Powered by Techcity

Đón khách siêu giàu – mỏ vàng du lịch: Cần dịch vụ riêng biệt, tinh tế

Khách du lịch hạng sang có xu hướng trải nghiệm dịch vụ sang trọng để khẳng định sự giàu có, quyền lực, địa vị nhưng cũng rất tinh tế về giá trị văn hóa, di sản. Các chuyên gia nhận định, phát triển du lịch hướng tới giới siêu giàu cần có chiến lược toàn diện. Dịch vụ du lịch nên được thiết kế riêng biệt cho đối tượng khách siêu giàu, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng đặc biệt của họ.

Việt Nam hấp dẫn giới siêu giàu

Nhóm khách hàng đặc biệt là giới tinh hoa, thượng lưu không những mang lại doanh thu cao cho các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch mà còn giúp nâng cao uy tín, danh tiếng của điểm đến. Việt Nam trong một vài năm trở lại đây cũng là điểm đến hấp dẫn những ngôi sao quốc tế, tỷ phú, doanh nhân tầm cỡ quốc tế.

CEO Apple Tim Cook có mặt tại Hà Nội tháng 4/2024, dành quỹ thời gian ít ỏi trong chuyến công tác để hóa thân thành khách du lịch thực thụ. Doanh nhân nổi tiếng cảm thán “không có nơi nào như Việt Nam – đất nước sôi động và xinh đẹp”. Ông đi dạo bên Hồ Gươm, thưởng thức món cà phê trứng nổi tiếng của Thủ đô.

CEO Tim Cook và nhiều sao Hàn ấn tượng với ẩm thực, cảnh quan ở Việt Nam

Đầu tháng 3/2024, tỷ phú Bill Gates và bạn gái có chuyến du lịch đến Đà Nẵng. Trong 4 ngày tại Đà Nẵng, Bill Gates cùng bạn gái tham quan bán đảo Sơn Trà, thưởng trà, ngồi thiền, ngắm thành phố trên đỉnh bàn cờ Ông Tiên, chơi tennis tại khu nghỉ dưỡng.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Tán Văn Vương nhìn nhận, sự kiện tỷ phú Bill Gates mang đến giá trị nhận diện, nâng cao vị thế và tăng hiệu ứng truyền thông cho điểm đến Đà Nẵng. Điều này góp phần thu hút khách quốc tế đến thành phố ngày càng nhiều, nhất là khách chất lượng cao.

Tại miền Bắc, tháng 12/2022, một chiếc trực thăng đưa các thành viên của đoàn khách tỷ phú người Mỹ đáp xuống thành phố Hà Giang. Cả đoàn có sáu thành viên gồm hai khách chính là tỷ phú người Mỹ và bạn gái. Sau đoàn khách này, trong năm 2023, khu nghỉ dưỡng ở Hà Giang tiếp tục đón hai đoàn khách siêu giàu là cặp đôi vợ chồng tỷ phú Thái Lan (tháng 9/2023) và đoàn khách các thiếu gia Mỹ (tháng 12/2023).

Giới siêu giàu Ấn Độ chọn resort ở Việt Nam làm nơi tổ chức lễ cưới

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) nhận định, nước ta có nhiều ưu thế về tài nguyên du lịch để thu hút và phục vụ khách du lịch siêu giàu.

“Tài nguyên thiên nhiên đặc sắc và sự tách biệt về mặt địa lý tạo nên những trải nghiệm du lịch khác biệt so với du lịch đại chúng. Những điểm đến như Phú Quốc, bán đảo Sơn Trà, Côn Đảo,… mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch biển đảo độc đáo. Ở mỗi vùng miền, khách đều có thể trải nghiệm nghệ thuật ẩm thực đa dạng và phong phú”, ông Chính phân tích.

Việt Nam cũng có các cảng tàu du thuyền cao cấp như bến du thuyền siêu sang ở Nha Trang và các cảng hàng không quốc tế có dịch vụ đón chuyên cơ.

Các doanh nghiệp của Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại được thiết kế riêng. Quan trọng hơn cả, Việt Nam tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt với những du khách cần không gian an ninh, an toàn và yên tĩnh.

Dịch vụ xa xỉ riêng biệt

Theo các chuyên gia du lịch, khách hạng sang thường có xu hướng trải nghiệm dịch vụ sang trọng để khẳng định sự giàu có, quyền lực, địa vị nhưng cũng rất tinh tế về giá trị văn hóa, di sản.

Một số khách mong muốn thỏa mãn nhu cầu khám phá hoặc lập kỷ lục mới, sẵn sàng trả hàng triệu USD cho những trải nghiệm du lịch xa xỉ đó. Phân khúc thị trường khách siêu giàu có thể kể tới doanh nhân nổi tiếng hoặc những chính khách, nhà lãnh đạo xuất chúng của một quốc gia đã nghỉ hưu, những siêu sao trong giới nghệ thuật, biểu diễn, thể thao,…

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Cty du lịch Visit Indochina cho rằng, các doanh nghiệp khai thác khách siêu giàu đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về trí tuệ trong từng dịch vụ, sản phẩm.

Bên cạnh cơ sở vật chất, doanh nghiệp cần khai thác sự độc đáo, dịch vụ duy nhất, đề cao tính nhân văn, tính riêng tư, giá trị văn hóa bản địa. Sự riêng tư và bảo mật là yếu tố hàng đầu trong phục vụ khách hạng sang.

“Du khách có nhu cầu thưởng thức ẩm thực ngon, trao đổi tiếp xúc với người địa phương, nghe những câu chuyện tại các điểm tham quan nổi tiếng, trải nghiệm các cơ sở vật chất sạch sẽ, sang trọng, tham quan thắng cảnh đẹp, giá trị kiến trúc lịch sử, không gian trong lành.

Để tạo khác biệt, mỗi doanh nghiệp nên tìm ra một triết lý riêng để phục vụ du khách, yêu cầu phải độc đáo, duy nhất, nổi bật và khó có thể so sánh được”, ông Thủy nói.

Có thể khái quát thành công thức xây dựng sản phẩm du lịch cao cấp là cá nhân hóa dịch vụ phục vụ cao cấp 5 giác quan của du khách và phục vụ giác quan thứ sáu của con người (có thể là triết lý mới trong phục vụ du lịch, hoặc đề cao các giá trị văn hóa bản địa, nhân văn, xã hội trong sản phẩm du lịch).

Ông Phạm Hà, CEO LuxGroup cho biết được một số đoàn thuê riêng du thuyền hạng sang ở Hạ Long, Nha Trang. Gần nhất có thể kể tới đoàn khách chọn dịch vụ 7 ngày 6 đêm, hoặc đoàn 2 khách Trung Đông có 8 ngày đi tua riêng, bí mật và dịch vụ thửa theo yêu cầu từng ngày.

Khách hạng sang chi tiêu cao, với yêu cầu chi tiết tới từng bữa ăn, chiếc xe di chuyển, thậm chí đòi hỏi CEO công ty lữ hành đón đưa ở sân bay hoặc tổng giám đốc khách sạn tới chào hỏi riêng. Điều quan trọng là không phải chờ đợi, trải nghiệm cần độc đáo và riêng tư.

“Họ muốn độc lạ, dịch vụ thửa theo yêu cầu, không phải lo lắng gì, nhận được những thứ tốt nhất của tốt nhất”, ông Phạm Hà nói.

Chuyên gia du lịch Hoàng Nhân Chính nêu quan điểm, phát triển du lịch siêu giàu cần có chiến lược toàn diện ở các cấp độ. Trên cấp độ quốc gia, chính sách thuận lợi về thị thực cho du khách siêu giàu là yếu tố quan trọng. Việc nghiên cứu thị trường khách du lịch siêu giàu để xác định rõ nét chân dung khách hàng và thị trường cũng như thị phần mục tiêu cũng cần thiết.

Cần xây dựng chiến lược quảng bá trên truyền thông quốc tế, chú trọng tới thị trường có mức chi trả cao như châu Âu (Bắc Âu và Tây Âu), Mỹ, Úc, Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…

Đối với địa phương, việc quảng bá điểm đến đặc thù của địa phương từng đón những du khách siêu giàu, những nhân vật nổi tiếng đến những nơi như Phú Quốc, bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), và Côn Đảo là cách tiếp cận hiệu quả”, ông Chính nói.

Từ góc độ doanh nghiệp, dịch vụ cao cấp từ khách sạn đến nhà hàng và dịch vụ đi kèm là điều không thể thiếu. Các dịch vụ này cần được thiết kế riêng biệt cho đối tượng khách siêu giàu, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng đặc biệt của họ.




Bảo mật thông tin

Sự riêng tư và bảo mật là yếu tố hàng đầu trong phục vụ khách hạng sang. Tuy nhiên, đây là một thách thức trong bối cảnh bùng nổ thông tin qua mạng xã hội. Thực tế này yêu cầu các doanh nghiệp cam kết mạnh mẽ về bảo mật thông tin khách hàng, chặt chẽ trong khâu tổ chức thực hiện. Bà Nguyễn Thị Thu Sự, Giám đốc vận hành Papiu resort (Hà Giang) – nơi tiếp đón đoàn tỷ phú Mỹ – khẳng định, sự riêng tư là yêu cầu quan trọng nhất. Đoàn khách đưa ra các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn, sở thích đồng thời cũng sẵn sàng thảo luận để cơ sở lưu trú có thể đáp ứng. Yêu cầu khó, nhưng họ luôn cởi mở trong việc phối hợp, với cách làm việc chuyên nghiệp.

Ông Hoàng Nhân Chính phân tích, một trong những bất cập trong việc đón khách hạng sang là Việt Nam chưa có chính sách thị thực riêng cho cá nhân thuộc giới siêu giàu, những người có tầm ảnh hưởng lớn và những người đi du lịch cùng họ (nhóm gia đình và những người phục vụ riêng). “Giới siêu giàu muốn nghỉ dưỡng ở những địa điểm được bảo vệ môi trường, vệ sinh điểm đến tốt. Điều này đòi hỏi các cơ sở du lịch cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và bảo vệ môi trường”, ông Chính nêu.




Chi mạnh cho trải nghiệm táo bạo

Giới siêu giàu có nhiều ý tưởng du lịch sáng tạo để khẳng định đẳng cấp. Tháng 4/2022, ba hành khách đã trả khoảng 55 triệu USD mỗi người để lên tên lửa SpaceX và được phóng lên trạm vũ trụ quốc tế. Một số đông khác sẵn sàng chi trả 100.000 USD cho chuyến đi đến Nam Cực. Những trải nghiệm du lịch táo bạo càng đòi hỏi sự an toàn đi kèm, tránh để xảy ra tai nạn thảm khốc như nổ tàu ngầm khi đang trên đường tới thám hiểm xác Titanic hồi tháng 6/2023.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Năm 2024, ngành Du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, định hướng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch lớn đã được tổ chức ở trong nước và quốc tế. Kết quả, ngành Du lịch đã đạt được nhiều chỉ tiêu ấn tượng về lượt khách và doanh...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Vân Đồn: Tạo hấp dẫn thu hút khách du lịch 4 mùa

Vân Đồn nổi tiếng là điểm đến du lịch biển đảo, đặc biệt thu hút hàng nghìn du khách dịp hè. Chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội độc đáo dịp thu đông để đưa Vân Đồn sôi động 4 mùa trong năm. Vừa qua, huyện Vân Đồn tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân....

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Cùng tác giả

Thông báo lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh Nguyễn Tiến Văn), sinh ngày 20/8/1922; quê quán: Xã...

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2024, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Thắng lợi nhờ chuyển dịch đơn hàng bất ngờ Sáng 25/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động năm 2024 và...

TP Hạ Long: Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Chiều 25/12, thành phố Hạ Long tổ chức lễ truy tặng danh hiệu cao quý cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho mẹ Phạm Thị Ất có đại diện thân nhân gia đình là bà Nguyễn Thị Hiên, trú tại khu 4, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long. Mẹ Phạm Thị Ất sinh năm 1915, sinh ra và lớn lên tại phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Mẹ có 2 con trai và 2...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Cùng chuyên mục

Nhìn lại năm 2024: Khởi sắc ngành Du lịch Việt Nam

Năm 2024, ngành Du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, định hướng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch lớn đã được tổ chức ở trong nước và quốc tế. Kết quả, ngành Du lịch đã đạt được nhiều chỉ tiêu ấn tượng về lượt khách và doanh...

Quảng Ninh: ‘Vịnh Hạ Long chưa bao giờ nằm trong danh sách Di sản lâm nguy’

Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) ông Vũ Kiên Cường khẳng định thông tin "UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới" là không có cơ sở và không chính xác. UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới là không chính xác Chiều 24/12, thông tin với báo chí, ông Vũ Kiên Cường - Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (BQL) đã bày tỏ quan điểm xung quanh thông...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Đà Nẵng vào 8 điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025

Đà Nẵng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp vào danh sách 8 điểm đáng du lịch ở châu Á năm 2025 của tạp chí Time Out. Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ ba trong 8 điểm lý tưởng để ghé thăm tại châu Á năm 2025. Chuyên trang du lịch nổi tiếng có trụ sở tại London, Anh, nhận xét thành phố biển của Việt Nam không đông đúc, có nhiều điểm vui chơi, trải...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Tour ẩm thực – sao sáng của du lịch Việt

Các chuyên gia đánh giá ẩm thực là lý do níu chân khách nước ngoài quay lại Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh nổi bật của du lịch Việt trên trường quốc tế. "Ẩm thực là con đường ngắn nhất để tìm hiểu văn hóa một điểm đến", Harvey Koi, du khách Dubai nói. Harvey lần đầu đến Việt Nam năm 2017, ghé thăm TP HCM và bị chinh phục bởi sự đa dạng ẩm thực của thành phố....

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Vân Đồn: Tạo hấp dẫn thu hút khách du lịch 4 mùa

Vân Đồn nổi tiếng là điểm đến du lịch biển đảo, đặc biệt thu hút hàng nghìn du khách dịp hè. Chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội độc đáo dịp thu đông để đưa Vân Đồn sôi động 4 mùa trong năm. Vừa qua, huyện Vân Đồn tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân....

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất