây sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến COVID-19. Thặng dư du lịch của Nhật Bản đạt 336,8 tỷ yen, mức lớn nhất trong tháng Bảy kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1996. Thặng dư du lịch có nghĩa là số tiền mà du khách nước ngoài chi tiêu khi du lịch tại Nhật Bản vượt quá số tiền mà người Nhật chi tiêu ở nước ngoài. Điều này rõ ràng là nhờ sức hút của đồng yen yếu.

Một trong những động thái đáng chú ý gần đây nhất là việc ngày 7/9, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định các điều khoản của đợt chào bán trái phiếu Samurai lần đầu tiên của nước này, nhằm tận dụng chi phí vay ở Nhật Bản được đánh giá là đang ở mức thấp và ổn định. Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết, việc phát hành trái phiếu bằng đồng yen lãi suất thấp sẽ giảm chi phí huy động vốn vào thời điểm lãi suất cao toàn cầu, cũng như giúp nước này đa dạng hóa dự trữ ngoại hối.

Sức mua của hộ gia đình giảm mạnh

Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Thế nhưng, đồng tiền yếu khiến hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn. Theo Marcel Thieliant của Capital Economics, có hiện tượng sụt giảm tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn một nửa nền kinh tế Nhật Bản.

Đồng yen yếu đã đẩy chi phí nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, làm giảm mạnh sức mua của các hộ gia đình, khiến Thủ tướng Fumio Kishida phải nỗ lực tìm kiếm các biện pháp trợ cấp giá bán lẻ xăng dầu và giảm mức độ gia tăng chi phí điện.

Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản, không bao gồm thực phẩm tươi sống, đã tăng 3,1% trong tháng Bảy so với một năm trước đó.

Chuyên gia Daisuke Iijima của Teikoku Databank dự báo giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, đồng thời lưu ý rằng thông thường phải mất khoảng hai đến ba tháng để việc tăng giá của các nhà sản xuất được phản ánh tại siêu thị.

Đồng yen yếu cũng đã đẩy giá xăng ở Nhật Bản lên mức cao nhất trong 15 năm vào tuần đầu tháng Chín, buộc chính phủ phải tiếp tục trợ cấp để giảm bớt gánh nặng cho người lái xe. Theo Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng, giá bán lẻ xăng thường ngày 3/9 là 185,6 yen (1,28 USD)/lít, tăng 1,9 yen so với tuần trước đó, tăng trong mười lăm tuần liên tiếp.

Chuyên gia Nogami nhận định: “Chìa khóa xoay chuyển tình thế là việc cắt giảm lãi suất của Mỹ. Nếu đồng USD giảm một chút thì đồng yen sẽ tăng, điều đó có nghĩa là giá xăng có thể sẽ giảm”.

Áp lực từ chính sách tiền tệ

Yếu tố chính đằng sau sự yếu kém của đồng yen vẫn không thay đổi, đó là khoảng cách lãi suất ngày càng lớn với Mỹ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đang thực hiện chính sách tiền tệ siêu lỏng.

Các nhà giao dịch tiền tệ vẫn lo lắng về việc BoJ có hành động can thiệp, vì đồng yen đã tiến vào cùng vùng khiến chính quyền Nhật Bản bán mạnh đồng USD vào tháng Chín và tháng 10 năm ngoái.

Nhật Bản đã chi hơn 9.000 tỷ yen (62 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường tiền tệ vào năm ngoái để ngăn chặn sự sụt giảm của đồng yen, mua đồng yen vào tháng Chín và tháng Mười – lần đầu tiên ở mức khoảng 145 yen đổi 1 USD và một lần nữa ở mức thấp nhất trong 32 năm chỉ gần 152 yen đổi 1 USD.

Chuyên gia Kichikawa cho rằng từ góc độ kinh tế vĩ mô thuần túy, các quan chức không buộc phải ngăn chặn sự suy yếu của đồng yen khi đồng tiền này chưa vượt ngưỡng 150 yen/USD.

Tuy nhiên, Tomasz Wieladek, nhà kinh tế trưởng châu Âu tại T Rowe Price, lại nhận định: “Với khả năng phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản khi giá sản xuất và dịch vụ đang tăng đáng ngạc nhiên, tôi tin rằng sẽ có áp lực lớn hơn đối với BoJ trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh hơn để chống lại sự mất giá của đồng yen”.

Khi tỷ giá của đồng yen Nhật ngày 7/9 rơi xuống mức thấp nhất từ đầu năm đến nay và có nguy cơ giảm xuống dưới mức thấp nhất của năm ngoái là 151,94 yen đổi 1 USD, chính phủ đã bắt đầu tăng cường can thiệp bằng những tuyên bố để ngỏ các dấu hiệu về khả năng có động thái để ngăn chặn. Cho dù vậy, các chuyên gia cho rằng sự yếu kém hiện tại của đồng yen phản ánh chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản với các thị trường khác, vì vậy sẽ khó ngăn chặn tình trạng mất giá của đồng yen.

Tohru Sasaki, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Nhật Bản tại J.P. Morgan, dự đoán: “Khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản với nước ngoài sẽ tăng lên gần 5 điểm phần trăm vào cuối năm 2023”. Tài sản tài khoản nội bộ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Nhật Bản, phản ánh quy mô của giao dịch mua bán, đạt tổng cộng 10.000 tỷ yen trong tháng Bảy, vẫn thấp hơn một nửa mức cao nhất năm 2007. Điều này có nghĩa là vẫn còn dư địa đáng kể để mở rộng giao dịch mua bán, động thái sẽ làm cho đồng yen tiếp tục suy yếu.

Các nhà đầu cơ vẫn có động lực mạnh mẽ để bán đồng yen. Theo xu hướng được Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ thống kê, các nhà đầu cơ đã bán ròng kể từ tháng 3/2021.

Chu kỳ bán đồng yen hiện tại đã trở thành chu kỳ dài thứ hai kể từ năm 2000. Chu kỳ dài nhất kéo dài từ năm 2012 đến năm 2015, trùng với thời điểm áp dụng chính sách kinh tế “Abenomics” và chính sách cực kỳ tích cực của BoJ về “nới lỏng tiền tệ chưa từng có”. Chu kỳ này vẫn tiếp tục vì có rất ít lo lắng về việc bán đồng yen, trong khi BoJ đi ngược lại các ngân hàng trung ương khác và tuân thủ chính sách tín dụng siêu lỏng của mình.

Những lợi ích và thiệt hại mà đồng yen yếu đem đến đã trở nên rất rõ ràng. Chắc chắn, chính phủ vẫn luôn phải thận trọng khi tình trạng này kéo dài.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng yen giảm giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Tỷ giá đồng yen Nhật Bản so với đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm qua, trong bối cảnh dữ liệu lạm phát của Mỹ vượt mức dự báo. Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/4 tại thị trường New York (Mỹ), tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền trên ở mức 1 USD đổi được 153 yen. Ngay sau diễn biến này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Masato Kanda cho biết Nhật Bản...

Đồng Yen tiếp tục mất giá sâu

Đồng Yen tiếp tục mất giá sâu khi triển vọng khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng nới rộng. Báo Asahi cho biết tỷ giá Yen tiếp tục suy yếu, trên thị trường ngoại hối Tokyo, đồng Yen tiếp tục giảm so với đồng USD, chạm mốc 148 Yen đổi 1 USD. Xu hướng bán đồng Yen mua đồng USD tăng mạnh. Mối quan tâm của thị trường hiện nay là liệu chính phủ Nhật Bản...

Cùng tác giả

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu tại Hội nghị. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư,Thưa các đồng chí Ủy viên Trung ương đảng,Thưa toàn thể các đồng chí...

Nỗ lực cải cách để tăng cường thu hút dòng vốn FDI

Thu hút FDI của cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng; đặc biệt là sự tăng tốc trong việc giải ngân vốn FDI, trở thành điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế quý 1/2025. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ...

Làm thế nào để các bậc cha mẹ có thể kết nối sâu sắc với các con?

Cuốn sách “Con không cần hoàn hảo, chỉ cần tự tin” của tác giả Kim Jong Won mang đến 66 phương pháp giao tiếp thiết thực, dễ áp dụng, phù hợp với mọi cha mẹ, đặc biệt là những ai lần đầu bước vào hành trình nuôi dạy con. Sách do Đinh Tị Books ấn hành, nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 sắp tới. Làm cha mẹ là hành trình đầy yêu thương, nhưng...

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12/4 để tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính: Nhóm vấn đề về...

Tăng cường thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nguồn cung hàng hóa, nguyên liệu sản xuất lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. So với năm 2023 đã tăng thêm 33,3 tỷ USD. Với kết quả...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực cải cách để tăng cường thu hút dòng vốn FDI

Thu hút FDI của cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng; đặc biệt là sự tăng tốc trong việc giải ngân vốn FDI, trở thành điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế quý 1/2025. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ...

Tăng cường thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nguồn cung hàng hóa, nguyên liệu sản xuất lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. So với năm 2023 đã tăng thêm 33,3 tỷ USD. Với kết quả...

Giá vàng lập kỷ lục mới hơn 103 triệu đồng/lượng

Lúc 9h sáng nay (10/4), giá vàng trong nước bất ngờ bật tăng mạnh mẽ, giá bán lên 103,4 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.Cụ thể, giá vàng miếng được Doji và SJC niêm yết ở ngưỡng 100,4 - 103,4 triệu đồng/lượng, tăng 2,7 triệu đồng/lượng (mua) và 1,5 triệu đồng/lượng (bán) so với đầu giờ sáng.Tương tự, giá vàng nhẫn cũng ngang bằng ở ngưỡng 100,4 - 103,4 triệu đồng/lượng, tăng 2,7 triệu...

ADB: Kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, kinh tế Việt Nam năm nay vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định, nhờ vào đà phục hồi mạnh mẽ từ năm ngoái.Thông tin trên là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại buổi họp báo, công bố về Triển vọng phát triển châu Á năm 2025 diễn ra vào sáng 9/4.Những tháng đầu năm chứng kiến biến động thương mại toàn cầu, để...

Thông cáo báo chí về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh quý I năm 2025

Trong quý I năm 2025, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã cung cấp điện an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Công ty cũng đã đảm bảo cấp điện an toàn, tin cậy, phục vụ cho các sự kiện chính trị, lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh.Theo đó, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,...

Thúc đẩy tăng trưởng từ nguồn lực ngoài ngân sách

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 14% trở lên, bên cạnh việc tập trung triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về đầu tư công, Quảng Ninh đặc biệt chú trọng đến công tác thu hút và kêu gọi đầu tư các dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách. Đồng thời, thúc đẩy các dự án hoàn thành đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng...

Móng Cái: Kim ngạch XNK đạt hơn 1,3 tỷ USD

Theo tin từ Hải quan cửa khẩu Móng Cái, tính từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 8/4/2025, tổng kim ngạch XNK hàng hoá qua địa bàn thành phố Móng Cái đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã làm thủ tục cho 25.870 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK 1.312,11 triệu USD, tăng 38% về tờ khai và tăng 45% về kim ngạch...

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tên mới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), theo quyết định của Thủ tướng. Thủ tướng vừa có quyết định chuyển đổi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Quyết định có hiệu lực từ hôm nay (9/4). Theo định danh mới, Petrovietnam sẽ phát triển trên ba trụ cột gồm năng lượng - công nghiệp - dịch...

Dệt may xoay xở ứng phó ‘bão’ thuế của ông Trump

Mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... đang là những trụ cột chiến lược để ngành dệt may xoay xở trước bão thuế đối ứng 46% của Mỹ. Chia sẻ bên lề Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị, nguyên phụ liệu, vải (SaigonTex - SaigonFabric) 2025, ông Vũ Đức Giang - chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết thị trường Mỹ hiện...

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%Theo báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3/2025 do Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố sáng nay 6/4, sản xuất công nghiệp trong quý I/2025 tiếp tục khởi sắc, chỉ số sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất