Powered by Techcity

Dồn lực hoàn thành mục tiêu năm 2023

Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2023, bên cạnh những thuận lợi cũng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nhờ những quyết sách đúng đắn, triển khai đồng bộ các giải pháp từ tỉnh tới cơ sở, đến thời điểm này bức tranh kinh tế – xã hội của Quảng Ninh tiếp tục duy trì ổn định với nhiều điểm sáng. Đây là tiền đề quan trọng để Quảng Ninh hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2023 đạt trên 11%.

Đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 gồm 300 đại biểu đại diện cho 62 đoàn quốc tế và Việt Nam đến tham quan Vịnh Hạ Long. Ảnh: Minh Hà 

Bước đà vững chắc

Nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, BCH Đảng bộ tỉnh đã sớm ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU (ngày 28/11/2022) để lãnh đạo, chỉ đạo; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 128/NQ-HĐND (ngày 9/12/2022) về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND (ngày 13/1/2023) về kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023, với các giải pháp khả thi, nhằm phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2023 trên 11%.

Trong đó, xác định rõ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của từng quý, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực gắn với vai trò gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương. Căn cứ nhiệm vụ, kế hoạch được giao, các sở, ngành, địa phương sớm xây dựng kế hoạch triển khai, đảm bảo đúng, sát với tình hình thực tế. Đặc biệt, BCH Đảng bộ, BTV Tỉnh ủy đã đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo trong tình hình mới, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; rà soát, xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung kịp thời, nâng cao chất lượng ban hành các quy chế, quy định; ban hành các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách phát triển đúng đắn theo hướng thiết thực, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, toàn diện trên các lĩnh vực…

Lãnh đạo tỉnh và huyện Ba Chẽ kiểm tra giới tuyến Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342. (Ảnh: Trung tâm TT-VH Ba Chẽ)

Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm”, 9 tháng năm 2023, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đã ghi nhiều dấu ấn nổi bật, với tốc độ tăng trưởng GRDP khoảng 9,94%, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng ước tăng 9,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,19%; khu vực dịch vụ ước tăng 12,76%. Tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt gần 13 triệu lượt, tăng 41,7% so cùng kỳ; tổng doanh thu du lịch đạt 26.460 tỷ đồng, tăng 34,8%. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 14,15% so cùng kỳ. Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện đạt 40.678 tỷ đồng, bằng 75% dự toán tỉnh giao, tăng 4% so cùng kỳ; trong đó, thu nội địa đạt 28.678 tỷ đồng, tăng 3%; thu từ hoạt động XNK đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ.

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được tập trung triển khai, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài nguyên, môi trường, đất đai, thuế, hải quan. Đặc biệt, điểm sáng trong những tháng đầu năm 2023 là thu hút vốn đầu tư trong nước ngoài ngân sách đạt 45.372,6 tỷ đồng, tăng 5,5% so với kế hoạch, tăng 33,8% so cùng kỳ; thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI ước đạt 853,93 triệu USD, đạt 85,4% kế hoạch.

Công tác quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy tăng cường. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả; vị thế và uy tín của Quảng Ninh được nâng cao.

KCN Đông Mai (TX Quảng Yên) được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đón nhiều nhà đầu tư thứ cấp. Ảnh: Đỗ Phương

Thực hiện chủ đề công tác năm về “Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân”, Quảng Ninh tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng cải thiện, thay đổi, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, từ đó mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả phát triển. Tổng chi an sinh xã hội 9 tháng ước đạt 1.037 tỷ đồng, tăng 81% so cùng kỳ (cùng kỳ là 573 tỷ đồng); số lao động được tạo việc làm tăng thêm ước đạt 19.369 người, bằng 96,85% kế hoạch, gấp 2,04 lần so cùng kỳ.

Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành việc xóa nhà ở tạm, nhà dột nát mới phát sinh. Đây là một trong những chủ trương có ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn của tỉnh, bảo đảm mọi người dân Quảng Ninh đều được thụ hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Đây cũng là kinh nghiệm để hằng năm MTTQ tỉnh tiếp tục phát huy vai trò, sự chủ động tích cực trong huy động sức mạnh tổng hợp và mọi nguồn lực của xã hội để cùng chung tay thực hiện các chương trình an sinh xã hội, mang lại niềm hạnh phúc cho nhân dân.

CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK. Ảnh: Thu Hằng (CTV)

Dồn lực để về đích

Để đảm bảo tăng trưởng quý IV đạt 14,5%, cả năm 2023 đạt trên 11%; tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh quý IV đạt 13.165 tỷ đồng, cả năm 2023 đạt 54.000 tỷ đồng, Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong kịch bản. Mới đây, tại cuộc họp BTV Tỉnh uỷ đánh giá, kiểm điểm tình hình, kết quả công tác 9 tháng đầu năm và thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2023, các đại biểu đều nhấn mạnh, quỹ thời gian còn lại để về đích hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của cả năm, đặc biệt là nhiệm vụ thu NSNN, giải ngân vốn đầu tư công, đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10% không còn nhiều, bởi vậy áp lực càng lớn, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, nhất là lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thật sự trăn trở, năng động, coi trọng chất lượng, hiệu quả, thực tế của công việc.

Đặc biệt, đối với Quảng Ninh là địa phương có quy mô vốn đầu tư công rất lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng vừa tạo ra nguồn lực, vừa là động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế – xã hội nhanh, bền vững và là một trong những trụ cột quan trọng bảo đảm tăng trưởng GRDP, bởi vậy áp lực giải ngân rất lớn và dồn về các tháng cuối năm. Thực tế này đòi hỏi UBND các cấp và các cơ quan quản lý tập trung cao độ, quyết liệt khắc phục có hiệu quả khâu yếu kém, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đầu tư công, quản lý dự án đầu tư, có như vậy mới hoàn thành mục tiêu đề ra theo đúng chỉ đạo của Trung ương và nghị quyết của HĐND tỉnh.

Hành khách đi Cần Thơ làm thủ tục tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Hoàng Quỳnh

Cùng với những nhiệm vụ trên, toàn tỉnh phải tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong triển khai các nhiệm vụ còn lại của năm 2023. Trong đó, phải ưu tiên cao nhất cho việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới, kinh tế đêm, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về TTHC, công tác GPMB đối với các dự án mới; phát triển sản xuất kinh doanh đối với ngành than, điện, công nghiệp chế biến, chế tạo. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách gắn với làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu ở các cấp ngân sách, các cơ quan quản lý liên quan trong việc không triển khai và để chậm triển khai các dự án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tăng cường giám sát, kiểm soát các khoản dự toán chi thường xuyên đã bố trí, phân bổ trong dự toán.

Đồng thời với đó, các địa phương tiếp tục tập trung triển khai chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023; tập trung đôn đốc, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy chủ đầu tư các dự án đầu tư trong KCN, KKT đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư đối với 3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân KCN tại TX Quảng Yên và TP Hạ Long đã được khởi công năm 2022; tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ để từ nay tới cuối năm phấn đấu khởi công 5 dự án nhà ở công nhân KCN, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân ngành than.

Song song với đó, tiếp tục tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, nhất là chấp hành nguyên tắc, quy chế, quy trình công tác Đảng; kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực thi kỷ luật Đảng, đặc biệt là các tổ chức đảng mang tính đặc thù, tiềm ẩn những yếu tố có thể dẫn tới buông lỏng hoặc vi phạm nguyên tắc Đảng; thực hiện nghiêm Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tiếp tục chấn chỉnh tác phong làm việc, nhất là tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu quyết tâm, quyết liệt, sợ trách nhiệm, không dám đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong một số cán bộ, công chức, viên chức.



Nguồn

Cùng chủ đề

TP Hạ Long khởi công các dự án hạ tầng thiết yếu tại các xã vùng cao

Chiều 28/12, TP Hạ Long long trọng tổ chức lễ khởi công dự án Đầu tư cải tạo hạ tầng khu vực trung tâm các xã Đồng Sơn, Dân Chủ và dự án Xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung tại xã Đồng Sơn. Đây là các dự án hạ tầng xã hội thiết yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân khu vực...

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các...

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

Quảng Ninh vượt qua năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong đó là sự tàn phá khốc liệt của cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề trên 28.000 tỷ đồng, tương đương giảm 0,65% tăng trưởng GRDP của tỉnh, chiếm khoảng 1/3 tổng thiệt hại của cả nước. Song với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn, tập trung thực hiện chủ đề công tác...

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế

Để cải thiện vai trò vị thế của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã thực hiện phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế, giúp chị em vươn lên làm giàu chính đáng. Trên cơ sở bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh và tình hình kinh tế của các địa phương, các cấp Hội phụ nữ đã vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ...

TP Móng Cái: Hoàn thành và vượt 18/20 chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XXIV của Đảng bộ thành phố, đến nay Móng Cái đã hoàn thành và vượt 18/20 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững; thành phố không còn hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần, chỉ số “hạnh phúc” của nhân dân ngày càng được nâng cao. Một trong những điểm nhấn có tính đột phá trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng...

Cùng tác giả

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Thợ mỏ Than Hạ Long lên xe “0 đồng” về quê đón Tết

Sáng 23/1 (tức ngày 24 tháng Chạp), Công ty Than Hạ Long (TKV) tổ chức 13 chuyến xe miễn phí đợt 1 đưa 516 công nhân và người thân về quê ăn Tết trước một ngày. Theo kế hoạch, sáng 25/1, Công ty tiếp tục tổ chức 8 chuyến xe đợt 2 đưa hơn 300 CBCNV và gia đình về các tỉnh, thành: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất