Powered by Techcity

Động lực để người dân làm giàu trên quê hương

Trong mọi hành trình phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn kiên trì với mục tiêu tất cả vì đời sống nhân dân. Thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau, bằng nguồn lực từ Trung ương và địa phương, tinh đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách để người tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Từ đó, mọi người dân đều được thụ hưởng các thành quả của sự phát triển.

Ngân hàng CSXH huyện Bình Liêu giải ngân vốn vay tại xã Húc Động.

Thôi thúc ý chí vươn lên

Những năm trước đây, giống như nhiều hộ nghèo khác, chuyện ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm là hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Văn Quyết (thôn Tân Hòa, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà). Ý chí thoát nghèo luôn khiến anh Quyết trăn trở. Thế nhưng, thoát nghèo bằng cách nào khi thiếu vốn sản xuất là điều khiến anh bế tắc.

Anh Nguyễn Văn Quyết (thôn Tân Hòa, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) chăm sóc vườn mít.

May mắn, anh Quyết được Hội Nông dân xã thẩm định, đề xuất và hướng dẫn cho vay nguồn vốn tín dụng chính sách theo chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà. Bằng số tiền 100 triệu đồng vay được, anh Quyết dành nhiều thời gian học hỏi, nghiên cứu, đầu tư nuôi gà bản Đầm Hà, kết hợp với trồng cây ăn quả. Bằng sự chịu khó, nỗ lực thoát nghèo và cả khát vọng làm giàu, đến nay gia trại chăn nuôi của anh Quyết đã có tới 1000 con gà, 400 gốc mít Thái, lợi nhuận trung bình đạt 200-250 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Văn Quyết cho biết: Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi. Cuộc sống phụ thuộc vào vật nuôi, mảnh vườn, đồng đất. Nếu không có nguồn vốn tín dụng chính sách, tôi sẽ không thể thoát nghèo, không có gia trại và cuộc sống sung túc hôm nay. Năm 2022, gia đình tôi vừa xây được căn nhà khang trang, kiên cố.

Trang trại chăn nuôi gà kết hợp trồng cây giống của gia đình anh La Ngọc Tân (thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu) cho thu nhập ổn định.

Không chỉ ở Đầm Hà, ở những vùng khó của tỉnh như: Bình Liêu, Ba Chẽ… hôm nay, những mảnh ruộng hoang hóa, những mảng đồi để cho cỏ dại mọc, những mảnh vườn bỏ không trước đây đã khoác lên tấm áo mới tràn đầy sức sống của sự trù phú, sung túc, tươi tốt. Sự đổi thay rõ rệt đó có được từ khi có luồng gió của tín dụng chính sách lan tỏa khắp mọi vùng, miền trong tỉnh.

Những khoản vay ưu đãi không chỉ đồng hành cùng người dân thoát nghèo, nâng cao thu nhập, làm giàu chính đáng, mà hơn cả đó là loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao nhận thức của nhân dân. Bằng bàn tay cần cù, người dân đã và đang tạo dựng nên cuộc sống đủ đầy của chính mình.

Đầu năm 2023, anh La Ngọc Tân (khu Na Làng, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu) được vay thêm 100 triệu đồng theo chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện Bình Liêu. Với số vốn này, vợ chồng anh Tân đầu tư mở rộng trang trại nuôi gà với gần 1.000 con kết hợp trồng cây giống. Đối với những người dân chăn nuôi gà như anh Tân, có nguồn vốn đầu tư sản xuất cùng giá bán gà thương phẩm từ 120-130.000 đồng/kg đã cho thu nhập ổn định.

Anh Tân tâm sự: Gia đình tôi vốn là hộ nghèo của xã, năm 2017 được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư trồng rừng, nuôi lợn, nuôi gà. Tiền bán lợn, bán gà dùng để trả lãi hằng tháng, bán cây keo khi đến kỳ thu hoạch để trả gốc. Không chỉ thoát nghèo, tất cả những gia đình có được ngày hôm nay đều nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách. Cuộc sống dần sung túc, vợ chồng có việc làm, thu nhập ổn định.

Đàn ngựa của anh Chu Văn Trình (thôn Nà Cắp, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu) phát triển từng ngày.

Đến nay, khi đã có nguồn thu ổn định từ đàn ngựa, song anh Chu Văn Trình (thôn Nà Cắp, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu) vẫn chưa thể nào quên lúc cầm trên tay số tiền 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai ở đây rất phù hợp chăn nuôi các loại gia súc, vì vậy đã có nhiều hộ dân trong huyện đầu tư nuôi trâu, bò, dê, nhưng chăn nuôi ngựa như anh Trình thì đây là hộ đầu tiên. Khó chồng lên khó, nhưng khó khăn nhất đối với anh lúc đó là vốn.

Anh Trình chia sẻ: Trong lúc đang khó khăn vì không có vốn mua ngựa giống, tôi may mắn được Ngân hàng CSXH huyện Bình Liêu tạo điều kiện cho vay từ chương trình tín dụng chính sách. Nếu không có nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, tôi cũng không có đàn ngựa này.

Những khoản vay ưu đãi đang lan tỏa khắp mọi vùng miền trong tỉnh, giúp người dân không bị bỏ lại phía sau trong hành trình thoát nghèo, nhân lên những tấm gương điển hình trong phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. 

Ngân hàng CSXH huyện Ba Chẽ giải ngân vốn vay cho người dân.

Tập trung nguồn lực

Xác định việc phát triển sản xuất là một trong những giải pháp then chốt để giúp người dân, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, Quảng Ninh luôn kiên trì với phương châm chuyển từ “cho không” sang cho vay, tạo nguồn lực trợ giúp phát triển sản xuất, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc sử dụng vốn.

Tỉnh Quảng Ninh đã thường xuyên kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, nhằm huy động sức mạnh của các cấp, ngành, tổ chức chính trị – xã hội tham gia thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trong từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo gắn tín dụng CSXH trong xây dựng các chương trình, kế hoạch và coi đó là một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo tập trung nguồn lực; chuyển tải kịp thời, có hiệu quả vốn tín dụng chính sách đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Qua đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, huy động được các nguồn lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.   

Cùng với các chương trình của Trung ương, trong từng giai đoạn cụ thể, tỉnh đã ban hành những chương trình đặc thù phù hợp với thực tiễn địa phương, hiện thực hóa các mục tiêu như: Cho vay trồng rừng gỗ lớn theo Nghị quyết số 337/NQ-HĐND, cho vay hỗ trợ phát triển HTX, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở…

Trên cơ sở đó, Quảng Ninh quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai cho người dân vay vốn chương trình tín dụng chính sách. Tính đến nay, nguồn vốn ủy thác tại địa phương đạt 1.025 tỷ đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ dân thôn 10/10, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn đã mở rộng diện tích trồng cam.

Đáng chú ý, thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết 16/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh về chương trình tổng thể phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã bố trí 240 tỷ đồng từ ngân sách ủy thác Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay tại 65 xã, thị trấn vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

Toàn tỉnh đã có 3.475 lượt người dân tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn với số tiền 258,5 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Qua đó, từng bước biến khát vọng thoát nghèo, làm giàu của người dân thành hiện thực, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Cùng với đó, thực hiện Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 30/3/2023 quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025, tỉnh đã bố trí 25 tỷ đồng trong năm 2023 để triển khai cho các hộ cận nghèo vay vốn tín dụng chính sách.

Ông Nịnh Văn Vùng, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Ba Chẽ, cho biết: Được sự quan tâm của tỉnh và Trung ương, đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Nguồn vốn này đã thực sự là đòn bẩy để nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, làm giàu tên mảnh đất quê hương.

Thực tế cho thấy, vốn tín dụng chính sách đã khẳng định rõ nét vai trò là công cụ, giải pháp, nền tảng có tính lâu dài, bền vững, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu, kế hoạch của tỉnh về phát triển KT-XH, nhất là giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.

Tin tưởng rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vốn tín dụng chính sách xã hội sẽ lan tỏa rộng hơn, sâu hơn, nhanh hơn tới mọi vùng miền của Quảng Ninh, từ đó, tiếp tục thắp sáng niềm tin ước mơ làm giàu chính đáng trên quê hương, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, xây dựng nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Với mục tiêu có trên 62.000 hộ hội viên đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và trên 34.000 hộ đạt danh hiệu, năm 2025, phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục sẽ được các cấp HND của Quảng Ninh phát động mạnh mẽ nhằm thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, bà Nguyễn Thị Loan (xã Quảng...

Nhân lên niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền TP Móng Cái luôn luôn lắng nghe, tập trung giải quyết đến cùng những kiến nghị của người dân đã góp phần nhân lên niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương. Qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Kịp thời giải quyết đơn thư, kiến nghị...

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng chính sức lao động, tư duy đổi mới, bàn tay cần mẫn, nhiều mô hình kinh tế đã được bà con nhân dân vùng đồng bào dân tộc mạnh dạn thực hiện, qua đó, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, mà còn góp phần kiến tạo sự đổi thay của mỗi địa phương. Nhiều năm nay, anh Trương Văn Đại, dân tộc Dao, thôn Khe Sú 1, xã Thượng Yên Công, TP Uông...

Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Chiều 18/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội XIV của Đảng. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; tập thể...

TX Quảng Yên: Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Ngày 16/11, Thị ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân TX Quảng Yên tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND TX Quảng Yên với nhân dân lần thứ 2 năm 2024. 234 đại biểu, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, công đoàn cơ sở các doanh nghiệp và người lao động, đại diện các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn thị xã dự hội nghị. Tại...

Cùng tác giả

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Năm 2024, du lịch toàn cầu gần như trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch

Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 11% vào năm 2024, với 1,4 tỷ người đi du lịch quốc tế. Theo dữ liệu của World Tourism Barometer do Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) công bố ngày 21/1 trước triển lãm du lịch quốc tế FITUR tại Madrid của Tây Ban Nha cho thấy, số lượng khách du lịch đã phục hồi lên 99% mức ghi nhận được vào năm 2019 ngay trước đại dịch Covid-19. Tổng...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Ẩm thực Quảng Yên – Tinh hoa của biển

Nằm ở vùng đất ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, Quảng Yên từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng không chỉ bởi thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, mà còn nhờ nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị của biển cả. Mỗi món ăn đều mang theo câu chuyện về cuộc sống lao động của người dân vùng cửa biển, về cách họ gắn bó và trân quý tài...

Cùng chuyên mục

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Giá vàng phi mã, USD hạ nhiệt

Sáng nay (23/1), giá vàng trong nước tăng vọt trên mốc 88 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD hạ nhiệt. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 - 88,2 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá vàng sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết mua vào - bán ra của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh tăng mạnh...

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng/lượng, đạt mức cao nhất 3 tháng

Giá vàng nhẫn hôm nay (22/1) tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng, lên 87,2 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất 3 tháng nay. Theo đó, lúc 10h30 sáng nay, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 86 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay. Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 85,8 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.0000 đồng/lượng. Không chỉ giá vàng nhẫn mà giá vàng miếng...

Thứ trưởng Bộ Công thương kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh

Chiều 22/1, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có cuộc kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Công ty Xăng dầu B12 . Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025,...

Bộ NN-PTNN đề xuất áp thuế suất 1% với khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan đề nghị xem xét lại thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Ngày 4/1, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai và một số doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi có văn bản kiến nghị gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường kiểm tra công tác chuẩn bị lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Tiên Yên

Ngày 22/1, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Tiên Yên. Theo kế hoạch, lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ sẽ được tổ chức vào ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán) tại khoảnh 10,...

Xuất khẩu phụ thuộc FDI: Cần ‘cú huých’ cho doanh nghiệp nội

Xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI là vấn đề không mới, nhưng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam thời gian qua. Khu vực FDI chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu Theo thống kê, những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có sự ‘lấn át’ so với khu vực doanh nghiệp...

Ngày mai giá xăng giảm?

Theo các doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước ngày mai (23/1) có thể thay đổi trái chiều. Giá xăng giảm nhẹ, còn giá dầu tăng. Cập nhật dữ liệu trên thị trường Singapore đến ngày 21/1 cho thấy, giá xăng 92 giao dịch ở mức 83,4 USD/thùng, xăng 95 ở mức 85,8 USD/thùng, giảm khoảng 2 USD/thùng so với 7 ngày trước. Theo các doanh nghiệp, nhiều khả năng giá xăng trong nước sẽ quay đầu giảm trong kỳ điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất