Powered by Techcity

Dòng tiền của nhà nước đi tới đâu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi tới đó

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 29/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), doanh nghiệp nhà nước hiện đang nắm giữ một khối lượng tiền vốn và tài sản rất lớn nhưng hoạt động kém năng động, hiệu quả mang lại thấp hơn doanh nghiệp tư nhân.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn chưa phù hợp, chồng chéo và trói buộc các doanh nghiệp.

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu đề nghị cần phải mở rộng đối tượng, đưa các yêu cầu có tính nguyên tắc vào quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn.

Đặc biệt, đại diện phần vốn nhà nước nên sửa đổi cho phù hợp, thay vì một nhóm người thì nên để cơ quan đại diện chủ sở hữu cử hoặc thuê người đại diện quyền và chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn. Người đại diện không chỉ được giao và thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, mà cần phải được toàn quyền trong việc tổ chức bộ máy, lựa chọn theo tiêu chuẩn.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh) lấy thí dụ 1 công ty cổ phần có phần vốn nhà nước chiếm 49%, số còn lại chia cho 5 cổ đông lớn khác, mỗi người sở hữu chưa đến 10% cổ phần. Như vậy vốn nhà nước sẽ chiếm ưu thế, nếu không quy định sẽ không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý, thi hành, theo dõi?

Nữ đại biểu băn khoăn phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này sẽ được quản lý, sử dụng như thế nào, phần lợi nhuận thu được từ đầu tư vốn sẽ được xử lý ra sao, hay chế tài xử lý vi phạm thế nào?

Do vậy, đại biểu đề nghị, cần phải mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý dòng tiền của nhà nước là dòng tiền nhà nước đi tới đâu thì nhà nước theo dõi và quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần. Có như vậy mới bảo đảm được nguyên tắc quản trị tài chính.

Làm rõ vai trò cổ đông nhà nước

Góp ý thêm vào dự thảo Luật, đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá cao nguyên tắc quy định tại Điều 5 là vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp là vốn pháp nhân của doanh nghiệp. Với nguyên tắc này, việc quản lý, sử dụng vốn tại doanh nghiệp thì kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là quyền của doanh nghiệp chứ không phải quản lý như vốn của ngân sách.

Do vậy, phải bỏ các quy định đang áp dụng như áp dụng của Luật Đầu tư công trong thẩm quyền quyết định đầu tư tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 về việc phân định thẩm quyền đầu tư vốn của doanh nghiệp và trả lại quyền này là quyền tự quyết định của doanh nghiệp.

“Cần phải bổ sung quy định là nhà nước sau khi đã đầu tư vốn vào doanh nghiệp sẽ trở thành cổ đông sở hữu phần cổ phần theo tỷ lệ vốn đầu tư. Với tư cách là cổ đông, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải cử người hoặc thuê người đại diện để thực hiện quyền cổ đông của mình trong doanh nghiệp”, đại biểu Cường đề xuất.

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp chiều 29/11. (Ảnh: DUY LINH)

Khi đó, người đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm về quản lý tiền vốn của Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp đó, đồng thời phải thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước mong muốn doanh nghiệp này phải thực hiện.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ giao nhiệm vụ cho người đại diện thông qua việc giao các chỉ tiêu kế hoạch mà doanh nghiệp phải thực hiện như chỉ tiêu về bảo toàn vốn, chỉ tiêu về tăng vốn, chỉ tiêu về trích nộp lợi nhuận tương ứng với phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng.

Để thực hiện được các nhiệm vụ được giao, người đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp phải được toàn quyền trong việc tổ chức bộ máy, bố trí những người phù hợp với các vị trí quản trị doanh nghiệp và khi đó doanh nghiệp hoạt động mới có hiệu quả.

Để bảo đảm tiền vốn đầu tư của doanh nghiệp được quản lý, sử dụng đúng mục đích, phòng ngừa rủi ro thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải cử bộ phận giám sát độc lập để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp cũng như hoạt động của người đại diện chủ sở hữu.

Với tư duy này, đại biểu Cường cho rằng, quy định về công tác nhân sự ở Điều 13 chỉ nên quy định về yêu cầu nguyên tắc cử người đại diện và bộ phận giám sát của cơ quan chủ sở hữu, còn việc bổ nhiệm các vị trí quản lý trong doanh nghiệp thì do người đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp tự quyết định theo các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước.

Liên quan đến phân phối lợi nhuận, đại biểu đoàn Hà Nội nhận định, cơ chế phân phối lợi nhuận hiện tại theo dự thảo quy định sẽ không khuyến khích được các doanh nghiệp kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhiều vì tất cả đều chỉ được trích tối đa 3 tháng tiền lương để đưa vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.

Nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhưng mức tự trả lương cao thì không còn lợi nhuận để trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng thu nhập hằng tháng của người lao động vẫn cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tự xác định mức lương thấp, kinh doanh tốt, lợi nhuận nhiều, dù được trích 3 tháng tiền lương để khen thưởng thì thu nhập của người lao động vẫn thấp.

“Việc phân phối lợi nhuận trước hết phải dành để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao như tăng vốn, trích nộp ngân sách, trích lập các quỹ tích lũy để phát triển, trích lập quỹ dự phòng. Phần còn lại sẽ được phân phối cho người lao động và như vậy người lao động sẽ được hưởng theo thành quả, nếu lợi nhuận còn lại nhiều thì được hưởng nhiều, lợi nhuận ít sẽ được hưởng ít”, đại biểu nêu rõ quan điểm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024. Theo Thông báo, công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều...

Bộ trưởng Công an Tô Lâm: Người dân không thể bị theo dõi khi sử dụng thẻ căn cước

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm khẳng định, người dân sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chíp hoặc mã QR thì không bị theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào cũng không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân. Cần thiết xây dựng Luật Căn cước Sáng 25/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận...

Cùng tác giả

Đưa công nghiệp bán dẫn thành ngành kinh tế chủ lực

Hiện nay, thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ở tất cả các công đoạn. Việt Nam lại có lợi thế địa chính trị quan trọng khi ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Cộng thêm mối quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư trực tiếp...

Chạy đua mùa Tết – Báo Quảng Ninh điện tử

Dù thu hút sự quan tâm của khán giả, các phim Việt phát hành dịp Tết Nguyên đán năm nay đều vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng. Áp lực tiến độ sản xuất và thời gian hậu kỳ gấp gáp là nguyên nhân khiến nội dung các phim thiếu sáng tạo, chưa thể tạo dấu ấn đậm nét. Mùa phim Tết năm nay chứng kiến cuộc đấu hấp dẫn giữa ba phim Việt, lần lượt là:...

Xuất khẩu bằng thương hiệu riêng: Chìa khóa khai thác CPTPP

Cơ hội xuất khẩu sang thị trường CPTPP còn rất lớn, tuy nhiên để khai thác tốt hơn ưu đãi từ hiệp định, doanh nghiệp, ngành hàng cần xây dựng thương hiệu riêng. Thương mại hai chiều ước đạt 102,1 tỷ USD Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với thị trường các nước thành viên Hiệp định...

Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững về Đảng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và mỗi đảng viên trước nhân dân, Tổ quốc, dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Người có nhiều bài nói, bài viết về Đảng, vai trò, nhiệm...

Mùng 5 Tết, một khách hàng may mắn trúng giải Jackpot hơn 152 tỉ

Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo có một khách hàng đã trúng giải Jackpot trị giá hơn 152 tỉ đồng vào tối nay 2/2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ. Cụ thể, tại kỳ quay số mở thưởng thứ 01310 sản phẩm xổ số tự chọn Mega 6/45 ngày 2-2, Vietlott xác định có một vé trúng thưởng giải Jackpot trị giá 152.678.407.000 đồng. Bộ số trúng giải Jackpot này là 15-20-22-29-32-36. Hiện tại, Vietlott chưa...

Cùng chuyên mục

Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và đảng viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết chứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững về Đảng, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và mỗi đảng viên trước nhân dân, Tổ quốc, dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Người có nhiều bài nói, bài viết về Đảng, vai trò, nhiệm...

Rạng rỡ Việt Nam – Báo Quảng Ninh điện tử

Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời. Một mùa Xuân mới đang...

Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là nhận định của Tiến sĩ Daosavan Kheuamixay, Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Lào nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Tiến sĩ Daosavan Kheuamixay khẳng...

95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Ngọn đuốc soi sáng đường dân tộc

Ngày 3/2/1930, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; là bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt...

Thủ tướng đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam

Ngày 1/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên, đôn đốc thi công các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam. Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), sau khi dự Lễ khởi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng...

Lãnh đạo các chính đảng chúc mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập ĐCS Việt Nam

Lãnh đạo các chính đảng đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chủ tịch Đảng Nhân...

Thủ tướng dự khởi công cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Dương phát huy truyền thống, tự lực, tự cường, sáng tạo, đổi mới, là tỉnh kiểu mẫu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 31/1 (tức ngày 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dâng hương tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ Vua Lê Đại Hành, tưởng nhớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây ‘Đời đời nhớ ơn Bác Hồ’

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban...

Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh

Cách đây 95 năm, tại Mạo Khê, Đông Triều đã diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng, đó là sự ra đời Chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Khu mỏ vào ngày 23/2/1930 – chỉ 20 ngày sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Sự ra đời Chi bộ đầu tiên của Đảng đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào công nhân mỏ ở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất